Giáo án Ngữ văn 8 tiết 60 bài 15: Kiểm tra tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 60 bài 15: Kiểm tra tiếng việt

TIẾT 60 TIẾNG VIỆT

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

1. Mục tiêu bài kiểm tra: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức tiếng Việt của học sinh từ đầu năm lớp 8 đến giờ.

 b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định chính xác các đơn vị kiến thức ở các dạng hỏi khác nhau, kĩ năng phân tích và viết đoạn văn có cấu trúc đảm bảo, nội dung đúng yêu cầu.

 c) Về thái độ: Có ý thức ôn tập bài chu đáo, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B:

 8C: .

2. Nội dung đề

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 60 bài 15: Kiểm tra tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:		Ngày kiểm tra: .Kiểm tra lớp 8B
	Ngày kiểm tra:  .Kiểm tra lớp 8C
TIẾT 60 TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài kiểm tra: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức tiếng Việt của học sinh từ đầu năm lớp 8 đến giờ.
	b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định chính xác các đơn vị kiến thức ở các dạng hỏi khác nhau, kĩ năng phân tích và viết đoạn văn có cấu trúc đảm bảo, nội dung đúng yêu cầu.
	c) Về thái độ: Có ý thức ôn tập bài chu đáo, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: 
	8C: ..
2. Nội dung đề
a) Ma trận đề
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
C1
1
Trường từ vựng
C6
1
Từ tượng hình, tượng thanh
C2
12
2
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
C5
1
Trợ từ, thán từ
C7
1
Tình thái từ
C8
1
Nói quá
C9
1
Nói giảm, nói tránh
C10
1
Câu ghép
C3
13
2
Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm
C4
1
Dấu ngoặc kép
C11
1
Tổng số câu
3
8
13
Tổng số điểm
1
2
2
5
10
b) Đề kiểm tra
	Phần trắc nghiệm (3 điểm)
	Câu 1 (0.25 đ): Sự sắp xếp các nhóm từ như sau đúng hay sai?
	1. Đồ dùng gia đình: giường tủ, bàn ghế, xe điện, đài, xe đạp, quạt điện;
	2. Đất nước: núi sông, con cháu, đồng ruộng, con người, biên giới, quốc kì.
	3. Hoa: hoa lan, hoa đào, hoa tay, hoa ban, hoa sen, hoa mắt, hoa bưởi;
	4. Gia đình: ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, bộ đội, thợ xây, anh, em.
	A. Đúng.	B. Sai.
	Câu 2 (0.5 đ): Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được một câu giải thích đúng nghĩa của các từ tượng thanh hoặc từ tượng hình.
A
B
a. Thướt tha là
......nối với..
1. Âm thanh cao và trong, phát ra với nhịp độ mau.
b. Lanh lảnh là
..nối với..
2. Có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì.
3. Có dáng cao rủ dài xuống và chuyển động một cách mềm mại, uyển chuyển.
	Câu 3 (0.25 đ): Chọn một trong các cụm từ sau điền vào chỗ trống để có được định nghĩa đúng về cấu tạo câu ghép: và chúng bao chứa nhau, và chúng không bao chứa nhau.
	Câu ghép là câu có hai cụm chủ - vị trở lên..
	Câu 4 (0.25 đ): Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời đối thoại. Đúng hay sai?
	Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”
	A. Sai.	B. Đúng.
	Câu 5 (0.25 đ): Trong giao tiếp, chúng ta có nên sử dụng thường xuyên các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội không?
	A. Có.	B. Không.
	Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng:
	Câu 6 (0.25 đ): Các từ được in đậm trong bài thơ sau thuộc trường từ vựng nào?
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
	A. Động vật ăn cỏ.	B. Động vật ăn thịt.
	C. Động vật thuộc loài ếch nhái.	D. Côn trùng.
	Câu 7 (0.25 đ): Dòng nào sau đây có từ in đậm là thán từ?
	A. Cậu này đến là nghịch.	B. Vâng, tôi đã nghe.
	C. Thức ăn đã ôi cả rồi.	D. Ái là chị của tôi.
	Câu 8 (0.25 đ): Tình thái từ in đậm trong trường hợp nào tạo câu nghi vấn?
	A. Anh về à?	B. Anh về đây.
	C. Anh về đi.	D. Anh về cơ.
	Câu 9 (0.25 đ): Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người!
	A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
	B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
	C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ.
	D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.
	Câu 10 (0.25 đ): Ý kiến nào nói đúng nhất mục đích của nói giảm nói tránh?
	A. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
	B. Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
	C. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
	D. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
	Câu 11 (0.25 đ): Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?
	Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom - thế thôi”.
	A. Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
	B. Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.
	C. Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp.
	D. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.
	Phần tự luận (7 điểm):
Câu 12 (2 đ): Đoạn văn
	“Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra khắp người, chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.”
 (Nam Cao – Lão Hạc)
	a) Đoạn văn có những từ nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
	b) Nếu lược bỏ các từ tượng hình, tượng thanh đó thì đoạn văn sẽ thay đổi như thế nào?
	Câu 13 (5 đ): Viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu nói về một nhân vật đã học mà em thích. Trong đoạn có câu ghép (gạch chân các câu ghép đó).
3. Đáp án
	Phần trắc nghiệm (3 điểm):
	Câu 1 (0.25 đ): B;	Câu 2 (0.5 đ): a nối với 3; b nối với 1. 	
Câu 3 (0.25 đ): điền “và chúng không bao chứa nhau”;
	Câu 4 (0.25 đ): A; Câu 5 (0.25 đ): B; Câu 6 (0.25 đ): C; 
	Câu 7 (0.25 đ): B; Câu 8 (0.25 đ): A; Câu 9 (0.25 đ): C;
	Câu 10 (0.25 đ): B; Câu 11 (0.25 đ): A.
	Phần tự luận (7 điểm):
	Câu 12 (2 điểm):
	- Những từ tượng hình trong đoạn văn: mải mốt, xồng xộc, vật vã, xộc xệch, rũ rượi, long sòng sọc (0.75 đ).
	- Những từ tượng thanh trong đoạn văn: xôn xao, tru tréo (0.25 đ).
	- Nếu lược bỏ các từ tượng hình, tượng thanh đó thì sẽ mất đi phần âm thanh và hình ảnh, đoạn văn do đó sẽ mất đi sự sinh động, gợi cảm (người đọc sẽ không hình dung được cái chết vật vã, đau đớn của lão Hạc, không thấy được sự lo lắng khẩn trương của ông giáo khi sang nhà lão Hạc) (1 đ).
	Câu 13 (5 điểm):
	a) Về hình thức:
	- Đoạn văn đảm bảo độ dài khoảng 10 – 12 dòng (0.5 đ).
	- Cách trình bày nội dung đoạn tuỳ chọn: diễn dịch, quy nạp, hoặc tổng – phân - hợp, đoạn văn đảm bảo cấu trúc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt (1 đ).
	- Trong đoạn có câu ghép và kiểu câu ghép cũng được tự chọn. Yêu cầu gạch xác định chính xác câu ghép có trong đoạn (1 đ).
	b) Về nội dung:
	- Chọn nói về một nhân vật mà mình hiểu nhất, thích nhất theo đúng yêu cầu của đề (2.5 đ).
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra (Chuyển sang tiết trả bài)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 60 bai 15.doc