Giáo án Ngữ văn 8 tiết 70 bài 19: Tập làm văn hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 70 bài 19: Tập làm văn hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

TIẾT 70 TẬP LÀM VĂN

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ 7 chữ, biết cách ngắt nhịp 4/3, biết gieo vần đúng.

 b) Về kĩ năng:

 - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.

 - Bồi dưỡng kĩ năng làm thơ 7 chữ.

 c) Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc học tập, mạnh dạn sáng tạo.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên và hướng dẫn trong SGK.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 70 bài 19: Tập làm văn hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 70 TẬP LÀM VĂN
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ 7 chữ, biết cách ngắt nhịp 4/3, biết gieo vần đúng.
	b) Về kĩ năng:
	- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
	- Bồi dưỡng kĩ năng làm thơ 7 chữ.
	c) Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc học tập, mạnh dạn sáng tạo.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên và hướng dẫn trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	Sĩ số 8C: .
a) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình tiết học.
* Vào bài (1’): Các em đã được học một số bài thơ 7 chữ ở lớp 7 gồm thơ Đường luật và thơ cổ. Tiết học này, chúng ta sẽ cùng đi tập làm thơ 7 chữ.
	I. NHẬN DIỆN LUẬT THƠ (17’)
	GV: Yêu cầu HS chú ý các bài thơ: Bánh trôi nước, đoạn thơ trích bài Đi của Tố Hữu, đoạn thơ trích bài Tết quê bà của Anh Thơ, và bài Chiều của Đoàn Văn Cừ.	
?KH: Đọc kĩ các bài thơ để nhận xét số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần?
GV: Cho HS nhận diện luật thơ theo nhóm sau đó gọi các nhóm lần lượt lên trình bày. Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, uốn nắn.
	Bài Bánh trôi nước
	- Nhịp 4/3, bốn câu bảy chữ, vần bằng, luật bằng.
BBBTTBB
TTBBTTB
TTTBBTT
BBTTTBB
	Khổ thơ trích bài Đi (Tố Hữu)
	- Khổ thơ bốn câu bảy chữ, luật trắc, vần bằng.
	- Ngắt nhịp linh hoạt.
BTBBTTB
TBBTTBB
TBTTBBT
TTBBTTB
	Khổ thơ trích bài Tết quê bà (Anh Thơ)
	- Khổ thơ bốn câu, mỗi câu bảy chữ, luật bằng, vần bằng.
	- Nhịp 4/3, 3/4. 
BBTTTBB
TTBBTTB
TTBBBTT
BBBTTBB
	Bài Chiều của Đoàn Văn Cừ
	HS: Bài thơ bốn câu, mỗi câu bảy tiếng. Luật bằng, vần bằng nằm ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4. Nhịp 4/3.
BBBTTBB
TTBBTTB
TTBBBTT
BBBTTBB
	?KH: Từ việc tìm hiểu trên, em hãy nêu nhận xét về luật thơ bảy chữ?
	Ghi: Thơ bảy chữ là thể thơ có câu thơ bảy chữ, ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 nhưng phần nhiều là 4/3. Vần có thể trắc bằng, nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối các câu 2 và 4, có khi cả tiếng cuối câu 1. 
	Luật bằng trắc: theo hai mô hình sau:
	a) Luật bằng vần bằng
BBTTTBB
TTBBTTB
TTBBBTT
BBTTTBB
	b) Luật trắc vần bằng
TTBBTTB
BBTTTBB
BBTTBTT
TTBBTBB
	?TB: Hãy tìm thêm một số bài thơ bảy chữ và chép vào vở?
	HS: Tức cảnh Pắc Bó (Hồ Chí Minh), Ngắm trăng (Hồ Chí Minh), Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt),
	II. TẬP LÀM THƠ (25’)
	?KG: Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng?
	HS: Bài thơ chép sai hai chỗ: sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, trong bài chép lại có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Chỗ sai thứ hai vốn là “ánh xanh lè” chép thành “ánh xanh xanh”, chữ “xanh” sai vần. 
	Sửa: bỏ dấu phẩy, sửa chữ “xanh” thành một chữ hiệp vần với chữ “che” ở trên.
	GV: dùng “xanh lè” là thích hợp, nhưng có thể nghĩ đến các tiếng “vàng khè”, hoặc “Bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhoè”, hay “bóng trăng nhoè”, hay “ánh trăng loe”.
	?: Hãy làm tiếp hai câu thơ cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi?
	Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
	GV: Yêu cầu hai câu thơ tiếp phải theo luật sau:
BBTTBBT
TTBBTTB
	Nguyên văn hai câu cuối của Tú Xương là:
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
	Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười có thể viết:
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
	Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi:
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá,
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
	Hoặc lo cho chị Hằng:
Cõi trần ai cũng chường mặt nó,
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng.
	(Ở hai câu thơ này, chữ mặt không đúng luật bằng - trắc.)
	?: Làm tiếp bài thơ dang dở dưới dây cho trọn vẹn theo ý mình?
Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
	GV: Hai câu tiếp theo về bằng trắc phải là:
TTBBBTT
BBTTTBB
	Về nội dung hai câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì hai câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, chuyện nghỉ hè, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau:
	Có thể viết thêm như sau:
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
	Hoặc:
Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
	GV: Gọi một số học sinh đọc bài làm của mình. Gọi học sinh khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
c) Củng cố, luyện tập (1’):
	GV: Gọi HS đọc phần rút ý về thơ bảy chữ.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Tập làm thơ bảy chữ ở nhà theo đúng mô hình luật.
	- Tiết tới trả bài kiểm tra học kì. Yêu cầu:
+ Xem lại toàn bộ kiến thức liên quan tới bài kiểm tra ở cả ba phần: Văn, Tiếng, Tập làm văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 70 bai 19.doc