Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62: Muốn làm thằng cuội - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62: Muốn làm thằng cuội - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước vọng rất “ngông”.

-Cảm nhận được cá mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú.

2. Kĩ năng: Rèn năng cảm nhận và phân tích thơ.

3. Thái độ: Biết yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.

 B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.

2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (3p)

-Nêu đặc điểm giọng điệu và hình ảnh người anh hùng cứu nước trong hai bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông và Đập đá ở Côn Lôn?

III Bài mới:

1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài

Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một bài thơ nữa thuộc thể thơ thất ngôn bát cú.Song giọng điệu và hình ảnh của bài thơ Muốn làm thằng cuội có gì khác so với hai bài trước, chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 11756Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62: Muốn làm thằng cuội - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/12/06
Tiết 62: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
	 	(Tản Đà)
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước vọng rất “ngông”.
-Cảm nhận được cá mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú.
2. Kĩ năng: Rèn năng cảm nhận và phân tích thơ.
3. Thái độ: Biết yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.
 B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (3p) 
-Nêu đặc điểm giọng điệu và hình ảnh người anh hùng cứu nước trong hai bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông và Đập đá ở Côn Lôn?
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài
Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một bài thơ nữa thuộc thể thơ thất ngôn bát cú.Song giọng điệu và hình ảnh của bài thơ Muốn làm thằng cuội có gì khác so với hai bài trước, chúng ta cùng tìm hiểu.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2(7p)Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Gv gọi hs đọc phần chú thích.
Nêu vài nét chính về tác giả.
Nêu xuất xứ của bài thơ?
Hoạt động 3:(20p) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
Đọc lại hai câu đầu? 
-Câu thơ đầu sử dụng kiểu câu gì?
-Ta thấy tâm trạng của nhà thơ ntn?
-Tại sao nhà thơ lại buồn và tại sao lại than thở với chị Hằng?
( liên hệ với xã hội lúc bấy giờ)
Gọi hs đọc 4 câu tiếp theo.
GV nêu nhận xét về thơ Tản Đà như ở SGK và giải thích cho hs hiểu “Ngông”: dám làm những điều khác lạ sáng tạo không lặp lại người khác, có cá tính khác thường, mạnh mẽ, không chịu ép mình vào ché độ xã hội cũ.
Yêu cầu hs thảo luận: Cái ngông của Tản Đà biểu hiện trong bài thơ như thế nào?
Thực chất cái ngông đó là gì?
Đại diện nhóm trình bày
Lớp nhận xét
Gv liên hệ truyện cổ tích thằng cuội.
Liên hệ thơ Tản Đà.
Cản hứng bao trùm bài thơ là gì?
 Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ trong hai câu cuối?
Ý nghĩa của cái cười?
Đựac điểm thơ Tản Đà?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật thơ Tản Đà?( Cảm xúc, ngôn ngữ?)éH phát hiện trả lời, Gv giải thích thêm, lấy dẫn chứng minh hoạ.
Hoạt động 4(7p).Hướng dẫn luyện tập.
Gọi hs đọc nội dung bài tập
Hs trao đổi, thảo luận.
I.Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:Tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu(1889-1939)
Quê: Khê Thượng, Bất Bạt, Sơn Tây(Ba Vì, Hà Tây)
Xuất thân là nhà nho song lận đận trong thi cử.
Thơ Tản Đà như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và hồn thơ hiện đại Việt Nam.
2. Tác phẩm:
“Muốn làm thằng cuội” nằm trong quyển “Khối tình con I”(1917)
II. Đọc, tìm hiểu từ khó:
1. Đọc: đúng nhịp, diễn cảm.
2. Từ ngữ khó: SGK
III.Phân tích
1. Hai câu đầu:
Câu cảm thán (ơi), thốt lên như một lời than thở, nhà thơ muốn giải bày tâm trạng.
-Tâm trạng: buồn, chán.
-> Bất hoà sâu sắc với xã hội.
2. Bốn câu tiếp theo.
* Cái ngông của Tản Đà:
-Muốn làm thằng cuội:
 Cung quếxin chị nhắc lên chơi.
-Gọi chị xưng em với chị Hằng
-Muốn làm bầu bạn tri âm tri kỉ cùng với chị Hằng, cùng gió cùng mây.
* Thực chất của cái ngông là xuất phát từ một thái độ bất hoà với XH.
-> Cảm hứng lãng mạn, khát khao thoát khỏi trần thế dầy buồn chán đến một thế giới trong sáng, thanh cao.
3. Hai câu cuối
-Hình ảnh bất ngờ thú vị: “tựa nhau trông xuống thế gian cười”
-Ý nghĩa của tiếng cười:
+ Cười thoả mãn ước mơ cuộc sống.
+ Cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần
-> Đỉnh cao của cảm xúc lãng mạn và chất ngông của Tản Đà.
4. Những yếu tố nghệ thuật mới mẻ.
-Cảm xúc lãng mạn: mong muốn thoát ly khỏi trần thế, bộc lộ khát vọng riêng tư(cái tôi cá thể)
-Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, dùng từ ngữ hiện đại, phép đối không câu nệ
-Sức tưởng tượng kì diệu.
5. Tổng kết:(Ghi nhớ:SGK)
IV. Luyện tập.
1.Phép đối trong hai cặp câu thực, luận:
-Tác giả chỉ chú ý đối số chữ và ý, không gò ép đối cả về từ loại, kiểu câu(đã: phó từ/xin: động từ; câu3: câu hỏi/ câu 4: câu cầu khiến).
2.-Qua đèo ngang:chặt chẽ, mực thước, cổ điển.
- Muốn làm thằng cuội: linh hoạt, giản dị, hiện đại.
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố:
- Khái quát lại những nội dung chính. Giá trị toàn bài.
-Góih đọc to phần ghi nhớ.
 * Dặn dò:
 -Học thuộc bài thơ.
- Soạn bài Ôn tập Tiến Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 62.doc