Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62 đến 64 - Tuần 17

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62 đến 64 - Tuần 17

Tuần 17

TPPCT:62

 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Nắm vững nội dung của phần Tiếng việt đã học nhất là nội dung trọng tâm.

 - Biết so sánh và đối chiếu kiến thức của các từ vựng, ngữ pháp và dấu câu.

II/ CHUẨN BỊ:

 - GV: giáo án

 -HS: Chuẩn bị bài.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1.Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ :

 3.Bài mới:

 Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng

GV Yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức của các văn bản đã học.

GV chốt ý, tổng kết.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62 đến 64 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
TPPCT:62
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 - Nắm vững nội dung của phần Tiếng việt đã học nhất là nội dung trọng tâm.
 - Biết so sánh và đối chiếu kiến thức của các từ vựng, ngữ pháp và dấu câu.
II/ CHUẨN BỊ:
 - GV: giáo án 
 -HS: Chuẩn bị bài. 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới: 
 Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng
GV Yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức của các văn bản đã học.
GV chốt ý, tổng kết.
stt
TÊN BÀI
NỘI DUNG TRỌNG TÂM
VÍ DỤ
1
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Khái niệm 
- Từ ngữ nghĩa rộng: khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Từ ngữ nghĩa hẹp: Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hảm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Lưu ý 
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
2
Trường từ vựng
Khái niệm
Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng hình dang: gầy, cao,mập, thấp, 
Lưu ý
1. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
2. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
3. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nmhiều trường từ vựng khác nhau.
4. cách chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng sức gợi cảm.
3
Từ tượng hình, từ tượng thanh 
Khái niệm 
1. Từ tượng hình: là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
2. Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên con người
lom khom, đủng đỉnh
róc rách, ủn ỉn, ha ha
Công dụng
Gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động 
-> có giá trị biểu cảm cao.
- Thường sử dụng trong văn miêu tả, tự sự.
4
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Khái niệm
1. Từ ngữ địa phương:Là từ chỉ sử dụng ở một ( một số) địa phương nhất định. 
2. Biệt ngữ xã hội:Là những từ chỉ sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
VD: phao ( tài liệu), cháy giáo án ( dạy khơng hết bài do thiếu thời gian)
- U ( mẹ), heo ( lợn)
- Phao ( tài liệu), cháy giáo án ( dạy khơng hết bài do thiếu thời gian
Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Trong thơ văn: sử dụng hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. 
- Muốn trách lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH, cần tìm hiểu những từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
5
Nói quá
Khái niệm
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
Đen như cột nhà cháy.
Tác dụng
- Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
6
Nói giảm nói tránh 
Khái niệm
- NoÙi giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự.
XUẤT PHƯỚC T
Ông ấy đã qua đời rồi.
2. Hệ thống hoá kiến thức ngữ pháp.
stt
TÊN BÀI
NỘI DUNG TRỌNG TÂM
VÍ DỤ
1
2
Trợ từ
Khái niệm
- Là những từ ngữ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nĩi đến ở từ ngữ đĩ
Cĩ, những, chính, đích, ngay
- Đặt câu: Chính Lan nĩi vớt tơi như vậy đấy.
Thán từ
Đặc điểm
- Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Thường đứng ở đầu câu.
- Có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.
Chao ôi, con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
Phân loại
- Có hai loại:
 + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ôi
 + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng
3
Tình thái từ 
Chức năng 
- Được thêm vào trong câu để cấu tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Cháu đi học à?
Phân loại
- Tình thái từ nghi vấn: à, ï, hử, chứ, hả, chăng..
- Tình thái từ cầu khiến: nào, đi, với
- Tình thái từ cảm thán: sao, thay
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé
4
Câu ghép 
Đặc điểm
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
- Mỗi cụm CV này được gọi là một vế câu.
Trăng lên, trăng đứng, trăng tà.
Cách nối các vế câu.
- Dùng các từ có tác dụng nối :
+ Nối bằng 1 quan hệ từ.
+ Nối bằng 1 cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng 1 cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau.
- Không dùng từ nối : Giữa các vế cần có dấu phẩy, dấm chấm phẩy, dấu hai chấm.
5
Dấu ngoặc đơn
Công dụng
- Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
Tiếng trống của Phìa ( lí trưởng) thúc gọi nộp thóc rền rĩ.
6
Dấu hai chấm
Công dụng
- Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Bộ: đơn vị đo chiều dài hay dùng ở Anh và Mĩ, bằng 0,3048
7
Dấu ngoặc kép
Công dụng
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn.
Tục ngữ có câu: “ Không thầy đố mày làm nên”
4. Củng cố : Hệ thống kiến thức
5. Dặn dò :	- Chuẩn bị: Thi học kì
Tuần 17
TPPCT:*
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh:
 - Nắm vững nội dung của phần tập làm văn đã học nhất là nội dung trọng tâm: Văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
 - Biết cách lập dàn bài bài văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ
 GV: Giáo án 
 HS: Chuẩn bị bài. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
- yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự có tác dụng gì?
- Nhắc lại dàn bài của bài văn tự sự?
-Muốn làm bài văn tự sự trước hết chúng ta phải làm gì?
Hoạt động 2
- Bố cục của bài văn thuyết minh?
HS: Trình bày
I. Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
II. Dàn ý bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Mở bài: Giới thiệu sự việc nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện ( cũng có thể nêu kết quả trước)
- Thân bài:Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự.
- Kết bài: Nêu kết cục, cảm nghĩ của người trong cuộc ( người kể hay một nhân vật nào đó)
 Dàn ý chung cho bài văn thuyết minh
*Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.(dùng pp nêu định nghĩa về đối tượng)
*Thân bài: Thuyết minh về từng chi tiết của đối tượng.
*Kết bài:Nêu nhận dịnh đánh giá chung về đối tượng.
4. Củng cố: Nhấn mạnh nội dung bài học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị thi .HKI.
Tuần 17
TPPCT:63-64
KIỂM TRA HỌC KỲ I
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống được kiến thức đã học về Văn, Tiếng Việt và TLV
 2. Kỹ năng: Có kĩ năng làm bài trắc nghiệm và kĩ năng làm văn thuyết minh
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình làm bài.
 II. CHUẨN BỊ 
 GV : Đề bài
 HS : Chuẩn bị kĩ trước ở nhà
 Tích hợp: Tất cả các văn bản và tập làm văn, tiếng Việt đã học trong học kì I
 III. TIẾN TRINH LÊN LỚP :
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới : 
 - GV phát đề cho học sinh 
 - GV nhắc HS đọc kĩ đề, xác định yêu cầu đề, làm bài nghiêm túc.
 - Yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc, không được trao đổi, quay cóp, dỡ tài liệu.
 - Giáo viên thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
 - GV thu bài về nhà chấm trả đúng qui định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 l8.doc