Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 80 - Trường THCS Trần Phú

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 80 - Trường THCS Trần Phú

Tuần 19–Tiết 73

Bài 18

Ong đồ

( Vũ Đình Liên )

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.

- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

 * Trọng tâm : Vẻ tàn tạ của ông đồ qua thời gian trong nỗi xót xa của tác giả.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên : bảng phụ, phim trong, chân dung Vũ Đình Liên .

 2. Học sinh : soạn bài trước, bảng nhóm.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS:

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội ” ?

? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ấy ?

? Kết hợp kiểm vở bài tập và bài soạn

2. Giơí thiệu bài :

GV kết hợp tranh trong sgk (phóng to)

? Quan sát tranh em thấy những gì? Em hiểu được gì về nhân vật trong tranh?

GV : chốt (sgk)

GV đưa chân dung tác giả và dẫn dắt : Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lãng mạn đầu tiên của nước ta , là nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học. Ong đồ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. =. Bài mới

 

doc 95 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73 đến 80 - Trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày sọan : 
Tuần 19–Tiết 73 
Bài 18 
Oâng đồ 
( Vũ Đình Liên ) 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: 
Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.
Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
	* Trọng tâm : Vẻ tàn tạ của ông đồ qua thời gian trong nỗi xót xa của tác giả.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên : bảng phụ, phim trong, chân dung Vũ Đình Liên . 
	2. Học sinh : soạn bài trước, bảng nhóm. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội ” ? 
? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ấy ? 
? Kết hợp kiểm vở bài tập và bài soạn 
2. Giơí thiệu bài : 
GV kết hợp tranh trong sgk (phóng to) 
? Quan sát tranh em thấy những gì? Em hiểu được gì về nhân vật trong tranh? 
GV : chốt (sgk) 
GV đưa chân dung tác giả và dẫn dắt : Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lãng mạn đầu tiên của nước ta , là nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học. Oâng đồ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. =. Bài mới 
	3. Học bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác gải, tác phẩm 
? Dựa vào chú thích trong SGK, hãy trình bày những nét cơ bản về Vũ Đình Liên ? 
HS: trình bày, bổ sung 
GV: chốt 
? Em hiểu được gì về bài thơ này ?
HS: trình bày, bổ sung 
GV: chốt 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
 * GV hướng dẫn cách đọc
GV đọc mẫu một lần toàn bài thơ 
 Yêu cầu 2-3 HS luyện đọc. 
 HS khác nhận xét. 
GV : nhận xét. 
GV: lưu ý hs chú ý kỹ chú thích 2, 4, 5, 6 
? Bài thơ này thuộc thể thơ gì? Vì sao em biết?
HS: thơ tự do thể năm chữ, không phải thơ ngũ ngôn tứ tuyệt của thơ Đường. Vần thơ gieo trong bài hầu hết là vần cách.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS phân tích
* Hình ảnh ông đồ thời vàng son.
? Ở hai khổ thơ đầu, ông đồ xuất hiện trong khoảng thời gian, không gian như thế nào ?
HS: Giáp Tết, khi hoa đào nở, ông ngồi bên hè phố viết câu đối thuê. 
? Vai trò của ông khi ấy như thế nào trong cuộc sống ? 
HS: Là trung tâm của mọi sự chú ý và ngưỡng mộ
? Hãy tìm những chi tiết thể hiện tài hoa của ông đồ ?
HS: Hoa tay thảo, phượng múa rồng bay. 
* Hình ảnh ông đồ thời tàn lụi.
? “Nhưng mỗi năm mỗi vắng, Người thuê viết nay đâu ? ” thể hiện một thực tế gì ?
 HS: Người đời dần lãng quên câu đối. Câu hỏi như một sự ngơ ngác bất lực của ông đồ trước sự đổi thay của lòng người. 
? Em có cảm nhận gì về hai câu thơ : Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiên sầu ?
HS: Nỗi buồn thấm vào cả những đồ vật vô tri. 
? Khổ thơ thứ tư thể hiện thực tế gì về ông đồ và thái độ của người đời ?
HS: Ông đồ chưa chấp nhận thất bại nhưng thật cô đơn lạc lõng. Người đời hoàn toàn không để ý đến ông, báo trước một sự lụi tàn không thể tránh khỏi. 
? Câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài trời mưa bụi bay” có thuần túy là tả cảnh không ? Em hiểu gì về ngụ ý trong hai câu thơ này ?
HS: Sự tàn lụi của nghề viết câu đối thuê . 
* Nỗi niềm cảm thương của tác giả
? Sự theo dõi ông đồ qua nhiều năm tháng cho thấy tình cảm của tác giả như thế nào đối với ông đồ ?
HS: Thương yêu, tiếc nuối xót xa . 
? Câu hỏi cuối bài thơ thể hiện nỗi niềm gì của tác giả ?
HS: Gieo vào lòng người nỗi tiếc nuối không dứt về một nét đẹp tinh thần đã bị tàn phai. 
GV bình 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS tổng kết.
? Em có nhận xét gì lời thơ của bài thơ này? 
HS: trả lời, bổ sung 
GV: chốt 
? Qua hình tượng ông đồ tác giả muốn thể hiện điều gì? 
HS: trả lời, bổ sung 
GV: chốt 
* Vận dụng: 
? Đọc diễn cảm bài thơ ? 
? Có ý kiến cho rằng nỗi buồn trong bài thơ này thực ra nằm ngay cả trong hai khổ thơ đầu chứ không chỉ ở những khổ thơ sau. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao? 
HS: thảo luận nhóm (5’) 
HS: nhóm trả lời, bổ sung 
GV: chốt 
* Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :
- Nắm vững nội dung bài học về nội dung và nghệ thuật 
- Học thuộc lòng bài thơ 
- Chuẩn bị “ Hai chữ nước nhà ” 
+ Đọc diễn cảm đoạn trích. 
+ Tóm tắt nét chính về tác giả, tác phẩm. 
+ Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản .
+ Những nét chính về hoàn cảnh xã hội, đất nước lúc bấy giờ. 
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả : 
- Vũ Đình Liên (1913-1996),
- Quê gốc Hải Dương. 
- Là lớp nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ Mới.
2. Tác phẩm :
 Bài thơ tiêu biểu cho một hồn thơ giàu thương cảm, và đã làm nên tên tuổi cho tác giả trong làng thơ.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc 
2. Chú thích 
3. Thể thơ 
 Thơ tự do ( 5 chữ ) 
III. Phân tích
1. Hình ảnh ông đồ thời vàng son.
- Xuất hiện vào thời gian đẹp nhất trong năm.
- Là trung tâm của mọi sự chú ý và ngưỡng mộ.
2. Hình ảnh ông đồ thời tàn lụi.
- Người đời dần lãng quên ông.
- Ông đồ hoàn toàn cô đơn, lạc lõng ; báo trước một sự lụi tàn không thể nào tránh khỏi. 
3. Nỗi niềm cảm thương của tác giả
 Thương yêu, tiếc nuối không dứt về một nét đẹp tinh thần đã bị tàn phai.
IV. Tổng kết
- Nghệ thuật : lời thơ giản dị, trong sáng mà giàu cảm xúc.
- Nội dung: bài thơ thông qua hình tượng ông đồ đã thể hiện niềm cảm thương tiếc nuối về cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.
D. RÚT KINH NGHIỆM : 
***************************
Ngày sọan : 
Tuần 19 –Tiết 74 
Bài 16 
Hai chữ nuớc nhà 
( Trần Tuấn Khải ) 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: 
Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích : nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải : cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng thơ thống thiết,...
	* Trọng tâm : nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên : bảng phụ, phim trong, chân dung Trần Tuấn Khải . 
	2. Học sinh : soạn bài trước, bảng nhóm. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Oâng đồ ” ? 
? Tác giả của bài thơ “Oâng đồ” : 
a. Trần Tuấn Khải 	b. Vũ Đình Liên 	c.Phan Bội Châu 	d. Phan Châu Trinh 
? Nhận xét không đúng về đặc điểm nghệ thuật của “ Oâng đồ”: 
a. Thể thơ ngũ ngôn, lời thơ trong sáng. 	
b. Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ, đối xứng. 
c. Giọng thơ sôi nổi,hình ảnh thơ mới lạ 	
d. Ngôn ngữ giản dị lại hàm súc. 
? Em hiểu thế nào về cái cười của tác giả cuối bài thơ? 
? Kết hợp kiểm vở bài tập và bài soạn 
2. Giơí thiệu bài : 
	Qua Mục Nam quan, nhớ lại chuyện Nguyễn Trãi tiễn cha ( Nguyễn Phi Khanh) khi bị giặc bắt về Trung Quốc, nhà thơ Tố Hữu viết : 
	“ Ai lên ải Bắc ngày xưa ấy 
	Khóc tiễn ch đi mấy dặm trường 
	Hôm nay biên giới mùa xuân dậy 
	Núi trắng hoa mơ, cỏ đỏ đường”. Còn Trần Tuấn Khải thì mượn nagy câu chuyện lịch sử cảm động này để giãi bày tâm sự yêu nước, thương nòi và kích động tinh thần cứu nước của nhân dân. 
3. Học bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác gải, tác phẩm 
 ? Dựa vào chú thích trong SGK, hãy trình bày những nét cơ bản về Trần Tuấn Khải ? 
HS: trả lời, bổ sung 
GV: chốt 
? Em hiểu đựơc gì về bài thơ Hai chữ nước nhà ?
HS: trả lời, bổ sung 
GV: Bài thơ dài 101 câu, mượn lời Nguyễn Phi Khanh dặn dò con là Nguyễn Trãi về việc trả thù nhà, đền nợ nước. Đoạn trích gồm 36 câu mở đầu của bài thơ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
GV hướng dẫn cách đọc,
GV đọc mẫu một lần toàn bài thơ
GV yêu cầu 2-3 HS luyện đọc
HS khác nhận xét.
GV hướng dẫn HS chú ý kỹ các chú thích tiếng Hán.
? Văn bản này có thể chia mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần ? 
HS: trả lời, bổ sung 
GV: chốt (bảng phụ) 
 + 8 câu đầu : Bối cảnh và tâm trạng cha con trong buổi chia ly.
 + 20 câu tiếp : Hiện tình đau thương của đất nước.
 + 8 câu cuối : Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS phân tích
? Bai thơ viết theo thể thơ nào? Em hiểu gì về thể thơ ấy? 
HS: song thất lục bát ( 2 câu 7 tiếng, 1 câu 6 tiếng và 1câu 8 tiếng) 
? Sự lựa chọn thể thơ này có tác dụng gì cho việc biểu đạt nội dung ?
 HS: nhạc tính phong phú của thể thơ rất phù hợp để diễn tả những cảm xúc sầu thảm, phẫn uất,... của người cha trăng trối cùng con về nợ nước, tình nhà. 
* HS đọc 8 câu thơ đầu
? Trình bày bối cảnh không gian trong 8 câu thơ đầu ?
HS: cuộc chia ly nơi biên ải heo hút. Cảnh vật như phủ trùm một màu tang tóc, thê lương 
? Tâm trạng của hai cha con như thế nào ?
HS: con : đầm đìa nước mắt. Cha : đau đớn khuyên con bằng những lời trăn trối. 
* HS đọc 20 câu thơ tiếp theo
? Mạch thơ trong đoạn được phát triển như thế nào ?
HS: tự hào về dòng giống Lạc-Hồng à Hiện tình bi thảm của nước nhà à Tâm trạng đau đớn, phẫn uất của cha.
? Tìm những từ ngữ diễn tả nỗi đau xót của người cha cho vận mệnh nước nhà ?
HS: kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi đất khóc trời than, thương tâm, xây khối uất, vật cơn sầu, đau 
? Lời bộc bạch đó cho thấy người cha là người như thế nào ?
HS: vượt trên nỗi đau riêng, người cha mang trong lòng một nỗi đau thiêng liêng về đất nước, giống nòi. 
* HS đọc 8 câu thơ cuối
? Người cha nói gì về tình thế của bản thân ?
HS: bất lực vì đã bị bắt giải sang Đại Minh xét xử 
? Người cha trình bày tình cảnh đó với dụng ý gì ?
HS: nhằm kích thích lòng yêu nước trước khi ký thác chuyện gian ... ung 
HS nhóm khác nhận xét. 
GV: nhận xét, cho điểm 
HS đọc bài tập 5 sgk 
? Bài tập 5 yêu cầu làm gì? 
HS: sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa ..
HS: làm việc cá nhân 
GV : nhận xét, cho điểm 
HS đọc bài tập 6 sgk 
? Bài tập 6 yêu cầu làm gì? 
HS: làm việc cá nhân 
GV : nhận xét, cho điểm 
* Vận dụng :
 ? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? Cho ví dụ minh họa? 
* Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :
- Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn. 
- Phân biệt được hình thức và ý nghĩa của các câu có kết thúc bằng dấu châm hỏi. 
- Soạn bài “ Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh ” 
+ Cách nhận dạng đoạn văn thuyết minh 
+ Nêu nhược điểm và cách sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn 
+ Tìm ý và lập dàn ý cho đề “Giới thiệu trường em” 
+ Viết nháp đoạn mở bài và kết bài cho đề văn ấy. 
+ Làm nháp các bài tập sgk 15 
I. Bài học 
1.. Đặc điểm hình thức 
 Câu nghi vấn là câu :
- Có chứa những từ nghi vấn ( ai,gì,nào ) hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lực chọn ) ; kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.
2. Chức năng
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Xác định câu nghi vấn và cho biết đăïc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn. 
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? ( Dấu chấm hỏi ) 
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ? (Từ nghi vấn và dấu chấm hỏi) 
c. Văn là gì ? ; Chương là gì ? (Từ nghi vấn và dấu chấm hỏi) 
d. 
- Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không ? (Dấu chấm hỏi )
- Đùa trò gì ? (từ nghi vấn và dấu chấm hỏi) 
- Cái gì thế ? (Từ nghi vấn và dấu chấm hỏi) 
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ? (Từ nghi vấn và dấu chấm hỏi) 
Bài tập 2: Căn cứ để xác định những câu trên là câu nghi vấn :
a) Mình đọc hay tôi đọc ?
b) Em được thì cho anh xin
 Hay là anh để làm tin trong nhà ?
c) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? 
=> Từ nghi vấn và dấu chấm hỏi 
* Trong các câu đó, có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không ? Vì sao ?
 => Không thể thay từ hay bằng từ hoặc được ; vì nó sẽ biến thành kiểu câu khác không phải dùng để hỏi nữa.
Bài tập 3: 
 Không được, vì những câu đã cho đều không phải câu nghi vấn.
Bài tập 4: 
* Phân biệt hình thức :
a. Anh có khỏe không ?
b. Anh đã khỏe chưa ?
* Phân biệt ý nghĩa :
Câu a là lời hỏi thăm sức khỏe khi gặp nhau như một lời chào hỏi thông thường. Còn câu b dùng trong trường hợp người được hỏi trước đó có vấn đề về điều được hỏi.
* Đặt một số câu khác :
- Thưa thầy ! Em A học có tiến bộ không?
- Thưa thầy ! Em A học đã tiến bộ chưa ?
Bài tập 5:
* Khác nhau về hình thức :
 Vị trí từ ngữ nghi vấn khác nhau.
* Khác nhau về ý nghĩa :
 Câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai ( nghĩa là lúc này người ấy chưa đi Hà Nội ) 
 Câu b hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ ( nghĩa là lúc này người ấy đã đi Hà Nội về) 
* Cụ thể câu trả lời của 2 câu như sau :
a. Bao giờ anh đi Hà Nội ?
- Ngày mai !
b. Anh đi Hà Nội bao giờ ?
- Cách đây một tháng rồi ! 
Bài tập 6: 
a. Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế ? ( Câu hỏi này đúng, vì dù không biết chiếc xe nặng bao nhiêu kg nhưng vẫn có thể cảm nhận mức độ nặng nhẹ của nó qua khiêng, nhấc)
b. Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế ?
( Câu hỏi này sai , vì nếu đã chưa biết giá cả của xe là bao nhiêu thì không thể nói nó đắt hay rẻ )
D. RÚT KINH NGHIỆM : 
****************************
Ngày soạn : 8/1/ 2009 
Tuần 20 – Tiết 80 
Bài 18 
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
I. Mức độ cần đạt
 Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1.Kiến thức
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh
2.Kĩ năng
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác
- Viết mội đoạn văn thuyết minh cĩ độ dài 90 chữ
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
1. Giáo viên: bảng phụ, phim trong. 
	2. Học sinh: soạn bài,bảng nhóm . 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS: 
	* Kiểm tra vở soạn 
	2. Giới thiệu bài: 
 3. Học bài mới 
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu cách sắp xếp trong đoạn văn thuyết minh
HS đọc các đoạn văn thuyết minh/SGK tr.14 ( phim trong) 
? Ở đoạn văn a, đâu là câu chủ đề ? Từ ngữ nào là từ ngữ chủ đề ? Những câu khác trong đoạn giữ nhiệm vụ gì đối với câu chủ đề đó ?
HS: - Câu 1 là câu chủ đề.
 - Từ ngữ chủ đề : thiếu nước sạch.
 - Các câu còn lại giải thích, bổ sung cho câu 1.
? Ở đoạn văn b, đâu là từ ngữ chủ đề ? Những câu khác trong đoạn giữ nhiệm vụ gì đối với từ ngữ chủ đề đó ?
HS: - Từ ngữ chủ đề : Phạm Văn Đồng.
 - Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa đoạn văn thuyết minh.
HS đọc các đoạn văn thuyết minh/SGK tr.14.(phim trong) 
? đoạn văn trên thuyết minh (a) về đối tượng nào? 
HS: cây bút bi 
? Đoạn văn đã trình bày những ý gì về cây bút bi ?
 HS: Cấu tạo, các loại 
? Về cấu tạo của bút, đoạn văn đã trình bày đầy đủ và hợp lý chưa ?
HS: chưa sắp xếp hợp lí : ruột bút-> vỏ bút-> ngòi bút -> các loại bút. 
? Về hai loại bút bi, đoạn văn đã trình bày rõ ràng chưa ?
HS: chưa rõ ràng 
? Bằng đó ý cần phải trình bày, theo em có nên viết gộp trong một đoạn văn không ? Em sẽ chia đoạn và sắp xếp lại ý cho đoạn này như thế nào ?
 HS: chia thành 2 đoạn :
 + Đoạn 1 : Cấu tạo của bút bi ( phần ruột và phần vỏ bút)
 + Đoạn 2 : Các loại bút bi ( loại có nắp đậy và loại dùng lò xo )
GV: tương tự, GV đặt câu hỏi cho đoạn d về chiếc đèn bàn.
HS: chia thành 3 đoạn :
 + Đoạn 1 : Giới thiệu chiếc đèn bàn.
 + Đoạn 2 : Cấu tạo chiếc đèn bàn( phần đế, phần chao, phần công tắc).
 + Đoạn 3 : Các loại đèn bàn.
* Kỹ thuật động não
? Em rút ra được kết luận gì khi xây dựng đoạn văn thuyết minh ?
HS: trả lời
GV: chốt 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập 
HS đọc bài tập 1 sgk 
? Bài tập 1 yêu cầu làm gì? 
HS: viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn : “Giới thiệu trường em”
HS: làm việc cá nhân 
GV : nhận xét, cho điểm 
HS đọc bài tập 2 sgk 
? Bài tập 2 yêu cầu làm gì? 
HS: chủ đề : “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh.
HS: thảo luận nhóm (7’) 
HS : nhóm trình bày, bổ sung 
GV : nhận xét, cho điểm 
HS đọc bài tập 3 sgk 
? Bài tập 3 yêu cầu làm gì? 
HS: Viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8, tập một.
HS: thảo luận nhóm (5’) 
HS : nhóm trình bày, bổ sung 
GV : nhận xét, cho điểm 
* Vận dụng :
 ? Khi làm bài văn thuyết minh cần xác định những gì? 
HS: các ý lơn, nhỏ, mỗi ý viết thành 1 đoạn. 
? Khi diễn đạt, các ý phải sắp xếp như thế nào? 
HS: theo thứ tự 
* Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :
- Nhận dạng và sửa chữa được những đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn. 
- Biết cách sắp xếp ý hợp lí, rõ ràng trong đoạn văn thuyết minh. 
- Viết hoàn chỉnh bài văn cho đề văn “Giới thiệu trường em”
- Soạn bài “Quê hương” 
+ Tím hiểu tác giả, tác phẩm 
+ Trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản 
+ Sưu tầm một bài thơ ( một đoạn văn) thể hiện tình cảm quê hương 
+ Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của em đối với quê hoặc nơi em đang sinh sống. 
I. Bài học: 
*. Đoạn văn trong đoạn văn thuyết minh
- Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
- Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.
- Các ý trong đoạn nên sắp xếp theo một thứ tự hợp lý (từ ngoài vào trong, thứ tự chính-phụ, tổng thể-bộ phận... )
II. Luyện tập
 Bài tập 1: Giới thiệu trường em (tham khảo) 
a. Đoạn mở bài :
. 
b. Đoạn kết bài :
 Đã bao nhiêu thế hệ học trò được rèn luyện từ ngôi trường Thăng Long này. Nhiều người đã trở thành tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ... đang ngày ngày đóng góp sức tài cho đất nước. Khi có dịp, họ đều trở về thăm trường cũ, bởi với họ, ngôi trường đã trở thành một cái nôi kỷ niệm của một thời trong trẻo ước mơ xanh.
Bài tập 2: Đoạn văn thuyết minh : (tham khảo) 
 Hồ Chí Minh (1890-1969), tên thuở nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, quê ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Hồ Chí Minh hiểu rõ nỗi đau của một dân tộc khi mất độc lập, tự do. Không chấp nhận để dân tộc sống trong cảnh nô lệ, ngay từ những năm tháng trẻ tuổi, Người đã bôn ba khắp thế giới tìm ra hướng đi cho con đường giải phóng dân tộc. Chính Người đã dẫn dắt toàn dân làm nên những chiến thắng lừng lẫy địa cầu, giành lại nền độc lập và tự do cho nước nhà. Người thực sự là một lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
Bài tập 3: Đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8, tập một.(tham khảo) 
 Sách gồm hai phần : Phần Bài học và phần mục lục. Phần Bài học là phần chính, gồm 17 bài. Mỗi bài học được biên soạn tích hợp theo thứ tự ba phần Văn-Tiếng-Tập làm văn. Trong từng phần ấy lại được thiết kế thành hai nội dung nhỏ : Nội dung lý thuyết cần nắm và nội dung luyện tập. Cuối sách là phần mục lục chú thích trang cụ thể cho từng bài, giúp người học có thể lật tìm bài học một cách dễ dàng.
D. RÚT KINH NGHIỆM : 
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doc1523chuan.doc