Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 59 đến 61 - Tuần 16

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 59 đến 61 - Tuần 16

 ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hệ thống hĩa kiến thức về dấu câu đã học .

 - Nhận ra và biết cách sửa lỗi thường gặp về dấu câu .

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1.Kiến thức :

 -Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp .

 -Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lý tạo nên hiệu quả trong văn bản ; ngược lại, sử dụng dấu câu sai cĩ thể làm cho người đọc khơng hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt .

 2.Kĩ năng :

 - Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản .

 - Nhận biết và sửa chữa các lỗi về dấu câu .

 3. Thái độ

-GD học sinh thận trọng khi dùng các dấu câu trong văn viết.

III/ CHUẨN BỊ

 - GV : Giáo án, CKTKN.

 - HS : Học bài - chuẩn bị bài

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1.Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 614Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 59 đến 61 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Lớp dạy: 8.1,2
TPPCT:59 Ngày dạy: 
 ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hệ thống hĩa kiến thức về dấu câu đã học .
 - Nhận ra và biết cách sửa lỗi thường gặp về dấu câu .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức :
 -Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp .
 -Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lý tạo nên hiệu quả trong văn bản ; ngược lại, sử dụng dấu câu sai cĩ thể làm cho người đọc khơng hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt .
 2.Kĩ năng :
 - Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản .
 - Nhận biết và sửa chữa các lỗi về dấu câu .
 3. Thái độ
-GD học sinh thận trọng khi dùng các dấu câu trong văn viết. 	 
III/ CHUẨN BỊ
 - GV : Giáo án, CKTKN.
 - HS : Học bài - chuẩn bị bài
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. 
 3.Bài mới:
 I. Hệ thống hố các dấu câu đã học.
LỚP
stt
DẤU CÂU
CÔNG DỤNG
VÍ DỤ
6
1
Dấu chấm
Kết thúc câu trần thuật. 
Ngày mai, tôi đi Hà Nội.
2
Dấu chấm hỏi
Kết thúc câu nghi vấn. 
Bạn đi học chưa? 
3
Dấu chấm than
Kết thúc câu cảm thán, cầu khiến.
- Bơng hoa đẹp quá !
- Giúp tơi một tay với nào!
4
Dấu phẩy
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
- Giữa các TPP của câu với TPC.
- Giữa từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
- Giữa các vế cuả một câu ghép.
- Ngày mai, tôi đi Hà Nội.
- Cá chép, cá trắm, cá mè là những loại cá sống ở nước ngọt.
- Bạn Lan, lớp trưởng, đang học bài.
- Mây tan, mưa tạnh.
7
1
Dấu chấm lửng
- Tỏ ý còn nhiều sự việc, hiện tượng chưa liệt kê hết.
- Thể hiện lời nĩi bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quảng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước, châm biếm. 
- Trong vườn nhà em có nhiều loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa lan
- Thưa cô em xin lỗi cơ.
- Nó bận lắm, bận lắm, nó bậnngủ.
2
Dấu chấm phẩy.
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- Dưới ánh trăng, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữ a biển rộng cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
3
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh 
- Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
- Có người khẽ nói:
 - Bẩm có khi đê vỡ!
 - Tàu Hà Nội – Huế khởi hành lúc 7 giờ.
8
1
Dấu ngoặc đơn
Đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung ) 
 Bạn Lan ( lớp trưởng lớp 7a) đang điều khiển chào cờ.
2
Dấu hai chấm
- Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
- Nhà Bác ở: vườn mây vách gió ư?
- Ông cha ta thường nói: “ Có chí thì nên”.
3
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được trích dẫn.
- Ông cha ta thường nói: “ Có chí thì nên”.
- So với Na-va “ ranh tướng” Pháp
- “ Tắt đèn" là tác phẩm nổi tiếng của NTT.
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu.
Giáo viên chốt ý: Khi viết cần trách các lỗi về dấu câu:
+ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
+ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
+ Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
+ Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
III. Luyện tập
 BT1 Điền dấu câu: (,), (.), (.), (,), (:), (:), (!), (!), (!), (!), (,), (,), (.), (,), (.), (,), (,), (,), (.), (,), (:), (-), (?), (?), (?), (!).
4. Củng cố-dặn dò: Nhắc nhở học sinh dùng đúng dấu câu.
	 Học bài ôn tập kiến thức về tiếng việt .
	 Chuẩn bị: tiết sau kiểm tra một tiết.
TPPCT:60
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Kiểm tra những kiến thức tiếng việt đã đuợc học từ các lớp 6,7,8 (chủ yếu là lớp 8 – HKI)
 - Rèn luyện các kĩ năng thực hành tiếng việt .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức :
 -Kiến thức trong SGK và các ví dụ cũng như bài tập mà học sinh đã học .
 2.Kĩ năng :
 - Vận dụng những kiến thức đã học để khái niệm và làm bài tập các bài tiếng Việt HK I.
3. Thái độ
- GD Tinh thần tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
III/ CHUẨN BỊ
 	- GV : Giáo án , đề, đáp án, biểu điểm.
 - HS : Học bài - chuẩn bị bài
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 
Tuần 16 Ngày dạy:
TPPCT: 61 
THUYẾT MINH
VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Nắm được các kỹ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1.Kiến thức :
 -Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh .
 -Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học .
 2.Kĩ năng :
 - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học . 
 - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học .
 - Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó .
 - Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
 3. Thái độ: GDHS thái độ nghiêm túc trong học tập.
III/ CHUẨN BỊ:
 GV: Giáo án – bảng phụ.
 HS: Học bài - Chuẩn bị bài.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1 Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ : Hãy kể tên một vài thể loại văn học mà em đã đựơc học?
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1
GV :yêu cầu HS đọc đề văn ( sgk).
-Xác định yêu cầu của đề? Đối tượng thuyết minh ở đây là gì?
HS: - Yêu cầu thuyết minh.
Đối tuợng: 1 thể loại văn học.
GV đặt câu hỏi gợi ý để HS trả lời.
- Bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng( chữ)? Số dòng , số chữ có bắt buộc không? Có thể thay đổi được không?
GV:Dựa vào cách hướng dẫn sgk, em hãy ghi kí hiệu bằng(B) - Trắc( T) cho bài thơ.
GV: Dựa vào kí hiệu B – T em hãy tìm quy luật của B-T
- Phép đối : chỉ xem xét các tiếng 2,4,6 ở cặp câu: 3 -4; 5-6.
- Niêm ( dính nhau): Xét ở các tiếng 2,4,6 ở câu 1 -8; 2 -3; 4 -5; 6 -7.
- Phép đối thường được sử dụng ở những cặp câu nào của bài thơ? Hãy chỉ ra cách đối ở các cặp câu ấy?
GV: Lưu ý cách gieo vần, ở thể thơ này cách gieo vần có đặc điểm gì?
* Gợi ý: các tiếng ở vị trí cuối của các câu: 1,2,4,6,8, có hiệp vần gì?
Nhấn mạnh: - Vần có thanh huyền hoặc thanh ngang -> vần bằng -> hiệp vần bằng.
 - Vần có thanh hỏi, ngã, nặng, sắc -> vần trắc
-> hiệp vần trắc.
GV:Bài thơ 7 tiếng được ngắt nhịp như thế nào?
GV chốt ý: Cách ngắt nhịp như vậy để tạo sự nhịp nhàng cho bài thơ.
Hoạt động 2
GV: Dựa vào phần quan sát, tìm hiểu trên, hãy thảo luận và rút ra dàn bài của một đề văn thuyết minh về một thể loại văn học mà cụ thể là thể là thể thơ: Thất ngơn bát cú Đường luật?
HS: Tiến hành thảo luận và trình bày.
GV yêu cầu học sinh thuyết minh một đoạn về thể thơ này:
 Mở bài
 Thân bài
 Kết bài.
Lưu ý cho HS về:
 - Ưu điểm là một thể thơ có vẻ đẹp hài hòa, cân đối , cổ điển, nhiều bài thơ hay được làm bằng thể thơ này.
- Nhược điểm: Gò bó vì có nhiều ràng buộc.
- Em đã được học những bài thơ nào thuộc thể loại trên?
HS: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà.
Hoạt động 3
-Muốn thuyết minh đặc điểm về một thể loại văn học
trước hết chúng ta cần phải làm gì?
Hoạt động 4
-Hướng dẫn học sinh thảo luận -> Lập dàn ý cho đề bài(sgk)
-GV nhận xét –củng cố.
I/ Từ quan sát đến mơ tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.
Đề bài: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngơn bát cú.”
1.Quan sát bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”
a. Số dòng, số tiếng:
 - Bài thơ: 8 dòng.
 - Mỗi dòng: 7 tiếng.
 b. Luật bằng trắc:
- Kí hiệu: 
+ B: thanh ngang, thanh huuyền.
+ T: Thanh hỏi, ngã, sắc, nặng.
Đối: ở các tiếng 2,4,6 của các câu ( nếu dịng trên tiếng bằng ứng với dịng dưới tiếng trắc )
Niêm ( dính nhau): ở các tiếng 2,4,6 của các cặp câu: 1-8; 2-3; 4-5; 6-7.( dịng trên B tương ứng dịng dưới B)
c. Phép đối:
- Đối: thanh, ý, từ ở các cặp câu: 3 -4; 5 -6.
d. Vần: Hiệp vần bằng ở các tiếng cuối câu 1,2,4,6,8.
g. Nhịp: 4/3, 2/2/3.
2. Lập dàn ý.
 a. Mở bài:
Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngơn bát cú.
 b. Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể thơ:
- số câu, số chữ trong mỗi bài.
- quy luật bằng trắc của thể thơ.
- cách gieo vần của thể thơ.
- cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dịng thơ.
 c. kết bài:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
3. Ghi nhớ (sgk)
III.. Luyện tập 
1.BT1
Mở bài: Nêu định nghĩa về truyện ngắn.
Thân bài: Nêu đặc điểm của truyện ngắn:
- Chủ đề.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện.
- Kết cấu, nghệ thuật.
- Không gian, thời gian.
- Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
Kết bài: Giá trị của truyện ngắn nói chung.
 4/ Củng cố-dặn dò : -Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK
 - Học bài: Đập đá ở Côn Lôn.
	 - Chuẩn bị bài: Muốn làm thằng cuội.
Tuần 16
TPPCT:*
ÔN TẬP VĂN HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức phần văn bản nhật dụng và thơ Đường luật đã học.
2. Kĩ năng: Luyện kỹ năng ôn tập, tổng kết những vấn đề về một thể loại văn học.
II. Chuẩn bị .
 -GV: Sách giáo khoa, bảng tổng kết về truyện ký Việt Nam 
 - HS: SGK, ôn tập kiến thức.
III. Tiến trình giảng dạy:
 1. Ổn định :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới
 Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức về nội dung các văn bản.
 GV Yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức của các văn bản đã học.
 GV chốt ý, tổng kết.
stt
VĂN BẢN
TÁC GIẢ
THỂ LOẠI
PTBĐ
NỘI DUNG TRỌNG TÂM
* Truyện kí Việt Nam
1
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
Hồi kí
TS+MT,BC
Kể lại một cách chân thực và đầy cảm động những cay đắng tủi cực cùng tình thương yêu cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ đầy bất hạnh của mình.
2
Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố
Tiểu thuyết
TS+MT,BC
Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của XHTDPK đương thời, đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân VN lúc bấy giờ.
3
Lão Hạc
Nam Cao
Truyện ngắn
TS+MT,BC
Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng củahọ. Tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nam Cao.
* Văn học nước ngoài
4
Cô bé bán diêm
An-dec-xen
Truyện ngắn
TS+MT,BC
Số phận đáng thương của em bé và lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh của tác giả.
5
Chiếc lá cuối cùng
O-hen-ri
Truyện ngắn
TS+MT,BC
Xây dựng truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, kết cấu đảo ngược tình huống, làm cho chúng ta rung cảm trước tình thương yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ.
6
Hai cây phong
Ai-ma-tôp
Truyện ngắn
TS+MT,BC
Hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ. Qua đó ta thấy được tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện hết sức cảm động về thầy Đuy-sen.
* Văn bản nhật dụng
7
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Thuyết minh.
Làm sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
8
Ôn dịch thuốc lá
Nguyễn Khắc Viện
XUẤT PHƯỚC THA
ết minh
Thuyết minh, nghị luận.
Giống như ôn dịch, nạn thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thât 1to lớn cho sức khoẻ và tính mạng con mgười. Nó còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khoẻcon người nên không thể kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chông ôn dịch.
4.Củng cố - dặn dò - Chuẩn bị: Ôn tập học kì I.(Phần Tiếng Việt)
TPPCT:59-61,*
 Ngày 28/11/2011
TT: Châu Thanh Gương
 Tuần 16

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16 l8.doc