Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 63 Tiếng việt: Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 63 Tiếng việt: Ôn tập Tiếng Việt

 Tiết 63

Tiếng việt

 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A. PHẦN CHUẨN BỊ.

 I. Mục tiêu cần đạt

 1, Kiến thức, kĩ năng, tư duy: Giúp HS

 - Hệ thống hoá những kiến thức tiếng việt đã học ở HK I.

 - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng việt trong nói viết.

 - Có ý thức củng cố tích hợp ngang với văn, tập làm văn.

 2, Giáo dục HS yêu qúi tiếng việt.

 II. Chuẩn bị.

 1, Thầy: Nghiên cứu soạn giảng + Bảng phụ.

 2, Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu sgk.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 63 Tiếng việt: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/12/07 Ngày dạy: 8a : 28/12/07
 8b: 27/12/07 
 Tiết 63
Tiếng việt
	 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. PHẦN CHUẨN BỊ.
 I. Mục tiêu cần đạt
 1, Kiến thức, kĩ năng, tư duy: Giúp HS
 - Hệ thống hoá những kiến thức tiếng việt đã học ở HK I.
 - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng việt trong nói viết.
 - Có ý thức củng cố tích hợp ngang với văn, tập làm văn.
 2, Giáo dục HS yêu qúi tiếng việt.
 II. Chuẩn bị.
 1, Thầy: Nghiên cứu soạn giảng + Bảng phụ.
 2, Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu sgk.
B. PHẦN TRÊN LỚP
 I. Kiểm tra bài cũ.
 II. Bài mới.
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 H
 G
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng? Nghĩa hẹp? VD?
- Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của 1 số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
Tính chất rộng- hẹp của từ ngữ là tương đối hay tuyệt đối? Tại sao?
- Chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từng từ. Một từ có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp với từ ngữ kia.
Thế nào là trường từ vựng? Cho VD?
Phân biệt cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ với trường từ vựng?
- Cấp độ...nói về mối quan hệ bao hàm nhau giữa các từ ngữ cùng loại.
* Ví dụ: “Thực vật”( DT) bao hàm : cỏ, cây, ...
 ( danh từ)
- TTV: là tập hợp các từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa, nhưng có thể khác nhau về từ loại.
 * Ví dụ: TTV về “người”
+ Chức vụ của người: tổng thống, thư kí...( DT)
+ P/chất, trí tuệ : Thông minh, ngu đần...( TT)
+ Hoạt động của người: ăn, ngủ, đi...( ĐT)
Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh?
- Từ tượng hình gợi tả dáng vẻ, hoạt động trạng thái của sụ vật.
- Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
Nêu tác dụng của chúng?
- Gợi hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động có giá trị b/cảm cao thường dùng trong văn miêu tả và văn tự sự
Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho VD?
- Từ ngữ địa phương: từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định.
Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ?
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng trong 1 tầng lớp XH nhất định. 
Nói quá là gì? Tác dụng? Ví dụ?
- Là 1 biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, t/chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức b/cảm.
 * Ví dụ: Đen như cột nhà cháy.
 Hiền như bụt.
Thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng? VD?
- Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây c/giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, trnhs thô tục, thiếu lịch sự.
 * Ví dụ: Chị ấy không còn trẻ lắm.--> Đãgià
 Bác ấy đi đột ngột quá.--> Chết
 Bảng phụ ( Sơ đồ- SGK-T157)
Dựa vào kiến thức về VHDG và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ hãy điền từ ngữ thích hợp vào ô trống ( Sơ đồ)
Lên bảng điền
- Giải thích:
+ Truyền thuyết: truyện DG về các n/v và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
+ Cổ tích: Truyện DG kể về cuộc đời, số phận của 1 số kiểu n/v quen thuộc ( người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ...)
+ Truyện ngụ ngôn: Truyện DG mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói gió chuyện con người.
+ Truyện cười: Truyện DG dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.
Từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của từ ngữ trên là TRUYỆN DÂN GIAN tức là từ ngữ có nghĩa rộng hơn ( cấp độ khái quát cao hơn)=> Khi giải thích nghĩa của từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với nghĩa của 1 số từ ngữ khác, ta thường phải xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn.
Tìm trong ca dao VN 2 VDụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh?
Viết 2 câu, trong đó 1 câu dùng từ tượng hình?
 1 câu dùng từ tượng thanh?
Thế nào là trợ từ? Cho ví dụ?
- Là những từ ngữ chuyên đi kèm với 1 từ ngữ khác trong câu dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc đuợc nói đến trong câu.
 * Ví dụ: Đừng nói người khác, chính anh cũng lười.
Thán từ là gì? Cho ví dụ?
- Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, t/cảm thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Thán từ đứng ở đầu câu, đôi khi tách thành câu đặc biệt.
 * Ví dụ: - Ô hay, tôi tưởng anh cũng biết rồi.
 - Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ. 
Tình thái từ là gì? Cho ví dụ?
- Là từ thêm vào trong câu để cấu tạo thành câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, biểu thị sắc thái t/cảm của người nói.
 * Ví dụ: - Anh đọc xong cuốn sách rồi à?
 - Con nghe thấy rồi ạ!
Trường hợp giao tiếp nào nên sử dụng tình thái từ?
- Quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, t/cảm đối với người nghe, người đọc.
Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ?
- Là câu có từ 2 cụm CV trở lên, không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm CV là 1 vế câu.
 * Ví dụ: Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Cách nối các vế câu?
- Có 2 cách nối:
 + Dùng từ nối.
 + Không dùng từ nối.	
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép?
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế rất chặt chẽ.
- HS đọc yêu cầu bài tập- HĐ nhóm.
III. Hướng dẫn học ở nhà. ( 3’)
 - Nắm chắc nội dung ôn tập.
 - Hoàn thiện các btập.
 - Tham khảo đề kiểm tra ( sgk-T 169)
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
I. Từ vựng. ( 25’)
 1, Lí thuyết:
a, Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
- Từ ngữ có nghĩa rộng:
 * Ví dụ: “Thú” có nghĩa rộng 
 hơn “ Voi”, “ hươu”
- Từ ngữ có nghĩa hẹp: 
 * Ví dụ: 
 “ Cá thu” có nghĩa hẹp hơn “cá”
- Tính chất rộng hẹp chỉ là tương đối.
 * Ví dụ:
 Thực vật: cây, cỏ, hoa
 cây dừa, hoa lan, cỏ gà.
 b, Trường từ vựng.
Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
 * Ví dụ: TTV chỉ “mặt”:
 mắt, má, miệng...
 c, Từ tượng hình, từ tượng thanh
Từ tượng hình: lom khom, lác đác...
Từ tượng thanh: rì rào, gâu
gâu, oa oa...
 d, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Từ ngữ địa phương:
 * Ví dụ: 
 + TNTD: ngô, quả dứa, vào...
 + TNĐP: bắp, trái thơm. vô...
- Biệt ngữ xã hội:
 * Ví dụ: 
 + Tầng lớp vua chúa ngày xưa:
 Trẫm, khanh,...
 + Tầng lớp HS, sinh viên:
 ngỗng, gậy, tủ...
 đ, Các biện pháp tu từ từ vựng
* Nói quá
 * Nói giảm nói tránh:
 2, Bài tập
 a.
 TRUYỆN DÂN GIAN
T thuyết- C.tích- Ng ngôn- T.cười
 b.
 1, Lỗ mũi 18 gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
 2, Tiếng đồn cha mẹ em hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi.
 c.
1, Con đường này khúc khuỷn.
2, Chó sủa gâu gâu.
 II. Ngữ pháp ( 17’)
 1, Lí thuyết.
 a. Trợ từ, thán từ.
 * Trợ từ.
 * Thán từ.
 b. Tình thái từ.
 c. Câu ghép.
 2, Bài tập
a. Nó ăn những 2 bát cơm cơ mà!
A, hôm nay nó ăn những 2 bát 
 cơm.
b. Câu ghép.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
--> Có thể tách ra làm 3 câu đơn nhưng khi tách ra như thế mối liên hệ, sự liên tục của 3 việc không được thể hiện rõ bằng gộp thành 3 vế của câu ghép.
 c. Câu ghép.
- Câu 1
- Câu 2
 --> Nối = QHT “cũng như”, 
 “ bởi vì”

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 63.doc