Giáo án Ngữ văn 8 tiết 74: Ông đồ - Vũ Đình Liên

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 74: Ông đồ - Vũ Đình Liên

Tuần 19

Tiết 74:ÔNG ĐỒ

-Vũ Đình Liên-

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

-Cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của nhân vật ông đồ được thể hiện trong bài thơ.Qua đó

 thể hiện niềm niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa nay trở nên tàn tạ và vắng bóng.

-Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.On định:

2.KTBC:Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài thơ “Nhớ rừng”?Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

3.Bài mới:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu,tràng pháo,bánh chưng xanh"

Ngày tết VN trước đây,ngoài những món ăn truyền thống,không thể thiếu được là cặp liễn,câu đối treo trước bànthờ gia tiên.Hình ảnh những ông đồ Nho viết những nét chữ phượng múa rồng bay là nét đẹp văn hóa được mọi người rất trân trọng.Hình ảnh ông đồ Nho ngày càng vắng bóngtrong xã hội hiện đại và nỗi buồn lãng quên được nhà thơ Vũ Đình Liên bộc bạch qua bài thơ “Ong đồ”

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 74: Ông đồ - Vũ Đình Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 74:ÔNG ĐỒ
-Vũ Đình Liên-
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
-Cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của nhân vật ông đồ được thể hiện trong bài thơ.Qua đó
 thể hiện niềm niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa nay trở nên tàn tạ và vắng bóng.
-Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Oån định:
2.KTBC:Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài thơ “Nhớ rừng”?Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
3.Bài mới:
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu,tràng pháo,bánh chưng xanh"
Ngày tết VN trước đây,ngoài những món ăn truyền thống,không thể thiếu được là cặp liễn,câu đối treo trước bànthờ gia tiên.Hình ảnh những ông đồ Nho viết những nét chữ phượng múa rồng bay là nét đẹp văn hóa được mọi người rất trân trọng.Hình ảnh ông đồ Nho ngày càng vắng bóngtrong xã hội hiện đại và nỗi buồn lãng quên được nhà thơ Vũ Đình Liên bộc bạch qua bài thơ “Oâng đồ”
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H/s đọc mục * trong phần chú thích.
?Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
-Vũ Đìnhy Liên(1913-1996),là mộ trong những nhà thơ lớp đầu của phong trào thơ mới.Ngoài sáng tác thơ,ông còn nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy văn học.
-Oâng đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của VĐL,có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới.
Hoạt động 2
Gv đọc trước một lần gọi h/s đọc lại
Y/c:Gịong chậm.ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2;vui phấn khơi ở hai khổ đầu,chậm, buồn,xúc động ở hai khổ 3,4,giọng càng chậm buồn bâng khuâng ở khổ cuối.
?Bài thơ này có bố cục như thế nào?
Bố cục:3 phần
-Phần 1:Hai khổ đầu =>H/a ông đồ thời hoàng kim
-Phần 2:Hai khổ tiếp theo =>Hình ảnh ông đồ thời lụi tàn
-Phần 3:Khổ thơ cuối =>Tình cảm của tác giả đ/v ông đồ.
I.Giới thiệu
1.Tác giả
2.Tác giả
II.Tìm hiểu bài thơ.
1.Đọc-Chú thích
2.Bố cục
Chia 3 phần:
3.Phân tích
a.Hình ảnh ông đồ thời hoàng kim.
Là trung tâm của sự chú ý,là đối tượng 
?Oâng đồ xuất hiện trong thời gian nào?Oâng làm gì?Ở đâu?
-Oâng đồ xuất hiện khi mùa xuân,tết sắp đến.Oâng bày hàng của mình ra hè phố để viết chữ
?Thái độ của mọi người xung quanh đối với ông đồ như thế nào?
-Mọi người vẫn yêu thích chữ Hán và phong tục chơi câu đối vào ngày xuân.Họ khen ngợi tài hoa của những nét bút phượng múa rồng bay.Người thuê viết nhiều lắm “bao nhiêu người thuê viết”.
?NHững chi tiết trên cho thấy giá trị của ông đồ trong hoạt động sắm tết của mọi nhà như thế nào?
-Oâng đổ trở thành trung tâm của sự chú ý.là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người.Góp phần vào cái rộn ràng tưng bừng của sắc màu của phố xá,của mọi người nô nức,hối hả đón xuân.
?Hãy so sánh hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu với khổ thơ 3,4 để thấy sự biến đổi về hình ảnh ông đồ theo thời gian?Đó là sự biến đổi gì?
-Cảnh vật,địa điểm,thời gian,nhân vật vãn chừng ấy nhưng chỉ khác là sự vắng dần những người thuê viết câu đối
?Sự biến đổi này diễn ra với tốc độ như thế nào?Vì sao có sự biến đổi đó?
-Biến đổi một cách từ từ,chậm chạp không đột ngột.
-Oâng đồ vẫn ngồi đấy nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa.Dường phố vẫn đông người qua lại nhưng không ai để ý đến sự hiện diện của ông.Thời đại Nho học đã tàn lụi,con người tài hoa như vông đồ không còn giá trị sử dụng trong thời buổi Tây học thịnh hành.Cho nên ông đồ ngồi đấy mà vô cùng lẻ loi.lạc lõng.Oâng đồ ngồi lặng lẽ,nỗi buồn tủi lan sang những đồ vật vô tri vô giác “Giấy đỏ buồn không thắm,Mực đỏ trong nghiên sầu”
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật của 4 khổ thơ đấu?
-Thể thơ 5 chữ phù hợp với tâm trạng buồn thương hoài cổ.
-Nghệ thuật sử dụng hình ảnh tương phản =>làm nổi bậ6t sự thay đổi số phận của ông đồ.
-Nhgệ thuật nhân hóa rất đắc dụng.
?Hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy,Ngoài giời mưa bụi bay”là tả cảnh hay tả tình?
Hacâu thơ tả cảnh nhưng ngụ tình,tả nỗi lòng nhân vật qua cảnh.Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ ,buồn bã;đây lại là lá vàng rơi trên giấy để viết câu đối. “Ngoài trời mưa bụi bay” là câu thơ tả cảnh.Mưa bụi,mưa xuân nhè nhẹ,phân phất ly ti chứ không phải mưa to gió lớn hay mưa dầm rả rích,vậy mà cứ ảm ạm lạnh lùng,buốt giá.
“Thanh minh thời tiết vũ phân phân
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn”
(Thanh minh lất phất mưa phùn
Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa)
(Đỗ Phủ)
?Em có nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả đ/v nhân vật trong bài thơ?
-Oâng đồ già-ông đồ-ông đồ xưa =>kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề.
?Cho biết ý nghĩa của hai câu thơ cuối?
-Thương cảm cho số phận của ông đồ,không chỉ dừng ở đó mà còn là niềm thương cảm cho một lớp người,những lớp người từng sống mòn và chết mòn.Mặt khác,chuyện ông đồ là chuyện một phong tục đẹp bị lụi tàn,một nền văn hóa bị thay đổi giá trị,bị thờ ơ.Bởi thế bài thơ gợi một cái nhìn nhân hậu với quá khứ và những gì đang thành quá khứ.
?Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả đ/v n/v ông đồ?Những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
-Nét nghệ thuật đặc sắc:
+Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao phù hợp diễn tả tâm tình sâu lắng của nhà thơ.
+Kết cấu giản dị chặt chẽ.Đầu cuối tương ứng,hai cảnh tượng tương phản =>làm nổi bật tình cảnh tàn tạ của ông đồ.
+Ngôn ngữ trong sáng ,bình dị,hàm súc.
H/s đọc ghi nhớ sgk.
của mọi người.
b.Hình ảnh ông đồ trong những mùa xuân ế khách.
Lạc lõng ,lẻ loi,đáng thương giữa phố phường
c.Tình cảm của nhà thơ
Nỗi niềm thương tiếc khắc khoải trước sự vắng bóng ông đồ.
III.Tổng kết
Ghi nhớ :
 4.Củng cố:
 ?Bài thơ hay ở điểm nào?Em thích nhất những câu thơ nào trong bài thơ?Vì sao?
 ?Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 5.Dặn dò:
 -Học thuộc lòng bài thơ,giá trị nội dung ,nghệ thuật.
 -Chuẩn bị bài:Câu nghi vấn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 74.doc