Giáo án Ngữ văn 8 tiết 59: Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 59: Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng

Tiết: 59 LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG

Tuần: 15

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

- Cách tìm hiểu , quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân.

- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.

1.2 Kỹ năng:

Tạo lập văn bản thuyết minh.

1.3 Thái độ:

GD Học sinh bảo quản vật dụng.

2. Trọng tâm:

- Cách tìm hiểu , quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân.

- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.

- Tạo lập văn bản thuyết minh.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 59: Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 59	LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
Tuần: 15 	 	
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Cách tìm hiểu , quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng,của những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
Kỹ năng:
Tạo lập văn bản thuyết minh.
Thái độ:
GD Học sinh bảo quản vật dụng.
Trọng tâm:
- Cách tìm hiểu , quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng,của những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
- Tạo lập văn bản thuyết minh.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng (phích nước, sơ đồ tư duy). 
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: 
Thông qua bài mới.	
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Những vật dụng trong gia đình, trong lớp học, nơi công cộng. Nếu chúng ta biết dùng và bảo quản thì vật dụng đó bền. Muốn được như thế ta phải biết cấu tạo, lợi ích của nó đem lại lợi ích gì để bảo quản cho tốt thì hôm nay chúng ta sẽ thực hành giới thiệu về một vật dụng hết sức gần gũi với mỗi gia đình chúng ta qua một tiết luyện nói.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức.
Gv cho học sinh hệ thống lại kiến thức về văn thuyết minh bằng bảng đồ tư duy.
5 Văn thuyết minh là gì?
5 Các phương pháp thuyết minh?
5 Bố cục của bài văn thuyết minh?
5 Yêu cầu trước khi làm bài văn thuyết minh?
Hoạt động 3: Luyện tập:
Với sự chuẩn bị ở nhà theo tổ nhóm. GV cho học sinh đại diện nhóm trình bày dàn bài (Học sinh có thể trình bày bằng bảng đồ tư duy).
Học sinh lên giới thiệu:
MB: Giới thiệu chung về các phích.
TB: 
- Nguồn gốc: được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur.
- Cấu tạo và nguyên lí hoạt động:
+ Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy. Vỏ phích thường được làm bằng nhôm, nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu.
+ Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lớp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc cọ xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong). Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn.
- Công dụng: Giữ nhiệt. Nó có thể giữ được nước sôi ở khoảng 80 đến 90 độ.
- Cách dùng và bảo quản:
+ Chọn mua phích: Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o đều đều là tốt. Bạn nên cẩn thận khi tháo đáy phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. 
+ Khi phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ.
+ Đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào và vặn nắp thật chặt. 
+ Tránh tầm tay của trẻ em.
+ Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa
nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
+ Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả năng bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng.
Yêu cầu khi nói:
- Tác phong nghiêm túc, tự tin. Nói thành câu cú trọn vẹn, đúng từ ngữ, ý chính xác, diễn đạt mạch lạc. Phát âm rõ ràng, âm lượng đủ cho cả lớp nghe.
- Khi nói mắt hướng về đối tương giao tiếp.
Học sinh nhận xét, góp ý. GV nhận xét sửa sai.
I. Củng cố kiến thức.
II. Luyện tập: 
Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ).
Tìm hiểu đề bài:
- Thể loại: Thuyết minh. 
- Nội dung: Đặc điểm công dụng của phích nước.
 - Phạm vi kiến thức: Quan sát trong thực tế hàng ngày. 
Dàn bài:
MB: Giới thiệu chung về các phích.
TB: 
- Nguồn gốc: được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur.
- Cấu tạo và nguyên lí hoạt động:
+ Cấu tạo ngoài.
+ Cấu tạo trong.
- Tác dụng của phích nước.
- Cách sử dụng và bảo quản phích nước.
KB: Vai trò của phích nước trong đời sống hiện nay.
4.4 Củng cố và luyện tập.
Học sinh nhắc lại dàn bài chung của văn thuyết minh.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Xem lại bài.
+ Tìm hiểu, xây dựng bố cục cho bài thuyết minh về một vật dụng tự chọn.
+ Tự luyện nói ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:	
Chuẩn bị “Thuyết minh một thể loại văn học”. Xác định luật bằng trắc trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”.
Để viết được bài văn thuyết minh về một thể loại văn học cần có những kiến thức gì?
5. Rút kinh ngiệm:	
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen noi thuyet minh mot thu do dung.doc