I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức:
Nhận diện được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống .
2/ Kĩ năng:
Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương , với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ từ ngữ nào trùng với từ toàn dân, từ ngữ nào không trùng với từ toàn dân .
3/ Thái độ
Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.
NS: 07/12/2010 NTH: 14/12/2010 Tiết 68, chương trình địa phương (Phần tiếng Việt) I. Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: Nhận diện được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống . 2/ Kĩ năng: Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương , với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ từ ngữ nào trùng với từ toàn dân, từ ngữ nào không trùng với từ toàn dân . 3/ Thái độ Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực 5. Kĩ năng tư duy phê phán III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: chương trình địa phương 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm) IV. Các bước lên lớp 1. ổn định.( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (3’) H: Tóm tắt văn bản “ Thằng bé củ Mài” - HS tóm tắt - GV nhận xét và cho điểm 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động Khởi động ( 1’) ở những tiết học trước các em đã có những hiểu biết nhất định về từ ngữ địa phương ở các vùng miền trên đất nước ta trong các lĩnh vực. Nó có một số khác biệt về ngữ âm và từ vựng so với từ ngữ toàn dân, nhưng vẫn có thể hiểu được trên cơ sở đối chiếu với từ ngữ toàn dân. HĐ của thầy và trò T/g Nội dung HĐ1 tìm hiểu từ địa phương - Mục tiêu Xác định từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân. H: Thế nào là từ địa phương ? thế nào là từ ngữ toàn dân ? Gv chia lớp làm 4 nhóm (3’) Nhóm 1: STT 1 đến STT 9 Nhóm 2: STT 10 đến STT 18 Nhóm 3: STT 19 đến STT 26 Nhóm 4: STT 27 đến STT 34 Đại diện các nhóm báo cáo Gv nhận xét, chốt H: Qua bảng so sánh, em có nhận xét gì về từ ngữ địa phương mình so với từ ngữ toàn dân? Nhiều từ trùng với từ ngữ toàn dân. GV: Như vậy, từ ngữ địa phương rất phong phú so với từ ngữ toàn dân đôi lúc gây ra sự khó hiểu. H: Chính vì vậy em rút ra kết luận gì khi sử dụng từ ngữ địa phương? - Khi viết các loại văn bản phải sử dụng từ ngữ toàn dân. - Sử dụng từ ngữ địa phương khi cần thiết. H: Ngoài các từ ngữ địa phương ở trên em thấy ở tỉnh ta còn tồn tại những từ ngữ địa phương nào khác? Sai chính tả, phát âm sai, lẫn lộn giữa l, n, tr, t, ch, tr, s, x. GV: Những từ địa phương trên các em cần có ý thức sửa và không được sử dụng trong các văn bản vì sẽ sai chính tả. Nói tóm lại, các nhà văn, nhà thơ dùng từ ngữ địa phương tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật. Sử dụng từ địa phương khi viết văn bản là có dụng ý nghệ thuật. VD: Khi Kim Lân viết truyện ngắn "Làng", để làm nổi rõ tính cách của 1 ông lão nông dân, cần cù, chịu khó, vui tính, thích nói chuyện, sính dùng chữ, tác giả đã để cho nhân vật ông Hai nói bằng những từ ngữ địa phương: "Chẳng có gì sất, toàn là sai sự mục đích cả!"; hoặc kết luận để thằng cu Húc (con trai út của ông Hai) nói: "Con là em thầy mới lị con u". Hs hoạt động cá nhân Hs trình bày Hs khác bổ sung Bao giờ hết giặc về quê ? Đêm đêm bà bủ nằm mê khấn thần '' (Bà bủ - Tố Hữu) '' Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm , yêu nước cả đôi mẹ hiền '' ( Bầm ơi - Tố Hữu ) '' Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về '' ( Nguyên Hồng ) '' Xảy cha còn chú Xảy mẹ bú dì '' 20’ 20’ 1/ Bài tập 1: Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây. Bảng phụ lục 2/ Bài tập 2: Sưu tầm một số (từ ngữ) thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích của địa phương em hoặc địa phương khác. Bảng phụ lục 2 Bảng phụ lục 1 STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em Từ ngữ được dùng ở địa phương khác 1 Cha thầy, bố ba, tía, cậu 2 Mẹ mẹ, u má, bầm, bủ, mợ 3 ông nội ông nội nội, ông chú 4 bà nội bà nội nội, bà chú 5 ông ngoại ông ngoại ngoại, ông cậu 6 bà ngoại bà ngoại ngoại, bà cậu 7 bác (anh trai của cha) bác bá 8 bác (vợ anh trai của cha) bác bá 9 chú (em trai của cha) chú 10 thím (vợ của chú) thím 11 bác (chị gái của cha) bác bá 12 bác (chồng chị gái của cha) bác bá 13 cô (em của cha) cô 14 chú (chồng em gái của cha) chú 15 bác (anh trai của mẹ) bác bá 16 bác (vợ anh trai của mẹ) bác bá 17 cậu (em trai của mẹ) cậu 18 mợ (vợ em trai của mẹ) mợ 19 bác (chị gái của mẹ) bác 20 bác (chồng chị gái của mẹ) bác 21 dì (em gái của mẹ) dì 22 chú (chồng em gái của mẹ) chú 23 anh trai anh trai bác 24 chị dâu (vợ của anh trai) chị dâu 25 em trai em trai chú 26 em dâu (vợ của anh trai) 27 chị gái chị gái 28 anh rể (chồng của chị gái) anh rể 29 con con em 30 con dâu (vợ của anh trai) con dâu mợ 31 con rể (chồng của em gái) con rể cậu 32 em gái em gái 33 em rể (chồng của em gái) em rể 34 cháu (con của con) cháu Bảng phụ lục 2 1 Anh em như thể tay chân 11 Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con 2 Chị ngã em nâng 12 Cha mẹ nuôi con bằng giời, bằng bể Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày 3 Anh em như khúc ruột trên, khúc ruột dưới 13 Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như ... nguồn chảy ra 4 Anh em đánh nhau đằng cán chứ không đánh nhau đằng lưỡi 14 Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ gặm lá đứng đường 5 Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú gì. 15 Con không cha như nhà không nóc 6 Chú cũng như cha 16 Có cha có mẹ thì hơn Không cha không mẹ như đờn đứt dây 7 Con chị nó đi, con dì nó lớn 17 Người dưng có ngãi, ta đãi người dưng Chị em bất ngãi, ta đừng chị em 8 Nó lú nhưng chú nó khôn 18 Bán anh em xa, mua láng giềng gần 9 Quyền huynh thế huỵch 19 Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng 10 Phúc đức tại mẫu 20 Thật thà như thể lái trâu Thương nhau như thể nàng dâu, mẹ chồng 4/ Củng cố: Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần lưu ý điều gì ? 5/ HDHT: Học bài và chuẩn bị chương trình ĐP (phần văn) theo yêu cầu Tr 141.
Tài liệu đính kèm: