A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm vui sảng khoái của Hồ Chí Minh trong những ngày sống và làm việc gian khổ ở Pác Bó, qua đó thấy được vẻ đẹp của tâm hồn Bác.
- Thấy được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.
3. Thái độ: Kính trọng và noi gương Bác.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án,tranh ảnh liên quan.
2. Học sinh: Chuẩn bị kĩ bài như đã hướng dẫn.
Ngày soạn: 20/1/07 Tiết 81: TỨC CẢNH PÁC BÓ (Hồ Chí Minh) A Mục tiêu:* Giúp học sinh: 1. Kiến thức - Cảm nhận được niềm vui sảng khoái của Hồ Chí Minh trong những ngày sống và làm việc gian khổ ở Pác Bó, qua đó thấy được vẻ đẹp của tâm hồn Bác. - Thấy được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật. 3. Thái độ: Kính trọng và noi gương Bác. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án,tranh ảnh liên quan. 2. Học sinh: Chuẩn bị kĩ bài như đã hướng dẫn. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p) II. Bài cũ : (3p) Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Khi con tu hú”. III Bài mới: 1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài Gv hỏi hs ở lớp 7 các em đã học những bài thơ nào của Hồ Chí Minh. Sau đó gv chuyển tiếp vào bài. 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 2(7P) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung. Gv hướng dẫn cách đọc. gọi hs đọc. gv đọc mẫu. Gọi hs đọc phần chú thích. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hoạt động 3:(25p) .Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. Em có cảm nhận gì về giọng điệu chung của bài thơ? Gọi hs đọc hai câu cầu? Câu thơ đầu nói về việc gì? Nhận xét về giọng điệu của câu đầu? Nhịp thơ như trên gợi cho ta thấy nơi ở, nếp sinh hoạt của Bác như thế nfao? Hs trao đổi, trả lời. Câu thơ thứ hai nói về việc gì trong sinh hoạt của Bác? Cháo bẹ rau măng là những thực phẩm như thế nào? Em hiểu từ sẵn sàng và nghĩa của câu này như thế nào? Hs thảo luận ( Có thể có nhiều ý kiến khác nhau) Gv đinh hướng, bình thêm. Gọi hs đọc hai câu cuối Hai câu cuối nói về việc gì? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ? Theo em ở câu cuối từ nào là quan trọng nhất? Rút ra những nhận xét về nội dung và nghệ thuật? Hs trả lời. Gv chốt lại Hoạt động 4: Luyện tập Hs làm. Gv nhận xét. I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung. 1. Đọc: giọng vui, hóm hỉnh 2. Chú thích: 3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt II. Tìm hiểu văn bản 1.Giọng điệu chung của bài thơ:giọng thoải mái, vui đùa hóm hỉnh. Thể hiện cảm giác vui thích, sảng khoái. 2.Phân tích. a. Hai câu đầu Sáng ra bờ suối/tối vào hang Nói về việc ở và sinh hoạt hàng ngày của Bác Giọng thoải mái, phơi phới.Nhịp 4/3tạo hai vế sống đôi-nhịp nhàng ->Tâm trạng thoải mái, ung dung, hoà điệu với nhịp sống núi rừng, thú vui lâm tuyền. Câu 2 Cháo bẹ rau măng đã sẵn sàng “sẵn sàng”: -Lúc nào cũng có, cũng sẵn sàng, không thiếu. -Tuy vật chất thiếu thốn nhưng tinh thần của Bác lúc nào cũng sẵn sàng. -> Kết hợp cả hai ý: vừa thực vừa nghiêm, vừa đùa vui vừa vượt lên gian khổ. 2. Hai câu cuối: *Nói về công việc Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng “ Chông chênh”( tạo hình, gọi cảm),“ dịch sử Đảng” toàn vần trắc-> câu thơ khoẻ khoắn, hình tượng trung tâm được khắc hoạ chân thực, sinh động lại vừa mang tầm vóc lớn lao. Cuộc đời cách mạng thật là sang “Sang”: thi nhãn-> tự nhìn nhận về cuộc sống của mình, quan niệm sống của Bác. 3. Tổng kết. a. Nội dung: Thể hiện quan niệm sống, niềm vui thích thật sự, thú lâm tuyền của Bác. b. Nghệ thuật: Kết hợp giữa chất cổ điển và hiện đại. IV. Luyện tập Chép những câu thơ nói về niềm vui với cái nghèo, thú lâm tuyền trong thơ NGuyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến. D.Củng cố, dặn dò:(5p) * Củng cố:khái quát lại các nội dung chính. * Dặn dò: - Học bài.Soạn bài Vọng Nguyệt, Tẩu lộ
Tài liệu đính kèm: