Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 79: Văn bản Hai chữ nước nhà - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 79: Văn bản Hai chữ nước nhà - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ

- Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử.

- Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.

3. Thái độ

 Trân trọng những giá trị truyền thống yêu nước của dân tộc.

II.KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng tư duy sáng tạo

3. Kĩ năng tự quản bản thân

4. Kĩ năng tự nhận thức

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 79: Văn bản Hai chữ nước nhà - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09 / 01/ 2011
Ngày giảng: 12/ 01/ 2011
Bài 20
Tiết 79 Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản: Hai chữ nước nhà
 Trần Tuấn Khải
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ
- Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử.
- Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
3. Thái độ
 Trân trọng những giá trị truyền thống yêu nước của dân tộc.
II.Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng tư duy sáng tạo
3. Kĩ năng tự quản bản thân
4. Kĩ năng tự nhận thức 
III. chuẩn bị
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
Đọc diễn cảm khổ thơ 1+ 2 của bài thơ ông đồ và cho biết nội dung của văn bản
- HS đọc đúng bài thơ
- Nội dung: Khắc họa hình ảnh ông đồ thể hiện niềm tiếc nuối cho những giá trị văn hóa đang bị tàn phai.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’) 
Trần Tuấn KhảI là nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỉ XX. ông thường mượn đề tài lịch sử để kí thác tâm sự yêu nước, cổ vũ đồng bào. Bài thơ Hai chữ nước nhà là bài thơ mượn đề tài lịch sử thầm kín nói lên tư tưởng yêu nước, ý chí cứu nước của nhân dân ta.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. Đọc- hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Đọc đúng văn bản
- Trình bày được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm
- Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ
- Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
GV HD học sinh đọc văn bản: đoạn thơ rất đa dạng về cảm xúc ( khi nuối tiếc, lúc tự hào, khi căm uất, tha thiết) cần đọc diễn cảm thể hiện những cảm xúc đó.
- GV đọc mẫu, HS đọc
- GV nhận xét và uốn nắn
H.Nêu những nét khái quát về tác giả?
- HS trả lời, GV khái quát
H. Nêu xuất xứ của đoạn trích?
Phần đầu của bài thơ Hai chữ nước nhà bài thơ gồm 101 câu
H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Thể thơ: song thất lục bát rất thích hợp cho việc bộc lộ cảm xúc thống thiết.
H. Theo em trong văn bản chú thích nào là khó và quan trọng? Vì sao?
- HS trả lời, GV chốt
H. Văn bản có thể chia làm mấy phần và nội dung từng phần?
3 phần
- 8 câu đầu: tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn
- 20 câu tiếp: hiện tình đất nước và nỗi lòng của người ra đi
- 8 câu cuối: lời trao giử sự nghiệp cho con
H. Theo dõi phần đầu văn bản cho biết cảnh tượng cuộc chia li diễn ra trong hoàn cảnh nào? 
- Hoàn cảnh: người cha bị bắt sang TQ không có ngày gặp lại
H. Có gì đặc biệt trong cuộc chia li của Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi?
- Ông bị giặc minh bắt sang TQ, không mong ngày trở lại
H. Các từ ngữ “ mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu” gợi không khí gì của cuộc chia li? 
- Cảnh tượng: núi rừng biên giới. không khí buồn, thê lương, đe dọa con người.
H. Trong bối cảnh ấy tâm trạng người cha ra sao?
- Tâm trạng của người cha đau đớn, xót xa tột cùng
H, Những cụm từ “ hạt máu nóng, hồn nước, thân tàn lần bước dặm khơi, châu rơi” có tác dụng gì? có phù hợp với hoàn cảnh không?
- Gợi không khí nghiêm trang, thiêng liêng như lời trăng trối khiến người đọc xúc động.
- Đọc 20 câu thơ tiếp
H. Chú ý những câu đầu p2, cho biết người cha nhắc đến lịch sử lịch sử dân tộc qua những câu thơ nào?
- 4 câu đầu
H.Qua những câu thơ ấy, đặc điểm nào của dân tộc được nói tới?
- Truyền thống dân tộc, nòi giống cao quý có lịch sử lâu đời, có những người anh hùng DT hào kiệt
H.Tại sao khuyên con trở về cứu nước, cứu nhà người cha lại nhắc đến lịch sử hào hùng của DT?
- Người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng trong người con.
H. 8 câu thơ tiếp “ bốn phương” nói về điều gì?
- Tình cảnh đất nước dưới ách đô hộ xâm lược của giặc Minh.
H. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong câu thơ?
- sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng “ bốn phươngbừng bừng” “ Xương rừng máu sông”
H, Những hình ảnh ấy gợi lên tình cảnh đất nước như thế nào?
- Đất nước bị giặc hủy hoại, nhân dân khốn cùng
H.Nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ , giọng điệu trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?
 Bằng việc sử dụng những từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh ( kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than) giọng điệu lâm li thống thiết thể hiện nỗi phẫn uất, hờn căm, Mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, đau đớn, cay đắng.
H. Theo em nỗi đau ấy có phải của riêng người cha không? vì sao?
- HS thảo luận nhóm bàn 1’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- Gv chốt: của cả dân tộc, thiêng liêng  cũng là nỗi lòng của tác giả, người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX
H.Những câu thơ nào diễn tả cảnh ngộ người cha?
- 3 câu thơ đầu
H.Các chi tiết “ tuổi già sức yếu, đành chụi bó tay, thân lươn bao quản” cho thấy người cha trong cảnh ngộ như thế nào?
- già yếu, bị bắt, không còn địa vị, là cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực
H.Nhận xét của em về giọng điệu của đoạn thơ? 
Thống thiết chân thành
H.Tại sao khi khuyên con trở về tìm đường cứu nước, người cha lại nói đến cảnh ngộ bất lực của mình? Mục đích lời khuyên của người cha đối với người con ở đây là gì? 
H.Từ những lời khuyên đó, em cảm nhận được nỗi lòng nào của người cha?
- yêu con, yêu nước, đặt niềm tin vào con, vào đất nước.
H.Em cảm nhận được điều quý giá nào trong tấm lòng của nhà thơ
- Lòng yêu nước
Hoạt động 2. rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày được nghệ thuật và nội dung cơ bản của bài thơ
H. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
- sử dụng thể thơ phù hợp: giọng trữ tình, thống thiết, kết hợp tự sự với biểu cảm, thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu
H. Nội dung mà văn bản thể hiện
- nỗi đau mất nước ý chí phục thù
HS đọc ghi nhớ
- GV chốt nội dung
H. theo em văn bản có ý nghĩa gì?
- Mượn lời cha nói với con, tác giả bày tỏ khơi gợi lòng yêu nước của người việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan
Hoạt động 3. Luyện tập
* Mục tiêu
- Đọc diễn cảm văn bản
GV hướng dẫn học sinh về nhà luyện tập ( đọc thuộc lòng bài thơ, tìm hiểu những câu chuyện lịch sử về Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Khanh)
30’
6’
1’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
a. chú thích *
- Tác giả: 
á Nam Trần Tuấn KhảI
 ( 1895- 1983) quê ở Nam Định
- Tác phẩm
+ Trích trong bút quan hoài 1
( 1924)
+ Thể thơ: song thất lục bát
b. Các chú thích khác
1, 5, 9, 12
II. Bố cục
3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- Cuộc chia li không có ngày gặp lại của cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi
- Lời nhắn nhủ của Nguyễn Phi Khanh với con đượm nỗi buồn mất nước có tác dụng nung nấu ý chí phục thù cứu nước, cứu nhà đối với Nguyễn Trãi. 
2. Hiện tình đất nước và nỗi lòng người cha
 Bằng việc sử dụng những từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh, giọng điệu lâm li thống thiết thể hiện nỗi phẫn uất, hờn căm của người cha xót thương trước cảnh nước mất, nhà tan, căm phẫn trước tội ác của giặc.
3. Lời trao giử cho con
Bằng giọng điệu thống thiết trữ tình. Người cha nói đến cái thế bất lực của mình để khích lệ con gánh vác sự nghiệp cứu nước, cứu nhà
IV.Ghi nhớ
V. Luyện tập
4.Củng cố( 1’)
GV hệ thống lại bài
H. Nhận xét chung về nghệ thuật và nội dung bài
5. Hướng dẫn học tập (1’)
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ sgk
- Chuẩn bị bài: quê hương
* Đọc và soạn theo hệ thống câu hỏi sgk

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 79.doc