Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 6: Trong lòng mẹ (Tiếp) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 6: Trong lòng mẹ (Tiếp) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận chất trữ tình của tác phẩm.

3. Giáo dục học sinh biết yêu thương và kính trọng mẹ.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài,bức tranh “trong lòng mẹ”.

2. Học sinh: Đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý ở sgk.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)

II. Bài cũ : (6p) Qua cuộc trò chuyện với chú bé Hồng em thấy bà cô có cử chỉ và giọng điệu như thế nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này?

III Bài mới:

Hoạt động 1:(3p) Khởi động

GV chuyển tiếp ý trên: Trước những lời lẽ cay độc của bà cô liệu chú bé Hồng có ghét bỏ mẹ mình hay không? Tình cảm chú dành cho mẹ như thế nào? bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2253Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 6: Trong lòng mẹ (Tiếp) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/9/06
Tiết 6	 TRONG LÒNG MẸ(tiếp)
	(Trích Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận chất trữ tình của tác phẩm..
3. Giáo dục học sinh biết yêu thương và kính trọng mẹ.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài,bức tranh “trong lòng mẹ”.
2. Học sinh: Đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý ở sgk.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : (6p) Qua cuộc trò chuyện với chú bé Hồng em thấy bà cô có cử chỉ và giọng điệu như thế nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này?
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
GV chuyển tiếp ý trên: Trước những lời lẽ cay độc của bà cô liệu chú bé Hồng có ghét bỏ mẹ mình hay không? Tình cảm chú dành cho mẹ như thế nào? bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(12 p) Tìm hiểu văn bản(T)
GV gọi hs đọc phần 2
Qua đoạn đối thoại với bà cô, em cảm nhận tình cảm của bé Hồng đối với mẹ như thế nào? 
 Gv: Bé Hồng gặp lại mẹ trong hoàn cảnh nào? phản ứng của bé Hồng khi thấy mẹ?
Hình ảnh so sánh có gì độc đáo?
HS suy nghĩ trả lời. lớp nhận xét
Tại sao gặp mẹ, chú bé Hồng lại oà lên khóc nức nở?
HS có thể nói lên nững cảm nhận riêng của mình. Gv bình thêm
GV đọc chậm đoạn cuối “phải bé lạiêm dịu vô cùng”
Em có nhận xét gì về đoạn văn này? 
Cảm giác của bé Hồng lúc này như thế nào?
 HS: Đoạn văn mang đậm chất trữ tình
( GV cho hs tìm những câu thơ, những bài hát.. nói về tấm lòng người mẹ)
Gv cho hs thảo luận thêm về câu hỏi ở sgk- gv chốt lại
Hoạt động 3( 4p): Tổng kết
Rút ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật?
Hs làm việc độc lập, trả lời, gv chốt lại.
HS đọc phần ghi nhớ ở sgk.
hoạt động 4:(7P) Luyện tập
GV tổ chức cho hs làm bài tập 5
Hs làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. Lớp nhận xét, gv bổ sung.
Nội dung kiến thức
2. Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ
a. Khi đối thoại với bà cô:
-Bé Hồng tội nghiệp đáng thương, uất ức khi mẹ bị xúc phạm “ giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi như hòn đá mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi).
b. Khi được ở trong lòng mẹ:
-Ngày giỗ đầu của bố, mẹ của Hồng về
- thoáng thấy bóng mẹ liền đuổi theo và gọi bối rối, vừa sợ không phải mẹ thì sẽ thẹn và tủi cực.
- xe chạy chậm, đuổi kịp, thở hồng hộc, trèo lên xe, oà lên khóc nức nở.
-> Hồng cảm động mạnh: giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc
“Cảm thấy ấm áp, mơn man khắp da thịt
 “Không còn nhớ mẹ đã hỏi gì và em đã trả lời những gì” “ ..không nghĩ ngợi gì nữa.
à Cảm giác sung sướng đến cực điểm:
IV. Tổng kết
1 nội dung :
-Tình cảnh đáng thương và nổi đau tinh thần của chú bé Hồng.
- Tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ. Cảm giác sung sướng khi gặp lại mẹ.
2. Nghệ thuật:kể và bộc lộ cảm xúc, giọng văn thiết tha đằm thắm chất trữ tình, ngôn ngữ và hình ảnh so sánh giàu tính gợi cảm.
V.Luyện tập:
Chứng minh một nhận định:
+ Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ:
Viết về những người phụ nữ trong xã hội cũ nhiều( Tám Bính trong Bỉ vỏ)
Trong lòng mẹ: Nhân vật bà cô tàn ác, người mẹ đáng thương-> thái độ trân trọng.
+ Nguyên Hồng là nhà văn của nhi đồng.
 Thế giới trẻ em trong những sáng tác của ông.
 Trong lòng mẹ: Chú bé Hồng có cảnh ngộ đáng thương, nhạy cảm, thương yêu mẹ, có niềm tin ở người mẹ.
	D. Củng cố, dặn dò:(5p)
-khái quát nội dung toàn bài: Những nét chung về tác giả, nhân vật bà cô, tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ
- Gọi 1 hs đọc to phần ghi nhớ
- Học bài . Soạn bài Trường từ vựng. Đọc và tìm hiểu trước các câu hỏi ở SGK
- Xem trước các bài tập
	 -------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 6.doc