Tiết 87 + 88.
Viết bài tập làm văn số 5.
A. mục tiêu bài học:
Củng cố nhận thức lí thuyết về văn bản thuyết minh, vận dụng thực hành sáng tạo một văn bản thuyết minh đảm bảo cụ thể các yêu cầu, đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc, có các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, bình luận, những con số chính xác .nhưng vẫn phải phục vụ cho mục đích thuyết minh. Kiểm tra các bước chuẩn bị để viết văn bản.
B. Chuẩn bị: Giáo viên ra đề, đáp án, biểu điểm.
Học sinh ôn tập phương pháp thuyết minh các dạng đề.
C. Tiến trình: ổn định tổ chức.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới.
I.Đề bài : TM một danh lam thắng cảnh: Thủ đô Hà Nội
Giáo viên đọc đề, chép đề lên bảng.
Học sinh chép đề vào giấy kiểm tra.
II.Dàn bài
1.Đại cương
Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh (thường bằng một câu định nghĩa: chỉ ra đặc điểm)
Ngày soạn: 17/2/2009 Dạy:21/2/2009 Tiết 87 + 88. Viết bài tập làm văn số 5. A. mục tiêu bài học: Củng cố nhận thức lí thuyết về văn bản thuyết minh, vận dụng thực hành sáng tạo một văn bản thuyết minh đảm bảo cụ thể các yêu cầu, đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc, có các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, bình luận, những con số chính xác.nhưng vẫn phải phục vụ cho mục đích thuyết minh. Kiểm tra các bước chuẩn bị để viết văn bản. B. Chuẩn bị: Giáo viên ra đề, đáp án, biểu điểm. Học sinh ôn tập phương pháp thuyết minh các dạng đề. C. Tiến trình: ổn định tổ chức. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới. I.Đề bài : TM một danh lam thắng cảnh: Thủ đô Hà Nội Giáo viên đọc đề, chép đề lên bảng. Học sinh chép đề vào giấy kiểm tra. II.Dàn bài 1.Đại cương Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh (thường bằng một câu định nghĩa: chỉ ra đặc điểm) Thân bài: - Nêu vị trí của danh lam thắng cảnh. - Nêu lịch sử hình thành của danh lam thắng cảnh (hoặc xuất xứ của tên gọi). - Nêu các phần của danh lam thắng cảnh. - Miêu tả DLTC. - Nêu đặc điểm của DLTC. Kết bài: Lời đánh giá nhận xét về DLTC. c. VB TM một danh lam thắng cảnh: Thủ đô Hà Nội (dàn ý). 2.Chi tiết MB: Theo tài liệu TG nghiên cứu lịch sử các thủ đô ở vùng Nam á như Viên Chăn, Phnômpênh, Băng Kôc, Kualalămpua, Giakacta, thì trong số các thủ đô, Hà Nội là thủ đô nhiều tuổi hơn cả. TB: - Vị trí: Thủ đô Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng, phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía tây giáp tỉmh Vĩnh Phúc, phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hoà Bình. - Xuất xứ tên gọi: Thủ đô HN ngày nay xuất hiện trong lịch sử Việt Nam chính thức vào năm 1010 (mùa thu tháng 7 năm canh tuất) với tên gọi Thăng Long. Nhà vua đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Khi đoàn thuyền của nhà vua vừa cập bến sông Nhị (sông Hồng), có rồng vàng hiện ra, thấy điềm lành, vua Lí cho đổi tên Đại La thành Thăng Long (Rồng bay lên), nay là HN. HN được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp tạo nên. Do đó, HN gắn với sông Hồng mật thiết như con với mẹ. Xưa kia người ta đã gọi sông Hồng là sông Cái – sông Mẹ. Tên gọi Hà Nội có nghĩa là vùng đất bên trong sông. - Các điểm tham quan du lịch ở HN: + Chùa Một Cột: Là di tích lâu đời của HN, tên chữ là Diên Hựu, có nghĩa là phúc lành dài lâu. Chùa ở phía tây thành phố, xây dựng năm 1049 thời vua Lí Thái Tông. + Hồ Tây - Đường Thanh Niên – Chùa Trấn Quốc: là một quần thể cảnh đẹp ở phía tây bắc thành phố. Có thể ví đường Thanh Niên như một cái cầu bắc ngang hai hồ nước, một bên là Hồ Tây, một bên là hồ Trúc Bạch. + Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn: nằm ở vị trí trung tâm thành phố, giống như một lẵng hoa giữa lòng HN. Hồ gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Thái Tổ. + Vườn thú và công viên Thủ Lệ: ở phía tây thành phố, trên một khu đất rộng hơn 30 ha, có hồ nước, có thế đất tự nhiên như hình rồng lượn. + Chợ Đồng Xuân: đã có hơn 100 năm, là chợ lớn nhất HN, nơi hội tụ sản vật trên rừng dưới biển của cả nước. Chợ Đồng Xuân là chiến luỹ oanh liệt của các chiến sĩ cảm tử bảo vệ HN năm 1946. + Phố cổ – Phố Nghề: đặc điểm chung của các phố cổ HN là nhiều tên phố bắt đầu bằng chữ “Hàng”, tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó. VD: Hàng Đào, Hàng Thiếc, Hàng Mã, KB: Lới đánh giá danh lam thắng cảnh. - Thủ đô HN là trung tâm văn hoá chính trị của cả nước. - Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, HN còn là một trung tâm du lịch thu hút khách tham quan trong và ngoài nước III.Biểu điểm. + Phần MB – KB: Mỗi phần 1,5đ. Đảm bảo yêu cầu đúng chính tả, ngữ pháp diễn đạt, đủ nội dụng. + Phần thân: 3 phần: - Phần nguyên liệu đủ nội dung 1, 5 đ. - Phần cách làm hợp lí trình tự đầy đủ 4đ. - Phần yêu cầu thành phần đủ nội dung 1,5đ. + Yêu cầu chung: Nghĩa rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, chính xác, dễ hiểu. Giáo viên theo dõi học sinh làm bài. D.Củng cố: Giáo viên thu bài nhận xét bài kiểm tra. Hướng dẫn: Ôn tập, đọc bài tiếp theo. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 17/2/2009 Dạy:23/2/2009 Tiết 89: Câu trần thuật A Mục tiêu cần đạt :Giúp học sinh : -Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật .Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác -Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp. B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu hắt 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(5 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): nội dung hoạt động của giáo viên hình thức hoạt động của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:(15 phút): Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật -Cho HS quan sát các đoạn trích trong bảng phụ hoặc máy chiếu -Các câu này có dấu hiệu hình thức đặc trưng như những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán hay không? -Những câu này dùng để làm gì? -Nêu những đặc điểm chức năng của câu trần thuật ? -Trong các kiểu câu đã học, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? -Gọi HS đọc ghi nhớ tr 46 Hoạt động 2:( 22 phút) Hướng dẫn HS luyện tập -Bài 1: Cho HS làm miệng -Bài 2, 3, 4: Cho HS đọc trao đổi nhóm và trả lời miệng -Bài 5: Cho thi làm nhanh theo dãy -Bài 6: HS viết đoạn -HS đọc -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS đọc -HS làm miệng -HS trao đổi nhóm -HS thi làm nhanh theo dãy -HS tự viết I Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật Bài tập : -Chỉ có câu “Ôi Tào Khê!”có đặc điểm hình thức của câu cảm thán, còn tất cả những câu khác thì không. Những câu còn lại là câu trần thuật. -Trong a, các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của DT ta( câu1 và 2) và yêu cầu(câu3) -Trong b, các câu trần thuật dùng để kể (câu1) và thông báo ( câu 2). -Trong c, các câu trần thuật dùng để miêu tả hình thức của 1 người đàn ông (Cai Tứ) -Trong d, các câu trần thuật dùng để nhận định(câu2) và bộc lộ tình cảm, cảm xúc(câu3). -Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. -Ngoài những chức năng chính, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc, tình cảm. -Khi viết, câu TT kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi bằng dấu chấm than hoặc chấm lửng. -Câu trần thuật là kiểu câu được dùng nhiều nhất *Ghi nhớ : SGK tr 46 II Luyện tập Bài 1: a)Cả 3 câu đều là câu trần thuật +Câu 1: dùng để kể +Câu 2; 3: dùng để bộc lộ cảm xúc b)Câu 1: Câu TT dùng để kể Câu 2: câu cảm thán dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc Câu 3, 4: Câu TT dùng bộc lộ tình cảm, cảm xúc: cảm ơn Bài 2: Câu thứ 2 là 1 câu nghi vấn trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là 1 câu TT.Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt 1 ý nghĩa: Đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ khiến nhà thơ muốn làm 1 điều gì đó Bài 3: a)Câu cầu khiến b)Câu nghi vấn c)Câu trần thuật Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến( có chức năng giống nhau) Câu b, c thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu a Bài 4: Tất cả các câu trong phần này đều là câu trần thuật a, b: để cầu khiến Câu thứ nhất trong b: để kể Bài 5: HS tự đặt Bài 6: HS viết Củng cố –dặn dò :(2 phút ) -Cho HS nhắc lại nội dung bài học -Hoàn chỉnh bài tập . -Soạn bài :Chiếu dời đô Tiết 90: chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Lý công uẩn ( 974-1028) A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Thấy được khát vọng của nhân dân ta về 1 đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “Chiếu dời đô” -Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô”là sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm.Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị tranh minh hoạ cho bài chiếu 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(5 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): Định đô lập nước là một trong những công việc quan trọng nhất của một quốc gia. Với khát vọng xây dung đất nước Đại Việt hùng mạnh và bền vững muôn đời. Sauk hi được triều Trần suy tôn làm vua, Lý Công Uẩn đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quy định rời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (sau đổi tên thành Thăng Long). Vua ban “Thiên đô chiếu” cho triều đình và nhân dân được biết Nội dung hoạt động của giáo viên hình thức hoạt động của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:(10 phút): Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung-Gọi HS đọc VB -Kiểm tra việc đọc chú thích của HS -Giới thiệu về tác giả Lý Công Uẩn ? -GV cho HS quan sát ảnh chân dung của TG và giới thiệu thêm về TG. -Nêu những hiểu biết của em về thể chiếu? -Xác định bố cục của VB? Hoạt động 2:( 17 phút) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản -Gọi HS đọc lại phần đầu -Theo suy luận của tg thì việc dời đô của các vua đời nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? -Kết quả của việc dời đô ấy? -Mở đầu bài chiếu, tg viện dẫn sử sách TQ nhằm mục đích gì? -Gọi HS đọc phần GQVĐ -Phần này tác giả nêu ra vấn đề gì? -Theo LCU, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư không còn thích hợp.Vì sao? -Đọc câu văn thể hiện tình cảm của tg ở đoạn này. -Phần kết bài, tg khẳng định vấn đề gì? -Thành Đại La có lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước? -Xác định trình tự lập luận của tác giả? -Tại sao kết thúc bài chiếu, LTT không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi “Các khanh nghĩ thế nào?”Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì? Hoạt động 3: (2 phút ):Hướng dẫn HS tổng kết -Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài chiếu? -Gọi HS đọc ghi nhớ : SGK tr 51 Hoạt động 4: (7 phút ):Hướng dẫn HS luyện tập Cho HS thảo luận lớp bài tập luyện tập sgk tr 52 -HS đọc -HS trả lời -HS quan sát ảnh -HS trả lời -HS trả lời -HS đọc -HS trả lời -HS trả lời -HS trao đổi nhóm nhỏ -HS đọc -HS trả lời -HS trả lời -HS đọc -HS trả lời -HS trả lời -HS trao đổi lớp HS trao đổi lớp -HS thảo luận lớp -HS thảo luận lớp I Đọc và tìm hiểu chung 1*Đọc 2. chú thích 3.Tác giả Tác phẩm -Tức Lý Thái Tổ -Người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang(nay là làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) -Khi Lê Ngoạ Triều mất, được tôn làm vua, lấy niên hiệu Thuận Thiên, quyết định dời đô về Đại La(HN) 4.*Thể chiếu : SGK , *5.Bố cục : Đoạn 1:Nêu vấn đề: TG đã dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên TQ Đoạn 2: Giải quyết vấn đề: Soi sử sách vào tình hình thực tế, nhận xét 2 tri ... c hình ảnh sưu tầm qua các phương tiện điện tử, các thông tin từ mạng b/ Kiến thức chung về môn học :Như trên 2/ Về trang thiết bị / Đỗ dùng dạy học a/ Trang thiết bị - đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT Phần cứng: Phần mềm: b/ Trang thiết bị - đồ dùng dạy học khác III/ Chuẩn bị cho bài giảng 1/ Chuẩn bị của giáo viên a/ Soạn giáo án: - Chuẩn bị kiến thức về thể chiếu. - Chuẩn bị kiến thức lịch sử về Lý Công Uẩn và thời đại ra đời của bài chiếu. - Chuẩn bị các kiến thức về Thăng Long – Hà Nội xưa và nay. b/ Phương tiện: Sưu tầm tài liệu, tư liệu, hình ảnh về Hà Nội, tượng đại Lý Thái Tổ, bài hát về Hà Nội. c / Phương pháp: Đọc diễn cảm (Giọng độc của Nghệ sỹ) Phương pháp đàm thoại kết hợp giảng bình. Phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp thuyết minh(hình ảnh ,tư liệu...) Phương pháp tích hợp với các bộ môn Lịch Sử, Địa lý Mỹ thuật, âm nhạc... 2/ Chuẩn bị của học sinh - Soạn bài - Sưu tầm tranh ảnh, bài hát về Hà Nội tươi đẹp và anh hùng. - Ôn lại kiến thức về văn bản nghị luận. IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học. 1/ Ôn định tổ chức (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ (3 phút) 3/ Giới thiệu bài mới: (3 Phút) Cách 1: Phát bài hát Người Hà Nội qua hình ảnh tượng đài Lý Công Uẩn ở Hà Nội ,từ đó giới thiệu Hà Nội ngược dòng lịch sử về đất kinh đô Thăng Long gắn với văn kiện lịch sử Chiếu dơi đô Cách 2: Năm 1010 đi vào lịch sử như một mốc sơn với sự kiện trọng đại – Thăng Long trở thành kinh đô của nước ta – Trung tâm kinh tế chính trị văn hoá lớn nhất cả nước. Cách 3: Ai đi về Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống lạc hồng Từ độ mang gương đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Hà Nội mến yêu mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ, tiêu biểu cho các giá trị văn hoá tinh thần của nước Việt Nam. Cũng là nơi đô thị sầm uất hàng đầu của nước ta suốt hơn mười thế kỷ qua. Vậy Hà Nội của chúng ta trở thành Thủ đô bắt đầu từ bao giờ, bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết điều đó. Nội dung hoạt động của giáo viên Hình thức hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (10 phút): Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung -Qua sự chuẩn bị đọc ở nhà ,em hãy nêu cách đọc văn bản này. * Phát lại qua phương tiện điện tử bài “Chiếu dời đô”qua sự thể hiện của nghệ sĩ. -GVkiểm tra việc đọc chú thích của HS ? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tg Lý Công Uẩn? *Trình chiếu hình ảnh và nơi thờ Vua Lý Công Uẩn ?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài chiếu? *Trình chiếu bút tích văn bản “Chiếu dời đô” ?Nêu các đặc điẻm cơ bản của thể chiếu trên cácphương diện: mục đích ,nội dung,hình thức ? *Trình chiếu tranh “Nhà vua ban chiếu” ?Bài chiếu này thuộc kiểu văn bản nào em đã học ?Vì sao em xác định như vậy ? ?Vấn đề nghị luận của bài chiếu này là gì? ?Nêu bố cục của bài nghị luận này? Hoạt động 2 (17 phút): Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chi tiết *Phát qua phương tiện điện tử đoạn 1(hoặc gọi HS đọc đoạn 1) ?Luận điểm 1 là gì? ?Luận điểm này được làm sáng rõ bằng những luận cứ và những dẫn chứng nào? ?Theo suy luận của tác giả thì việc rời đô của nhà Chu _Thương nhằm mục đích gì? Kết quả ra sao? ?Mở đầu bài chiếu ,tác giả viện dẫn sử sách nhằm mục đích gì? ?Em hãy nhận xét về những chứng cớ mà tác giả đưa ra ở đây? ?Y định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử cho thấy ý chí mãnh liệt nào của Lý Công Uẩn và nhân dân ta thời Lý? ?Từ chuyện xưa ,tác giả liên hệ phê phán 2 triều đại Đinh ,Lê như thế nào ? Kết quả ra sao? ?Em có nhận xét gì về giọng điệu câu “Trẫm ...đó” ?Thể hiện tình cảm gì của nhà vua? ?Như vậy ,tính thuyết phục của lý lẽ được tăng lên nhờ yếu tố nào ở đây? *Tích hợp ?Bằng những kiến thức và hiểu biết về lịch sử,địa lý em hãy giải thích vì sao nhà Đinh Lê phải đóng đô ở Hoa lư? *Trình chiếu địa hình của Hoa Lư và cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) ?Như vậy ,khi giải thích lý do rời đô ,Tg đã bộc lộ ý chí và khát vọng gì ? *Bình Dời đô là theo đúng quy luật của đất nước .Dời đô là noi gương sáng ,không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước .Dời đô là để đưa nước ta đến hùng mạnh lâu dài .Đó là ý chí tự cường ,khát vọng đổi thay đất nước của nhà vua cũng như ND ta thời đó -Đọc đoạn 2 ?Luận điểm 2 là gì? * Câu hỏi thảo luận nhóm: ?Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô ? (Chú ý vị trí địa lý, hình thế sông núi, sự thuận tiện trong giao lu phát triển.) ?Đại La được tg tiên đoán như thế nào? ?Em có nhận xét gì về các chứng cớ tg đưa ra ở đây? ?Tìm những câu văn mang tính chất đối xứng ,sóng đôi? *Đưa bảng phụ *Trình chiếu lược đồ Hoa Lư tới Hà nội và một số hình ảnh đẹp về cảnh đẹp và dân cư Hà Nội chứng minh cho lời tiên đoán của Lý Công Uẩn ?Cuối bài chiếu Lý Công Uẩn tuyên bố điều gì ? ?Tại sao Lý Công Uẩnkhông ra mệnh lệnhmà lại đặt câu hỏi ở đây? cách kết thúc như vậy có tác dụng gì ? Hoạt động 3:2Phút –hướng dẫn HS tổng kết ?Vì sao bài chiếu có sức thuyết phục cao? * Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất cho ý kiến sau: Việc chiếu dời đô ra đời đã phản ánh ý chí độc lập tự cờng và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt A. Chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ B. Thế và lực của dân tộc Đại Việt sánh ngang hàng với phơng Bắc C. Thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối và dựng xây đất nước độc lập tự cường D. Cả ba ý kiến trên Hoạt động 4:(5Phút )–hướng dẫn HS luyện tập Hoạt động5: Củng cố-Dặn dò (4 phút) *Câu hỏi liên hệ mở rộng và khái quát kiến thức ?Sự đúng đắn của quyết định dời đô về Đai La được minh chứng như thế nào trong lịch sử nước ta? *Trình chiếu qua phương tiện điện tử hình ảnh về Hà Nội (Xưa –nay)-Luôn xứng danh là trung tâm anh hùng trong chiến đấu và phát triển của đất nước HS trả lời HS nghe HS đọc HS trả lời HS quan sát HS trả lời HS quan sát HS trả lời HS quan sát HS trả lời HS trả lời HS nghe HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS thảo luận nhóm HS trả lời HS quan sát HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS quan sát I.Đọc,Tìm hiểu chung 1.Đọc -Thể hiện 2 sắc thái giọng điệu :mạnh mẽ khi công bố mệnh lệnh,mềm mại khi bộc lộ tâm tình -Ngắt giọng theo dấu ngắt ý,nhất là các câu văn biền ngẫu 2.Chú thích -mệnh:ý trời,trời định -vận:thời cơ ,vận hội -khanh: từ vua gọi bầy tôi 3.Tác giả, tác phẩm a.Tác giả -Lý Công Uẩn(974-1028)- Lý Thái Tổ quê ởTừ Sơn – Bắc Ninh -Ông là người thông minh, nhân ái , có trí lớn, sáng lập ra vương triều Lý b.Tác phẩm -Năm1010 Vua Lý Công Uẩn viết bài chiếu này bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư(Ninh Bình )ra Đại La (Hà Nội). - Tác phẩm Viết bằng chữ hán ,Nguyễn Đức Vân dịch ra văn xuôi 4.Thể “Chiếu” Mục đích: Do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Nội dung: Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước. Hình thức: Được viết bằng văn xuôi (văn vần) có xen những câu văn biền ngẫu. 5.Phương thức biểu đạt:Nghị Luận - Trình bày vấn đề bằng thức lập luận để thuyết phục người nghe tư tưởng dời đô của tác giả -Sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La 6.Bố cục : 3 phần Khẳng định quyết tâm dời đô Nêu lí do chọn thành Đại La làm nơi định đô Phần III: Còn lại Phần I: Từ đầu .. -> không thể không dời đổi Nêu lí do dời đô Phần II: Huống gì .. -> muôn đời II.Đọc và tìm hiểu chi tiết 1.Lý do dời đô cũ a.Nêu lịch sử -Nhà Thương năm lần dời đô. -Nhà Chu ba lần dời đô. -Mđ: mưu toan nghiệp lớn (phát triển đất nước, xây dựng tương lai ) ốKết quả:Thịnh vượng( Theo ý trời ,hợp ý dân) GV : Như vậy việc dời đô đã có tiền lệ, không có gì bất thường, vừa phù hợp với đạo trời, vừa thuận lòng dân ðTâm lý dựa vào mệnh trời ,noi theo tiền nhân của người trung đại ốnêu sử sách để làm tiền đề cho lý lẽ *Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén ,dẫn chứng lịch sử tiêu biểu thuyết phục ðMuốn noi gương sáng các triều đại PK phương Bắc để đưa nước ta đến sự hùng mạnh lâu bền. b .Thực tế nhà Đinh, Lê - Nhà Đinh, Lê không dời đô - Hậu quả:Suy vong.( Triều đại không được lâu bền ,trăm họ hao tổn, muôn vầt không thích nghi ) =>Trái ý trời, ý dân(không học theo cái đúng của người xưa) ốBày tỏ nỗi lòng chân thành xúc động, lo lắng cho dân cho nước *Tình cảm chân thành ,sâu sắc làm tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận GV:Do ý chí dời đô quá mãnh liệt nên vua Lý Công Uẩn chưa thông cảm với 2 triều Đinh ,Lê khách quan nhìn nhận thì 2 triều đó chưa đủ lực ,buộc phải định đô ở Hoa lư,Dựa vào địa hình hiểm trở để chống ngoại xâm ốKhẳng định sự cần thiết phải dời đô từ từ Hoa Lư(Ninh Bình )ra Đại La (Hà Nội). ốThể hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng mạnh sánh ngang các triều đình PK phương bắc 2. Nguyên nhân chọn Đại La -Về mặt lịch sử: Nơi xưa Cao Vương đóng đô -Về mặt địa lý:Trung tâm, có núi có sông, đất rộng, bằng, cao thoáng. -Về văn hoá chính trị: là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu. =>Hội tụ đủ mọi điều kiện để đặt kinh đô ốKinh đô bậc nhất của các đế vương muôn đời *NT:- Chứng cớ được phân tích trên nhiêu phương diện (lịch sử ,địa lý, dân cư...) -Câu văn biền ngẫu ,súc tích Hội đủ điều kiện để đặt Kinh đụ Đại La Về lịch sử Cao Vương đóng đô Về địa lí Trung tâm của trời đất Về văn hoá Mảnh đất thịnh vượng 3. Ban lệnh dời đô "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?“ ( Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà ?) -Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi ốTạo sự đồng cảm, thuyết phục người nghe bằng tình cảm bên cạnh những lí lẽ chặt chẽ. III/ Tổng kết –Ghi nhớ 1.Nghệ thuật -Hệ thống lập luận chặt chẽ. - Ngôn ngữ mang tớnh chất đối thoại. -Kết hợp hài hoà giữa lý và tình 2.Nội dung Thể hiện khát vọng của nhân dân về một đất nớc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cờng của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. *Ghi nhớ :SGK (HS đọc) IV/ Luyện tập 1.Qua bài chiếu ,em hiểu gì về nhà vua Lý công Uẩn ? (Lý công Uẩn là người có lòng yêu nước sâu sắc,có tầm nhìn sáng suốt về vận mệnh cuả đất nước và có niền tin mãnh liệt vào tương lai của dân tộc...) 2. Trong phần I, lý do dời đô được trình bày theo trình tự như thế nào ? Vẽ sơ đồ lập luận về luận điểm “Lợi thế thành Đại La” và cả bài học 3.Nhận xét cách lập luận của tác giả?(Em học được gì về cách viết văn nghị luận qua bài chiếu này) V. Củng cố-Dặn dò GV:Quyết định và lời tiên đoán của vua lý Thái Tổ về tương lai tốt đẹp của kinh đô mới trên đất Đại La cho thấy tầm nhìn sáng suốt của 1 vị vua hoàng đế cách chúng ta hơn 1000 năm .Từ đó mở ra 1000 năm Thăng Long -Đông Đô -Hà Nội huy hoàng ,đáp ứng nguyện vọng của của dân tộc ta về 1đất nước thống nhất, hùng cường và vững bền muôn thuở.
Tài liệu đính kèm: