Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 64 đến 66 (Tuần 17)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 64 đến 66 (Tuần 17)

Tuần 17 :

Tiết 64 :

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

A.Mục tiêu cần đạt :

 * Giúp hs

- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài

- Hình thành kĩ năng tự đánh giá và sử chữa bài văn của mình

B.Chuẩn bị :

 Đáp án , những nhận xét

C.Tiến trình lên lớp :

 1, ổn định tổ chức

 2, Kiểm tra bài cũ :

 3, Bài mới :

Đề bài : Thuyết minh về chiếc phích

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 64 đến 66 (Tuần 17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 :	Ngày soạn: 13/12/09
Tiết 64 : 	Ngày dạy : /12/09
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A.Mục tiêu cần đạt :
 * Giúp hs 
- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài 
- Hình thành kĩ năng tự đánh giá và sử chữa bài văn của mình 
B.Chuẩn bị :
 Đáp án , những nhận xét 
C.Tiến trình lên lớp :
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ :
 3, Bài mới : 
Đề bài : Thuyết minh về chiếc phích 
 	A, Yêu cầu 
- Thể loại : thuyết minh 
- Nội dung : về chiếc phích 
 	B, Dàn bài 
- Mở bài : Giới thiệu chung về chiếc phích 
- Thân bài :
 + phích dùng để làm gì ? Có những loại phích nào ? 
 + Cấu tạo của phích ra sao ? 
 + Nêu cách sử dụng 
 + Nêu cách bảo quan 
- Kết bài : Vai trò của chiếc phích đối với con người 
 C, Nhận xét 
 *Ưu điểm 
- Đa số hs bước đầu đã biết thuyết minh về đồ vật , các em đã nắm được các bước làm một bài văn thuyết minh
- Biết kết hợp các phương pháp thuyết minh đã học vào trong bài làm của mình 
- Về sắp xếp ý trong bài tương đối tốt 
- Trình bày sạch sẽ , chữ viết đẹp 
 *Hạn chế :
- Tuy nhiên còn một số học sinh chưa biết thuyết minh còn dưới dạng tự sự , miêu tả và biểu cảm 
- Trình bày các ý còn lộn xộn chưa theo trình tự 
- Chữ viết còn cẩu thả sai lỗi chính tả 
- Bố cục chưa rõ ràng 
D, Chữa lỗi : 
E , Đọc những bài tốt và những bài yếu để học sinh so sánh 
4. Củng cố, dặn dị.: : Về nhà làm lại bài văn , yêu cầu đối với hs điểm thấp
- Soạn bài : Ơng đồ
----------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 17: 	Ngày soạn 13.12.2009
Tiết 65: 	Ngày dạy /12.2009
ÔNG ĐỒ
(Vũ Đình Liên)
A.Mục tiêu cần đạt :
 * Giúp hs 
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ cũa nhân vật ông đồ , qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét văn hoá cổ truyền . 
- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ 
B.Chuẩn bị :
1.GV:Dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn qua vb Nhớ rừng ; Tiếng việt qua vb Câu nghi vấn ; TLV qua vb Viết đoạn văn trong vb thuyết minh 
2.HS : học bài , soạn bài 
C.Tiến trình lên lớp :
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : ( việc soạn bài của hs )
 3, Bài mới :
I, Tìm hiểu tác giả , tác phẩm (?) giới thiệu vài nét về tác giả tác phầm ?( sgk)
II, Đọc , tìm hiểu VB:
1. Đọc , tìm hiểu chú thích: GV cùng hs đọc vb
 Giải thích từ khó 
(?) Danh từ ông đồ được giải thích như thế nào ? 
(?) Theo em , đâu là phương thức biểu đạt của vb này ? 
- Biểu cảm kết hợp miêu tả , tự sự 
(?) Bài thơ có mấy ý ? Nêu nội dung từng ý ?
- Khổ 1,2 Hình ảnh ông đồ thời xưa 
- Khổ 3,4 – Hình ảnh ông đồ thời nay 
- Khổ 5 – Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ 
2. Phân tích VB:
a.Hình ảnh ông đồ thời xưa Đọc khổ 1 
(?) Ý chính của khổ thơ này là gì ?( Giới thiệu ông đồ )
(?) Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm mỗi năm hoa đào nở có ý nghĩa như thế nào ? 
- Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền của dân tộc 
- Oâng đồ có mặt giữa mùa đẹp vui , hạnh phúc của mọi người 
(?) Sự lặp lại của thời gian và con người , với hành động có ý nghĩa gì ? 
(?) Một cảnh tượng ntn được gợi lên từ khổ thơ thứ nhất
 Theo dõi khổ thơ thứ 2 
(?) ý chính của khổ thơ này là gì ? ( ông đồ viết chữ )
(?) Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào 
 Hoa tay thảo những nét – như phượng 
(?) Tác giả đã sử dụng nt gì ? sử dụng nt đó có tác dụng gì ? 
( So sánh , nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng , bay bổng , sinh động và cao quí )
(?) Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị ntn trong mắt người đời ? ( quý trọng và mến mộ)
(?) Hai khổ thơ vừa phân tích cho ta thấy ông đồ từng có 1 c/s ntn?( hạnh phúc) 
(?) Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ , em đọc được cảm xúc nào của người viết lời thơ này ? 
b.Hình ảnh ông đồ thời nay :Gọi hs đọc khổ 3
(?)Ý chính của khổ thơ này là gì ? Những lời thơ nào buồn nhất ?
 ( Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu )
(?) Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ này và nêu tác dụng ? 
 Đọc khổ 4
(?) Khổ thơ này nói lên điều gì ? 
(ông đồ hoàn toàn bị lãng quên )
(?) Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ : ông đồ vẫn ngồi đấy , qua đường không ai hay?
(?) Một cảnh tượng ntn được gợi lên từ lời thơ : Lá vàng rơi trên giấy ; ngoài giời mưa bụi bay ?
(?) Lá vàng rơi là dấu hiệu cuối thu . Mưa bụi bay là dấu hiệu mùa động. Như vậy ong đồ đã kiên trì ngồi đợi viết chữ qua mấy mùa . Hình ảnh ông đồ ngồi đấy gợi cho em cảm nghị gì ? 
c.Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ: Đọc khổ thơ cuối 
(?) Có gì giống và khác nhau qua 2 chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu ? 
(?) Sự giống nhau và khác nhau đó ó ý nghĩa gì ?
(?) Theo em , có cảm xúc nào ẩn chứa sau cái nhìn của tác giả? ( xót thương)
(?) Bằng những câu cuối cùng của bài ông đồ , tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào ? 
Thương tiếc những giá trị tình thần tốt đẹp bị tàn tạ , lãng quên ï
III: Tổng kết, Ghi nhớ : sgk (?) Từ bài thơ ông đồ , em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Bằng ?
I, Tìm hiểu tác giả , tác phẩm 
II, Đọc , tìm hiểu VB:
1. Đọc , tìm hiểu chú thích 
2. Phân tích VB:
a.Hình ảnh ông đồ thời xưa
- Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết – mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho
à Một cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và con người , có sức gợi niềm vui và hạnh phúc 
- Qúi trọng ông đồ 
- Qúi trọng nếp sống văn hoá của dân tộc
b.Hình ảnh ông đồ thời nay 
- Nỗi buồn của ông đồ vắng khách
- Lời thơ gợi tả hình ảnh ông đồ vẫn ngồi ở chổ cũ trên hè phố , nhưng âm thầm , lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người 
- Hình ảnh một con người già nua cô đơn , lạc lõng giữa phố phường
c.Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ 
- Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ 
- Con người thì không thế ; họ có thể trở thành xưa cũ
III: Tổng kết, Ghi nhớ : sgk 
4. Củng cố:
- Hình Anhr ơng đồ thời xưa và hình ảnh ơnng đồ thời nay
5. Dặn dị: : Học thuộc bài thơ , phần ghi nhớ 
Soạn bài “ Hai chữ nước nhà”
------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 17 :	Ngày soạn 13/12/09
Tiết 66 : 	Ngày dạy: /12/09
 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Bài 17 : HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 	 ( Trần Tuấn Khải )
A.Mục tiêu cần đạt :
 *Giúp hs :
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích : nỗi đau mất nước và chí phục thù cứu nước 
- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật ủa ngòi bút Trần Tuấn Khải : Cách khai thác đề tài lịch sử , sự lựa chọn thể thơ thích hợp , việc tạo dựng không khí , tâm trạng , giọng điệu thống thiết 
B.Chuẩn bị :
1.GV : dự kiến khả năng tích hợp : Với lịch sử Việt Nam ở giai đoạn đầu thế kỉ XV và đầu thế kỉ XX 
+ Tập thơ Á Nam Trần Tuấn Khải với lời giới thiệu của Xuân Diệu
+ Một số bài thơ của Trần Tuấn Khải 
2.Hs : Soạn bài , học bài 
C.Tiến trình lên lớp :
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Muốn làm thằng cuội . Với riêng em , em thích nhất câu thơ nào trong bài ấy ? Giải thích ? 
Phân tích hành động và nụ cười của thằng Cuội – Tản Đà trong 2 câu cuối của bài thơ ?
 3, Bài mới : Qua Mục Nam quan ( bây giờ là Hữu nghị quan – cửa khâu biên giới Việt – Trung ở Lạng Sơn ), nhớ lại chuyện Nguyễn Trãi tiễn cha làNguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt về Trung Quốc , nhà thơ Tố Hữu viết : 
 Ai lên ải bắc ngày xưa ấy , 
 Khóc tiễn cha đi mấy dặm trường .
 Hôm nay biên giới mùa xuân ấy 
 Núi trắng hoa mơ , cờ đỏ đường !
 Còn Trần Tuấn Khải – một nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỉ XX – lại mượn hẳn câu chuyện lịch sử cảm động này để giải bày tâm sự yêu nước thương nòi và kích động tinh thần cứu nước của nhân dân ta hồi đầu thế kỉ XX
I, Giới thiệu tác giả ,tác phẩm 
(?) Hãy nêu vài nét về tác giả tác phẩm ? ( sgk)
II, Đọc – tìm hiểu văn bản:
1, Đọc – Chú thích:
GV đọc bài thơ sau đó gọi hs đọc lại ( yêu cầu : lưu ý nhịp thơ ở 2 câu bảy và 6-8 , gịong thơ rất thống thiết , kích động , các từ bắt vần trắc , bằng , vần lưng ..)
Giải thích từ khó 
(?) Nhan đề của bài thơ cho biết nội dung chính là gì ?
- Bài thơ trình bày cảm nghĩ của con người về đất nước mình 
(?) Nhưng tác giả bài thơ này không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ yêu nước của mình . Oâng đã có cách biểu hiện riêng nào ?
- Mượn lời ông Nguyễn Phi Khanh nói với con khi ông bị quân minh giải sang Trung Quốc . 
(?) Nếu thế , tâm sự yêu nước của Nguyện Phi Khanh cũng chính là của tác giả Trần Tuấn Khải . Trong bài thơ Hai chữ nước nhà tâm sự này được diễn ra qua mấy nét tâm tư ? Đó là những tâm tư nào ?
2.Bố cục: HS tìm hiểu bố cục
- Từ đầu đến con nhớ lấy lời cha khuyên – Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ mất nước nhà tan 
- Tiếp đến lấy ai tế độ đàn sau đó mà – Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ nước mất nhà tan 
- Phần còn lại – Nỗi lòng người cha dành cho con 
 3.Phân tích :- Gọi hs đọc đoạn 1 
a.Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước 
(?) Trong cuộc ra đi của người cha là Nguyễn Phi Khanh có gì đặc biệt ? ( Chú thích sgk)
(?) Cảnh tượng cuộc ra đi được miêu tả qua lời thơ nào ? 
 ( 4 câu đầu)
(?) Cảnh tượng thiên nhiên được miêu tả trong những câu thơ đó như thế nào ? 
(?) Những từ ngữ : mây sầu ảm đạm , gió thảm hiu , hổ thét chim kêu gây cho em cảm giác gì ? 
- Một cảnh vật tan tóc chia li , thê lương , đây không chỉ là không khí của thời Phi Khanh , những năm 1407 , mà chính là không khí nước An Nam thời những năm 20 của thế kỉ XX , không khí mất nước , nô lệ 
(?) Trong bối cảnh đau thương như vậy , tâm trạng của người cha ra sao ? 
- Trước sự việc đó con muốn đi theo cha để săn sóc cha già cho tròn chữ hiếu nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở vềđể tính việc lo trả thù nhà , đền nợ nước . Đối với hai cha con ,tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm vì thế mà tâm trạng lúc này đau đớn , xót xa tột cùng 
(?) Hình ảnh : Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước 
 Chút thân tàn lần bước dặm khới 
 Trông con tầm tã châu rơi 
Gợi cho em suy nghĩ và liên tưởng điều gì ? 
- Nước mất nhà tan , cha con , anh em li biệt 
GV giảng thêm : Những hình ảnh máu lệ , hồn nước vẫn là hình ảnh đã rất quen thuộc và có phần sáo mòn , nhưng ở đây người đọc vẫn được lôi cuốn bởi tâm tạng và cảm xúc của hai cha con , nhất là người cha già đang cố dặn con , trăng trối với đứa con trai lớn thông minh , nghị lực ông vô cùng tin tưởng và hi vọng 
(?) Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy , lời khuyên của người cha có ý nghĩa nư thế nào ? 
- Có ý nghĩa như một lời trăng trốí . Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết
I, Giới thiệu tác giả ,tác phẩm 
 Sgk / 161 
II, Đọc – tìm hiểu văn bản: 
1, Đọc – Chú thích:
2.Bố cục: (3phần)
3.Phân tích :
a.Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước 
+ Không gian : 
- ở biên giới ảm đạm, heo hút . Đây là nơi tận cùng của tổ quốc
- Một cảnh tượng tan tóc , thê lương 
+ Hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật 
- Hoàn cảnh thật éo le : cha bị giải sang Tàu , không mong ngày trở lại , con muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu , nhưng cha đã dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nhà , đền nợ nước 
- Tâm trạng : Cả 2 cha con , tình nhà , nghĩa nước đều sâu đậm , da diết và đều tuột cùng đau đớn , xót xa : nước mất nhà tan , cha con li biết .
à Lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối . Nó thiêng liêng , xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết 
b.Nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất nhà tan 
- Gọi hs đọc đoạn 2 
(?) Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc trong những lời khuyên nào ? ( 4 câu đầu của đoạn 2 )
(?) Qua các sự tích : giống Hồng Lạc , giời Nam riêng một cõi , anh hùng hiệp nữ , đặc điểm nào của dân tộc được nói tới ? 
- Truyền thống dân tộc ( nòi giống cao quí , lịch sử lâu đời , nhiều anh hùng hào kiệt
(?) Tai sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nhà , người cha lại nhắc ( trước hết ) đến lịch sử anh hùng dân tộc ? 
(?) Điều này cho thấy tình cảm sâu đậm nào trong tấm lòng người cha ? 
- Niềm tự hào dân tộc – một biểu hiện của lòng yêu nước 
(?) Trong phần tiếp theo , những câu thơ nào miêu tả hoạ mất nước ? 
 Bốn phương khó lửa bừng bừng 
 bỏ vợ lìa con 
(?) Qua bốn câu thơ đó ta thấy được cảnh tượng lúc bấy giờ ntn?
(?) Trước tình cảnh đó thì nỗi đau của người yêu nước được diễn tả qua câu thơ nào ? 
 Thảm vong quốc kể sao xiết kể 
 .
 Sông Hồng Giang nhừng vận cơn sầu 
(?) Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì và nêu ý nghĩa của biện pháp đó ? 
(?) Những lời nói về thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc sâu sắc nào trong lòng người cha ?
- Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan ,Lòng căm phẩn vô hạn trước tội ác giặc minh . Đó cũng là biểu hiện sâu sắc của tình yêu nước trong lòng nhà thơ 
c.Nỗi lòng người cha dành cho con 
 Gọi hs đọc đoạn cuối 
(? ) Những lời thơ cuối diễn tả tình cảnh thực của người cha 
 Cha xót phận tuổi già sức yếu 
 .
Thân lươn bao quản vũng lầy 
(?) Qua các chi tiết : tuổi già sức yếu , đành chịu bó tay , thân lươn bao quản cho ta thấy người cha đang trong cảnh ngộ thế nào ? ( già yếu , bị bắt , , không còn địa vị là cảnh ngộ ngặt nghèo , bất lực )
(?) Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước cứu nhà , người cha lại nói tới cảnh bất lực của mình ? 
(?) Tiếp đó , người cha mong con nhớ đến tổ tông khi trước . Đó là một tổ tông như thế nào ? 
- Tổ tông vì nước gian lao . Vì ngọn cờ độc lập 
(?) Mục đích lời khuyên của người cha ở đây là gì ? 
 (?) Nhận xét về giọng điệu lời thơ khuyên nhủ này ? 
- Thống thiết , chân thành 
(?) Từ lời khuyên đó , em cảm nhận được nỗi lòng nào của người cha ?
(?) Đọc bài thơ Hai chữ nước nhà , em hiểu gì về nỗi lòng của người cha trong hoàn cảnh nước mất nhà tan ? 
(?) Từ đó em cảm nhận điều quý giá nào trong tấm lòng nhà thơ Trần Tuấn Khải – người đã mượn lời ông Nguyện Phi Khanh để bày tỏ lòng mình với đất nước ? ( HSTLN) 
III. Tổng kết: Ghi nhớ : sgk 
 (?) Cảm nghĩ về 2 chữ nước nhà đã trở thành đề tài lớn trong thơ VN . Em biết những bài thơ ( câu thơ ) nào khác diễn tả tình yêu quê hương đất nước của con người trong khói lửa chiến tranh ? ( HS tự bộc lộ 
b.Nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất nhà tan 
- Người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con
- Cảnh đất nước đang chìm trong khói lửa và cảnh giết chóc của bọn xâm lược tàn bạo chúng quyết tâm tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ , làm cho bao người dân , con đỏ nheo nhóc , khốn cùng n
- Tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá và so sánh để cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất , sông núi VN
 Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan , lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác của giặc minh 
c.Nỗi lòng người cha dành cho con 
- Nhằm kích thích hun đúc cái ý chí “ gánh vác” của người con , làm cho lời trao gửi thêm nặng tình cảm
- Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông 
à yêu con , yêu nước. Đặt niềm tin tưởng vào con và đất nước . Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước , dân tộc 
III. Tổng kết: Ghi nhớ : sgk 
V, Luyện tập 
Những từ ngữ mang tính chất ước lệ , sáo mòn trong đoạn thơ : ải Bắc , mây sầu , gió thảm , hổ thét , chim kêu , hạt máu nóng , hồn nước , Hồng Lạc , vong quốc 
- Sức truyền cảm của đoạn thơ là cảm xúc chân thành , mãnh liệt , vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải , đau thương của nhân vật l/s , vừa “ rung vào dây đàn yêu nước thương nòicủa mọi lòng người” ( Xuân Diệu) thời hiện tại
4. Hướng dẫn về nhà: Tại sao tác giả lấy Hai chữ nước nh làm đầu đề bài thơ ? Nó gắn với tư tưởng chung của đoạn văn ntn?
 Gợi ý : Nước và nhà là 2 khái niệm riêng , nhưng ở đây , trong hoàn cảnh cha con Nguyễn Phi Khanh , Nguyện Trãi ( mà cũng là h/c chung của thời đại những năm 20 của thế kỉ XX ) hai khái niệm đó lại có mối tương quan không thể tác rời . Nước mất thì nhà tan , thù nhà có thể trả được khi thù nước đã rửa . Bởi vì thế tất cả những điều mà phi khanh muốn nhắc nhở con tựu trung chỉ là : Hãy lấy nước làm nhà , lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha , như thế là vẹn cả đôi đường 
- Học thuộc bài thơ , phần ghi nhớ 
 Soạn bài “ Hoạt động ngữ văn thi làm thơ 7 chữ”
Kiểm tra, ngày ..tháng 12 năm 2009
Người kiểm tra
------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17 hoang xuan phuong.doc