Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 86 - Trường THCS Thái Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 86 - Trường THCS Thái Sơn

Học kì II

 Tiết 73+ 74

A. MỤC TIÊU: Giúp HS :

1. Kiến thức: HS cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú; Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ - Người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới.

2, Giáo dục: Giáo dục ý thức tìm hiểu và tinh thần yêu nước và khát vọng tự do.

3, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và tìm hiểu một bài thơ mới giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao.

B. CHUẨN BỊ

1. GV: Bài soạn, bảng phụ hoặc máy chiếu đa năng.

2. HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.

C. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động 1: Đọc, chú thích văn bản

 

doc 78 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 86 - Trường THCS Thái Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II
 Tiết 73+ 74
Đọc hiểu văn bản:
Nhớ rừng
(Thế Lữ)
Ngày soạn: 1 / 1 / 2009.
Ngày giảng: 5 / 1 / 2009.
A. Mục tiêu: Giúp HS :
1. Kiến thức: HS cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú; Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ - Người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới..
2, Giáo dục: Giáo dục ý thức tìm hiểu và tinh thần yêu nước và khát vọng tự do.
3, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và tìm hiểu một bài thơ mới giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao.
B. Chuẩn bị
1. GV: Bài soạn, bảng phụ hoặc máy chiếu đa năng.
2. HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
C. Tổ chức dạy và học: 
Hoạt động 1: Đọc, chú thích văn bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
1. Gv lưu ý hs cách đọc bài thơ: đọc chính xác, và có giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ. Cụ thể: khổ thơ1 và 4 đọc giọng căm uất, ngao ngán; khổ 2, 3 giọng oai hùng, mạnh mẽ
- GV đọc mẫu và gọi hs đọc, nhận xét 
- Nghe GV hướng dẫn, đọc mẫu và tập đọc theo y/c; nx bạn đọc
I. Đọc chú thích văn bản:
1. Đọc.
2, Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Thế Lữ ?
- GV nhấn mạnh vị trí của nhà thơ Thế Lữ trong Thơ Mới:
Thế Lữ không những là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ Mới mà còn là người tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ Mới chặng ban đầu. Chính tên là Nguyễn Thứ Lễ, nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ, ngoài việc chơi chữ (nói lái) còn ngụ ý: ông tự nhận là người lữ khách trên trần thế, chỉ biết đi tìm cái Đẹp: 
Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi.
(Cây đàn muôn điệu)
"Khi Thơ Mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiện sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam (Hoài Thanh).
3, Trình bày hoàn cảnh sáng tác và chỉ ra những đặc điểm mới của bài thơ so với các bài đã học như: Cảm tác vào nhà ngục QĐ, Đập đá , Muốn làm thằng Cuội, Ông đồ?
- H/s trả lời dựa vào phần chú thích.
2. Chú thích.
a. Tác giả: 1907 -1989. Tên thật là Nguyễn Thế Lữ- quê ở Bắc Ninh.
- Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới ( 1932).
b. Tác phẩm.
- Xuất xứ: Viết năm 1934, in trong tập "Mấy vần thơ".
- Là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào thơ mới chặng đường đầu.
- GV cho HS giải thích một số từ: oai linh, sa cơ, chúa tể, hầm thiêng, giấc mộng ngàn...
- HS nghe.
4. Quan sát và cho biết bài thơ được làm theo thể thơ nào? 
- G/V: Thể thơ 8 chữ là sự sáng tạo của thơ Mới trên cơ sở kế thừa thể hát nói trong thơ ca truyền thống song tự do không bị ràng buộc bởi niêm luật chặt chẽ. 
- Thể thơ 8 chữ (Vần B.T hoán vị đều đặn, gieo vần liền. Ngắt nhịp tự do, vần không cố định, giọng thơ ào ạt, phóng khoáng. Không hạn định số câu trong đoạn.
- Thể loại: Thơ 8 tiếng; vần chân.
- “Nhớ rừng” có ảnh hưởng vang dội, góp phần khẳng định ưu thế của “Thơ Mới”.
5. “ Nhớ rừng” là tâm trạng của con Hổ trong vườn bách thú. Điều này giúp ta liên tưởng đến điều gì ở con người? 
- Tâm trạng của con người trong cảnh sống tù túng, thiếu tự do. 
6. Như vậy, phương thức biểu đạt của văn bản là gì? 
- Biểu cảm. 
7. Có thể thấy tâm trạng của con hổ trong bài thơ gồm có những sắc thái tình cảm chính nào? Dựa vào đó, em có thể chia bài thơ thành mấy nội dung cơ bản?
- 2 nội dung cơ bản: 
+ Tâm trạng của hổ khi bị giam cầm ở vườn bách thú.
+ Nỗi nhớ tiếc quá khứ oai hùng và khát vọng của hổ.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ND cần đạt
9. Quan sát khổ thơ thứ nhất: tâm trạng của con Hổ được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? 
- H/s tự tìm. 
II. Hiểu văn bản
1. Cảnh con hổ trong vườn bách thú. 
10. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ “ Khối” khi tác giả sử dụng “ Khối căm hờn”? (Có thể thay thế bằng từ “gặm” hay “ngậm” căm thù được không? )
-> Từ ngữ gợi cho ngượi đọc cảm giác như trông thấy sự căm hờn có hình thể rõ ràng gây ấn tượng mạnh về sự ngưng kết không tan đi được-> cảm xúc kết đọng đè nặng, không có cách nào giải thoát (Hổ cay đắng thấm thía nỗi đau khi phải tồn tại giữa những gì mà nó khinh miệt). 
11. Từ đó, em có cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và tâm trạng của con Hổ? 
- Nhục nhằn trong cảnh sa cơ, thất thế, bị giam cầm -> ngao ngán, căm uất, nỗi đau đớn âm ỉ trong lòng một thái căm hờn ghê gớm. 
- Hoàn cảnh của Hổ: Sa cơ chịu thân phận bị giam hãm trong tù ngục. 
12. Trong tâm trạng ấy, con Hổ có thái độ như thế nào đối với những người xung quanh? Vì sao nó có thái độ ấy? 
- G/V: Đó không chỉ là nỗi nhục do địa vị chênh lệch, nó giận dữ vì rằng lũ Gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự ấy không nhận thấy, ko biết được nỗi nhục mất tự do, ko có khát vọng tự do-> nó vẫn kiêu hãnh ko chịu chấp nhận hiện thực bị nhục nhằn tù hãm. 
- Khinh những con người nhỏ bé ngạo mạn. 
- Đau xót khi phải chịu ngang bầy cùng với những con vật tầm thường khác. 
-> Là một vị chúa sơn lâm nay sa cơ, bị xem thường như những con vật thấp kém, lại bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường-> Bất hình và nhục nhã. 
- Tâm trạng của Hổ: Ngao ngán, căm uất -> nỗi căm hờn âm ỉ kết thành hình, thành khối nà ko có cách nào thoát ra được->Hổ cảm thấy bất bình và nhục nhã, cay đắng khi bị buộc phải tồn tại giữa những gì nó khinh miệt. 
13. Qua đó, em cảm nhận được những biểu hiện của thái độ và nhu cầu sống như thế nào của con Hổ? 
- Chán ghét cuộc sống ngột ngạt, tù túng. 
- Khát vọng được sống tự do đúng với phẩm chất của mình. 
14. ở đoạn thơ thứ 4, cảnh vườn bách thú hiện ra dưới mắt con Hổ được diển tả qua những chi tiết nào? Có gì đặc biệt trong cách diễn đạt của tác giả? Tác dụng? 
- Giọng điệu: Giễu nhại, chán chường, khinh miệt, nghệ thuật liệt kê-> nhấn mạnh, ngắt nhịp dồn dập, ngắn ở 2 câu đầu, kéo dài ở những câu tiếp theo-> Diễn tả cụ thể sinh động cảnh vật và tâm trạng. 
- Chán ghét, phủ nhận, khinh miệt cảnh giả dối, nhàm tẻ, đơn điệu, tù đọng nơi vườn bách thú. 
15. Có gì đặc biệt trong t/chất của các cảnh tượng trên? 
- Đơn điệu, nhàm tẻ. giả tạo, đáng ghét, nhỏ bé, vô hồn mặc dù đã cố bắt chước vẻ hoang vu, bí hiểm, mạnh mẽ của thế giới tự nhiên nhưng lại vô cùng trì trệ, tù đọng. 
-> Tâm trạng bất hoà sâu sắc trước thực tại ngột ngạt, tù túng, khát khao được sống tự do, chân thật. 
16. Cảnh tượng gây nên phản ứng nào trong t/cảm của con Hổ? 
- Uất hận và chán ghét->nó phủ nhận, không chấp nhận cuộc sống hiện tại mà nó phải gánh chịu. 
17. Em hiểu niềm “uất hận ngàn thâu” là như thế nào ? 
- H/s bộc lộ : Niềm uất hận, bực bội kéo dài, nung nấu khi bị buộc phải tồn tại giữa những gì mà con Hổ chán chường, khinh miệt. 
18. Cảnh vườn bách thú “tầm thường giả dối” dưới mắt con Hổ chính là thực trạng xã hội đương thời được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn. Thái độ của con Hổ chính là thái độ của con người đối với xã hội? Em có nhất trí với nhận định trên không? Vì sao? 
- Bình: Nhân vật trữ tình - con hổ trong cũi sắt là một hình ảnh ẩn dụ - qua đó pHản ánh tâm trạng của người dân chịu cuộc sống nô lệ mất tự do dưới ách cai trị của TDP. Phải chăng cái tầm thường, giả dối ở vườn bách thú chính là cái xã hội phồn hoa giả tạo mà TDP đang "khai hoá" cho nhân dân VN...có lẽ vì thế mà bài thơ được bạn đọc đón nhận bằng tình cảm trân trọng, nhất là những chién sĩ CM.
- GV liên hệ với hình ảnh người chiến sĩ trong tù: Tố Hữu, Xuân Thuỷ... bài thơ “Khi con tu hú"
- H/s thảo luận. (Đặt vào hoàn cảnh XHVN những năm 1930-1945 khi đất nước chịu cảnh áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến thì tâm trạng trên là phù hợp) -> Đó là biểu hiện sự bất hoà và chán ghét sâu sắc thực tại, khao khát được sống tự do, chân thật. 
- GV sơ kết nội dung đầu của bài: Tâm trạng chán ngán, ngột ngạt, bực bội, uất hận của con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú cũng chính là tâm trạng của người dân VN khi phải sống trong cảnh nô lệ lầm than đầu thế kỉ XX, chán ngán thực tại, bất hoà sâu sắc với thực tại mà không sao thoát ra khỏi cảnh ấy. Trong cảnh sống ấy, họ nhớ về quá khứ oai hùng ra sao và có khát vọng gì, giờ sau chúng ta tìm hiểu tiếp.
Tiết 2:
*, Đọc lại một cách diễn cảm khổ thơ đầu và khổ 4 của bài thơ. Sau đó trình bày những cảm nhận của em về tâm trạng con hổ và giá trị nghệ thuật đặc sắc trong hai đoạn thơ đó ?
- Gv dẫn vào bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ND cần đạt
- Gọi hs đọc khổ thơ 2, 3?
19. Bị bắt buộc phải tồn tại giữa C/s tầm thường, phải chấp nhận thân phận tù đày, song cũi sắt đã không thể giam cầm được nỗi nhớ của con Hổ đối với cảnh đại ngàn phóng khoáng dữ dội ngày xưa. Qua hồi tưởng của con Hổ, em cảm nhận được những hình ảnh nào nổi bật? 
- Khổ 2,3. 
- H/ảnh một sơn lâm hùng vĩ, dữ dội. 
- H/ảnh chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó. 
2. Hổ nhớ về quá khứ trong chốn giang sơn hùng vĩ. 
- Núi rừng đại ngàn trong hồi ức của con Hổ: Cảnh lớn lao phi thường, hoang vu, bí mật vô cùng đẹp đẽ, dữ dội và oai linh. 
20. Cảnh Sơn Lâm được miêu tả qua những chi tiết nào ? Nhận xét về cách dùng từ trong những lời thơ đó? Tác dụng gợi tả của những từ ngữ, hình ảnh đó? 
- Bình: Bút pháp tạo hình của Thế Lữ tập trung khắc hoạ cái phi thường làm nổi bật hình ảnh rừng già "ngàn năm cao âm u" đầy hoang vu, bí ẩn và dữ dội oai linh mà chính trong cảm nhận của hổ cũng thấy đó là "nước non hùng vĩ", là ghê gớm.
 - Trong cảnh núi rừng hùng vĩ, hổ có cả một thời tung hoành hống hách.
- H/s tìm.
-> Điệp từ, các động từ mạnh, tính từ gợi tả. 
-> Gợi tả vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn: cái gì cũng lớn lao phi thường, cũng hoang vu bí mật, cũng dữ dội và oai linh. 
- Con Hổ hiện lên ở vị trí trung tâm với vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh, đường bệ, khoan thai, mềm mại, uyển chuyển, với sức mạnh và quyền uy tuyệt đối.
21. Trên các phông nền rừng núi hùng vĩ đó, hình ảnh con Hổ hiện lên ở vị trí trung tâm. Những câu thơ nào diễn tả hình ảnh ấy? 
- H/s tìm đọc. 
22. Tìm và phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong bút pháp miêu tả của tác giả? 
- Những câu thơ sống động, đầy những ĐT, TT, những so sánh, ẩn dụ giàu chất tạo hình, diễn tả chính xác vẻ đẹp của chúa sơn lâm như 1 thước phim quay chậm từng động tác của bàn chân. tấm thân và ánh mắt. 
23. Từ đó em hình dung như thế nào về vẻ đẹp của con Hổ qua ngòi bút miêu tả của tác giả? 
G/V: Chúa Sơn Lâm xuất hiên khoan thai đường bệ. Bóng của nó trùm lên cảnh vật, sức mạnh của nó lấn át cả sức mạnh của tự nhiên trong tiếng gầm dữ dội, sự vươn mình trong tiếng gầm dữ dội, sự vươn mình như sóng cuộn và ánh nhìn sáng quắc-> Một vẻ đẹp mãnh liệt và oai hùng giữa tự nhiên hoang dã. 
-> Vừa uy nghi dũng mãnh, vừa mềm mại uyển chuyển
-> Rất đỗi kiêu hùng với tư thế dõng dạc, đường hoàng với sức mạnh và quyền uy tuyệt đối. 
 ... trạng: xốn xang, bối rối.
=> Yêu thiên nhiên rung động..
Hai câu thơ sau ( Tâm hồn người chiến sĩ).
NT đối, nhân hóa.
299
G: Liên hệ bài “Tin thắng trận”
Trăng vào cửa sổ.
Việc quân đang bận..
Chuông lầu chợt..
ấy tin thắng trận..
? Vì sao khi ngắm trăng và được ngắm trăng, người tù bỗng thấy mình trở thành thi gia ?
? Hình ảnh song sắt đứng giữa người tù và vầng trăng có ‏‎ý nghĩa gì ?
G : Dường như người tù không bận tâm về những gian khổ, thiếu thốn vật chất trong tù, hướng tâm hồn mình bay bổng cùng thiên nhiên cùng vầng trăng tri kỉ.
? Qua bài thơ em hiểu gì về Bác ?
-> Người tù hướng tâm hồn ra ngoài cửa sổ. Vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau. Câu trúc đối làm nổi bật tình cảm song phương “mãnh liệt” của cả người và trăng.
- Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận tù đày của mình, tâm hồn được tự do rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên -> Người tù trở thành thi sĩ.
Hình ảnh song sắt chính là sức mạnh tàn bạo, lạnh lùng của nhà tù nhưng đã bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn (tự do) tri âm, tri kỉ tìm đến nhau.
- Yêu thiên nhiên, momg muốn giao hòa với thiên nhiên.
- Phong thái ung dung, lạc quan vượt lên hoàn cảnh tùt ngục => Đó chính là chất thép của người chiến 
=> Người tù chủ động tìm đến với thiên nhiên, quên đi thân phận tù đày=> Một cuộc giao hòa, gần gũi thân thiết.
300
? Có ‏‎ý kiến cho rằng: “Bài thơ là một cuộc vượt ngục tinh thần thành công của Bác”. ‏‎ý kiến của em ntn ?
sĩ cách mạng .
HS thảp luận nhóm:
Bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác. Bài thơ là minh chứng sinh động cho hai câu thơ Bác viết trang bìa tập NKTT:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”.
* Ghi nhớ / 38
III. Luyện tập.
Bài 1:
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
? Nêu những nét đặc sắc về mặt NT của bài thơ ?
? Qua đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn Bác ?
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán mang dáng vẻ cổ điển.
- Sử dụng phép đối, phép nhân hoá linh hoạt.
- Hình ảnh thơ giản dị.
Hs rút ra từ ghi nhớ/ 38.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại những bài thơ viết về trăng. Hình ảnh trăng trong các bài thơ đó có gì đáng chú ‏‎ý?
a) Rằm trăng lồng lộng trăng soi
Sông xuân ..
Giữa dòng bàn bạc việc
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
( Nguyên tiêu ).
-> Trăng xuân lồng lộng, bát ngát giữa sông xuân, trời xuân.
b) Cảnh khuya: 
301
G: Trăng trong thơ Bác thật nhiều vẻ, HCM luôn có tâm hồn nghệ sĩ, giao hoà với trăng – biểu tượng tuyệt vời cái đẹp của thiên nhiên, vũ trụ.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa..”
-> Trăng ở núi rừng Việt Bắc, đẹp lộng lẫy đan cài vào cảnh vật -> Bức tranh thiên nhiên thơ mộng.
c) Báo tiệp: “Trăng vào cửa sổ”
-> Trăng khuya tinh tế, dí dỏm và chủ động đòi thơ.
IV. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.- Sưu tầm những bài thơ của các tác giả khác viết về trăng.
Hoạt động G
Hoạt động H
ND cần đạt
Bài 2: Đi đường (Tiểu lộ ) – Tự học có hướng dẫn.
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc, chú thích.
I. Đọc, chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích:
Bài thứ 29 trong tập thơ.
3. Bố cục.
- Khai.
- Thừa.
- Chuyển.
- Hợp
G nêu yêu cầu đọc: giọng to, rõ ràng, rành mạch.
? Gọi h/s đọc ?
? Thể loại và bố cục của bài thơ ?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
H đọc bài (2h/s).
- Nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bản dịch: thơ lục bát.
- Bố cục: 4 phần: khai, thừa chuyển, hợp.
Bác bị giam trong nhà tù TGT (8.1942) đến tháng 9.1943, Bác đã chuyển đổi tới 30 nhà lao. Bài thơ lấy đề tài cuộc đi đường chuyển ngục đầy gian khổ đó.
302
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu bài thơ.
II. Tìm hiểu bài thơ.
Câu 1 (Khai đề)
NT: điệp từ 
( Việc đi đường)
Những suy ngẫm thấm thía, đúc rút từ những cuộc chuyển lao, đi đường gian lao vất vả.
Câu 2: (Thừa).
NT điệp từ => gợi những gian lao mà người tù phải vượt qua.
? Nhận xét giọng điệu câu thơ mở đầu? Tác giả đã sử dụng NT gì ? Tác dụng?
? Qua đó em hiểu người tù suy ngẫm về điều gì ?
? Từ “trùng san”dịch thành “núi cao”đã thật sát chưa ?
? Câu 2 sử dụng NT gì ? NT đó gợi cho người đọc suy nghĩ và cảm giác gì ?
- Câu thơ nói về chuyện “đi đường” nhưng không phải là câu thơ miêu tả chuyện đi đường.
Giọng điệu tự nhiên thể hiện sự suy ngẫm thấm thía, một kết luận được rút ra từ sự trải nghiệm.
- NT điệp từ “tẩu lộ” -> nhấn mạnh sự trải nghiệm thực tế.
Đó là suy ngẫm thấm thía được HCM đúc rút từ bao cuộc chuyển lao, đi đường; hết đèo cao đến núi cao, khổ sở, đầy ải vô cùng gian lao, vất vả.
Dịch “trùng san” là “núi cao” không thật sát vì HCM đâu chủ ‏‎ý nói đến núi cao hay thấp mà Người chủ ‏‎ý nói tới hết lớp núi này lại gặp ngay lớp núi khác tiếp nối, liên miên như thử thách ‏‎ý chí, nghị lực của người tù -> Khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao tiếp liền gian lao, cứ triền miên bất tận.
NT điệp từ “trùng san” vừa có giá trị gợi hình, vừa có giá trị gợi cảm. Trước mắt người đọc như hiện lên những dãy núi trùng điệp tưởng như bất tận -> Gợi những gian lao mà người tù phải vượt qua. Bước chân người tù không biết mệt mỏi, vẫn kiên nhẫn vững 
303
? Mạch thơ câu 3 có gì khác so với mạch thơ ở hai câu đầu ?
? ở câu thơ này tác giả muốn nói đến quy luật gì ? Mở ra tâm trạng của chủ thể trữ tình ntn ?
? ở câu thơ cuối, tư thế của người tù được miêu tả ntn? Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi ?
vàng vượt qua khó khăn.
Đóng vai trò là một chuyển có vị trí riêng nổi bật, ‏‎ý thơ vút lên bất ngờ làm chuyển cả mạch thơ. Những dãy núi tiếp liền nhau, khó khăn chồng chất đã lùi về phía sau. Người đi đường cuối cùng đã lên đến chỗ tận cùng của núi cao.
Lúc khó khăn, hiểm nghèo, gian truân, vất vả nhất thì cũng chính là lúc đích đến gần. Càng gần thắng lợi càng nhiều gian nan. Đó là quy luật của việc đi đường cũng là “quy luật thế lộ nan” – quy luật cuộc đời, quy luật xã hội.
=> Câu thơ thứ 3 khép lại chặng đường.
Từ tư thế người tù bị đày đọa triền miên, bịi giải đi hết ngày này sang ngày khác, bỗng trở thành du khách ung dung, say sưa ngắm phong cảnh đẹp.
-> Tâm trạng sung sướng, hân hoan của người đi đường. Đó là hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trên đỉnh cao của chiến thắng, trải qua bao gian khổ hi sinh.
Câu 3 
( Chuyển)
Câu 4 (Hợp).
-> Tâm trạng sung sướng, hân hoan của người tù chiến sĩ cách mạng
* Ghi nhớ/40
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài.
? Nêu nội dung và NT của bài thơ ?
NT: điệp từ.
HS rút ra phần ghi nhớ.
304
? Bài thơ có hai lớp nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng, em hãy chỉ ra ?
? Gọi h/s đọc phần ghi nhớ.
? Yêu cầu h/s đọc phần đọc thêm?
Nghĩa đen: nói về việc đi đường.
Nghĩa bóng: con đường cách mạng, đường đời.
=> Con đường cách mạng là lâu dài, là vô cùng gian khó, nhưng nếu kiên trì, bền bỉ vượt qua gian nan thử thách nhất định sẽ đạt tới thắng lợi.
H đọc.
Đọc “NKTT” và thơ HCM ở Pác Bó.
IV. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc ghi nhớ, học thuộc lòng diễn cảm bài thơ.
- Soạn bài “Câu cảm thán”.
Ngày soạn:05/ 02/ 2007
Ngày giảng:08/ 02/ 2007
Tuần: 22 Tiết: 86
tiếng việt
 câu cảm thán
a. mục tiêu.
 Giúp h/s : - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
b. chuẩn bị.
 G: Giáo án, bảng phụ.
 H: Trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài.
c. lên lớp.
305
I. ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy nêu đặc điểm và cức năng của câu cầu khiến? Lấy ví dụ?
- Câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì?
“Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!”
A. Khuyên bảo. C. Ra lệnh.
B. Yêu cầu. D. Đề nghị.
III. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài:
 Trong các bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về các kiểu câu: câu nghi vấn, câu cầu khiến. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về câu cảm thán: về đặc điểm hình thức và chức năng của nó.
 2. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động G
Hoạt động H
ND cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1. Ví dụ/ 43.
G chép ví dụ ra bảng phụ.
? Xác định câu cảm thán trong ví dụ trên?
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
? Vậy câu cảm thán trong VD dùng để làm gì?
? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết qủa bài toán có thể dùng câu cảm thán được không? Vì sao?
? Trong ngôn ngữ nói hàng ngày chúng ta có thường xuyên sử dụng câu cảm thán 
H đọc VD.
VD a: Hỡi ơi lão Hạc !
VDb: Than ôi !
Chứa những từ ngữ cảm thán: “hỡi ơi; than ôi”. Khi viết kết thúc bằng dấu chấm than.
Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.
Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng, ngôn ngữ để trình bày kết qủa giải một bài toán là ngôn ngữ của tư duy lôgíc nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ cảm xúc.
Câu cảm thán xuất hiện chủ 
306
không?
? Gọi h/s đọc ghi nhớ/44.
yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày và ngôn ngữ văn chương.
HS đọc.
2. Ghi nhớ/44
II. Luyện tập.
Bài 1.
Bài 2.
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s luyện tập.
? Đọc yêu cầu bài tập 1?
? Đọc yêu cầu bài tập 2?
Hình thức : chia 3 nhóm.
N1: Đặt hai câu cảm thán bộc lộ cảm xúc tình cảm của một người thân dành cho mình?
N2: Câu cầu khiến.
N3: Câu cảm thán.
Không phải tất cả những câu trên đều là câu cảm thán.
a) Than ôi! Lo thay! Nguy thay!.
b) Hỡi cảnh rừng.ta ơi!
c) Chao ôi, có đâu biết rằng.của mình thôi!
=> Những câu trên là câu cảm thán bởi vì nó có những từ ngữ cảm thán.
Hình thức : Cá nhân.
Tình cảm, cảm xúc thể hiện trong các câu.
a, Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến.
b, Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống.
d, Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết của thảm thương của Dế Choắt.
=> Tuy đều bộc lộ tình cảm cảm xúc nhưng không thể xếp các câu này vào kiểu câu cảm thán vì không có những hình thức đặc trưng như các từ ngữ cảm thán.
Các nhóm thảo luận: 3’
Đại diện trình bày.
N1: Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng.
- Chức năng: dùng để hỏi, cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm .
N2: Kết thúc bằng dấu chấm than, một số trường hợp kết 
307
Gọi các nhóm trình bày.
G: bổ sung, nhận xét, sửa chữa.
thúc bằng dấu chấm.
- Chức năng: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
N3: Kết thúc bằng dấu chấm than.
- Chức năng: bộc lộ trực tiếp của người nói.
 IV. Hướng dẫn về nhà.
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Sưu tầm những đoạn văn chứa những câu cảm thán.
 - Chuẩn bị bài : “Câu trần thuật”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 8(32).doc