Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57 đến tiết 60 - Tuần 15

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57 đến tiết 60 - Tuần 15

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC.

 (Phan Bội Châu)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Cảm nhận vẻ đẹp của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, dù ở hoàn cảnh tù đày vẫn giữ phong thái ung dung, hiên ngang bất khất với niềm tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí ngang tàng.

- Rèn kĩ năng tìm hiểu thơ TNBCĐL

- Giáo dục lòng kính yêu các anh hùng của dân tộc và tự hào về họ.

B. Chuẩn bị:

- GV: Chân dung Phan Bội Châu ; tác phẩm ''Ngục Trung Thư''; hướng dẫn học sinh đọc lại lịch sử Việt nam giai đoạn 1900 - 1930

- HS: Đọc lại lịch sử Việt nam giai đoạn 1900 - 1930

C. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ :

 ? Em hãy phân tích ý nghĩa của ''Bài toán hạt thóc'' - ''Bài toán dân số” từ thời cổ đại?

 ? Muốn thực hiện có hiệu quả chính sách dân số, chúng ta phải làm gì?.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57 đến tiết 60 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 - Tiết 57 Ngày soạn: 28/11/2009 
 Ngày dạy: 1/12/2009
Văn bản
vào nhà ngục quảng đông cảm tác.
 (Phan Bội Châu) 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận vẻ đẹp của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, dù ở hoàn cảnh tù đày vẫn giữ phong thái ung dung, hiên ngang bất khất với niềm tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí ngang tàng.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu thơ TNBCĐL
- Giáo dục lòng kính yêu các anh hùng của dân tộc và tự hào về họ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Chân dung Phan Bội Châu ; tác phẩm ''Ngục Trung Thư''; hướng dẫn học sinh đọc lại lịch sử Việt nam giai đoạn 1900 - 1930
- HS: Đọc lại lịch sử Việt nam giai đoạn 1900 - 1930
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
 ? Em hãy phân tích ý nghĩa của ''Bài toán hạt thóc'' - ''Bài toán dân số” từ thời cổ đại?
 ? Muốn thực hiện có hiệu quả chính sách dân số, chúng ta phải làm gì?.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
Hoạt động 1:
? Hãy giới thiệu những nét sơ lược về Phan Bội Châu ?
- Trình bày SGK. GV ghi bảng
?Bài thơ "vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết trong hoàn cảnh nào ? 
- Trình bày SGK
GV bổ sung thêm vài nét về hoàn cảnh ra đời của tập “Ngục trung thư”
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc tìm hiểu chung văn bản:
GV hướng dẫn H đọc bài: 
- GV đọc mẫu 1 lần GV có nhận xét
- H1, H2 đọc bài H đọc bài
? Trong bài có câu "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế".Vậy kinh tế được hiểu như thế nào ?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? đặc điểm của thể thơ ấy ?
? Bố cục (4 phần: đề, thực, luận, kết (mỗi phần gồm có 2 câu)
? Em hiểu gì về hai chữ "cảm tác" ở nhan đề bài thơ ?cảm xúc được biết ra thành sáng tác 
? Như vậy bài thơ được viết theo phương thức b/đạt nào ?
- Trình bày GV ghi bảng
 Hoạt động 3: Hướng dẫn H phân tích văn bản.
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, đang trong hoàn cảnh thực tế nào ?
? Đọc hai câu đề ? Khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng ngục tù được thể hiện bằng TN?
? Những từ ngữ đó thể hiện quan điểm về việc ở tù của mình như thế nào?
?Nhận xét về khẩu khí của tác giả qua hai câu thơ đầu?
? Quan niệm "chạy...ở tù" nói lên tác giả là người như thế nào?
?Giọng điệu hai câu thơ đó như thế nào ? qua đó thể hiện điều gì?
? Em hiểu như thế nào là “Khách không nhà” và “người có tội”?
? Đọc hai câu thơ 3-4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên ? Vì sao ?
? Và nghệ thuật đối trong hai câu thơ đã khắc sâu điều đó. Em hãy chỉ rõ ?
? Từ giọng điệu >< em cảm nhận được ý nghĩa lời tâm sự của tác giả như thế nào ?
? Liệu đây có phải là lời than thân không ?
?Đọc hai câu 5-6 em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu thơ đó ?
? Giải nghĩa lại cụm từ ''Bủa tay ...''
? Hai câu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện h/a người anh hùng, hào kiệt.
? Đọc hai câu cuối ? Hai câu thơ là sự kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy ?
?Cách dùng từ và dấu câu ở hai câu thơ trên có gì đặc sắc ? Phân tích tác dụng ?
Hoạt động 4:Hướng dẫn H tổng kết.
?Đọc diễn cảm bài thơ ? Cảm hứng bao trùm toàn bài thơ này là gì ?
- Cảm hứng lãng mạn hào hùng, vượt hẳn lên trên thực tại khắc nghiệt của cuộc sống tù ngục Hình ảnh người chí sĩ CM...
?Nhận xét nghệ thuật đặc sắc bài thơ ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4: Hướng dẫn H luyện tập.
? Cảm nghĩa của em về nhà thơ ?
? Hãy phát biểu cảm nghĩ về tinh thần của các nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX.
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (1867-1940)
- Là nhà chính trị, là một nhà văn, nhà thơ lớn .
- Sự nghiệp sáng tác phong phú, đồ sộ giàu ý nghĩa tư tưởng trong việc thể hiện lũng yêu nước thương dân và khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ Nôm, sáng tác 1914 khi Phan 
Bội Chõu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam
II.Đọc- Tìm hiểu chung văn bản:
1. Đọc và chú thích.
2. Thể thơ:Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Được viết theo phương thức biểu cảm 
II. Phân tích văn bản:
1. Hai câu đầu.
- hào kiệt phong lưu
- chạy mỏi chân thì ở tù
=>khẩu khí của bậc anh hùng, đường hoàng, ung dung
àGiọng điệu đùa vui cứng cỏi nổi bật khí phách ngang tàng, bản lĩnh vững vàng cứng cỏi của người chí sĩ.
2. Hai câu thực:
Khách không nhà/ người có tội
à phép đối,giọng thơ trầm tĩnh thống thiết.
=> nỗi đau lớn lao của người anh hùng cứu nước của một thời đại khổ nhục nhưng vĩ đại.
3. Hai câu luận
-Bủa tay ôm bồ kinh tế
 Mở miệng cười cuộc oán thù
à Khẩu khí hào hùng, dù ở tình trạng bi kịch vẫn theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời. Cười ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.
=> Nghệ thuật đối + nói quá Khắc hoạ đậm nét hình ảnh người anh hùng mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù trong hoàn cảnh tù đầy vẫn lạc quan
4. Hai câu kết
- Khẳng định tư thế hiên ngang, ý chí gang thép và niềm tin vào sự nghiệp.
àLặp từ còn lời thơ dõng dạc, dứt khoát.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
-Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách hiên ngang, kiên cường vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
2. Nghệ thuật:
-Giọng thơ hùng hồn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. 
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
IV. Củng cố:
? nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? 
? Tinh thần của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX? 
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung và NT của bài.
- Phát biểu cảm nghĩ về Phan Bội Châu - Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn.
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 15 - Tiết 58 Ngày soạn:29/11/2009 
 Ngày dạy: 2/12/2009
Văn bản
Đập đá ở côn lôn
 ( Phan Châu Trinh) 
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS cảm nhận được hình ảnh cao đẹp của người yêu nước trong gian nan nguy hiểm vẫn bền gan, vững chí.
- Nhân cách anh hùng của nhà yêu nước Phan Châu Trinh 
- HS hiểu được sức truyền cảm của nghệ thuật
- Rèn kĩ năng phân tích bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú.
- Giáo dục cho hs ý chí kiên cường, vượt khó.
B. Chuẩn bị:
- GV:Đọc tài liệu tham khảo, chân dung Phan Châu Trinh.
- Hs : soạn bài
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc lòng bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác''
- Em hiểu gì về nhà yêu nước Phan Bội Châu qua bài thơ đó
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
- Y/ c học sinh đọc chú thích
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phan Châu Trinh 
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Hoạt động 2: Đọc hiểu chung văn bản
- Y/c đọc chú ýkhẩu khí ngang tàng, giọng điệu phấn chấn hào hùng.
? Giọng điệu trong thơ để lại cho em ấn tượng gì.
- Bổ sung thêm: Em hiểu gì về công việc đập đá ở Côn Đảo?
? Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?
? Thể thơ TNBCĐL có bố cục gồm 4 phần đề - thực - luận - kết nhưng xét về ý thì 4 câu đầu có ý liền mạch, 4 câu sau ý cũng liền mạch. Hãy nêu ý lớn dựa vào cách chia đó.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu bốn câu thơ đầu
? Nổi bật trong 4 câu thơ đầu là hình ảnh gì?
? Bốn câu thơ đầu giúp em hình dung thế đứng của nhân vật trữ tình như thế nào 
- Quan niệm làm trai của nhà thơ 
? Tác giả đã kế thừa chí anh hùng của thời đại trước như thế nào? Chí khí đó được thể hiện qua những từ ngữ nào? 
 gợi tả con người hiên ngang, ngạo nghễ trong tù ngục xiềng xích không hề chút sợ hãi, câu thơ toát lên một vẻ đẹp cao cả, hùng tráng
?Nhận xét giọng thơ trong hai câu thơ đầu.
? Công việc đập đá ở Côn Lôn được tác giả miêu tả như thế nào?
? Qua đó em hiểu như thế nào về cuộc sống của những người tù?
? Tác giả đã sử dụng bịên pháp nghệ thuật gì? Tác dụng.
? Từ công việc đập đá thật đó còn liên tưởng tới 1 ý nào khác?
Như vậy tác giả muốn khẳng định điều gì?
? ở 4 câu thơ đầu tác giả dã sd phương thức biểu đạt nào?
 HS thảo luận:
? Em có nhận xét gì về giọng điệu 4 câu cuối? Hiệu quả của việc chuyển đổi giọng điệu.
? Câu 5 - 6 tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này.
? ý nghĩa của 2 câu thơ này (K/đ điều gì ?)- toát lên phong cách nào của người yêu nước?
? Em hiểu ý 2 câu thơ kết như thế nào ?
? Cách kết thúc này có giống với bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác'' của Phan Bội Châu không.
? Từ đó em thấy phẩm chất cao quí nào của người tù được bộc lộ.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ cuối.
? Tóm lại qua hai bài thơ đã học em thấy hiện lên hình ảnh người anh hùng cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào?
? Em học tập được điều gì từ họ?
? Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
? Em rút ra bài học gì cho bản thân.
- Gọi học sinh đọc diễn cảm đọc thuộc lòng bài thơ.
? Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX.
I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm
1. Tác giả: 
- Phan Châu Trinh(1872-1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở Quảng Nam.
- Là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn ở nước ta đầu thế kỉ XX.
- Là người giỏ biện luận và có tài văn chương. Thơ văn thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ.
2. Tác phẩm:
- tháng 4 năm 1908 PCT bị bắt và đày ra Côn Đảo. Bài thơ ra đời trong lúc ông cùng các tù nhân bị bắt lao động khổ sai.
II. Đọc – Tìm hiểu chung văn bản 
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
2.Thể thơ: TNBCĐL
3. Bố cục
+ 4 câu thơ đầu: nói về công việc đập đá ở Côn Lôn
+ 4 câu thơ cuối: cảm nghĩ từ việc đập đá.
III. Phân tích
1) :Vẻ đẹp của hành động phi thường
- Thế đứng của con người: Đứng giữa trong đất trời, àhiên ngang, đàng hoàng trên đất Côn Lôn
-Lừng lẫy - lở núi non
=>Giọng thơ hùng tráng,khẩu khí ngang tàng ngạo nghễ
- Xách búa - đánh tan - 5,7 đống
- Ra tay - đập bể - mấy trăm hòn
 nói quá, động từ mạnh, phép đối,nhịp thơ mạnh gợi tả một con người phi thường
=>Hình ảnh một người anh hùng với một khí phách hiên ngang, lẫm liệt coi thường mọi thử thách gian nan, 
=>Thái độ quả quyết, mạnh mẽ, lòng căm thù khao khát phá tan chốn tù ngục, lật đổ ách thống trị.
à Miêu tả, chính kết hợp biểu cảm
2) Cảm nghĩ từ việc đập đá:
- Giọng điệu trở sang bộc bạch bộc lộ cảm xúcàTạo ra sự sâu lắng của cảm xúc của tâm hồn.
- Phép đối : 
+ Tháng ngày - mưa nắng
+ Bao quản – càng bền 
+ Thân thành sỏi – dạ sắt son 
ố Đối lập giữa những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của chiến sỹ cách mạng à Khẳng định chí lớn, quyết tâm cao của người yêu nước 
-Hai câu 7 – 8: Cách nói khoa trương:việc đập đá - việc Nữ Oa làm cột chống trời
ố Tư tưởng, ý chí hào hùng, lạc quan tin tưởng tương lai, ý chí chiến đấu sắt son 
- Kết thúc bằng câu cảm thán 
 => Giọng ngang tàng, hình ảnh mang tính biểu tượng gợi tả: Hình ảnh con người bất chấp gian nguy, tin tưởng mãnh liệt lí tưởng yêu nước của mình.
IV. Tổng kết:
1.Nội dung:
Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên cảnh ngục tù của nhà chí sĩ yêu nước
2. Nghệ thuật:
- Giọng điệu hào hùng lôi cuốn.
- hình ảnh mang tính biểu trưng
V. Luyện tập
IV. Củng cố:?Nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
V. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng bài thơ
- Hoàn thiện bài tập, viết đoạn văn ngắn ... dựa bài tập 
- Soạn bài: ''Muốn làm thằng cuội'' (Tản Đà)
 * Rút kinh nghiệm
Tuần 15 - Tiết 59 	 Ngày soạn:29/11/2009 
 	 Ngày dạy: 3/12/2009
Tiếng Việt
ôn luyện về dấu câu
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
- Rèn kĩ năng dùng dấu câu một cách phù hợp
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu 
B. Chuẩn bị:
- GV: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê
- HS: Ôn tập, trả lời câu hỏi trong SGK: lập bảng thống kê.
C. Phương pháp:
Qui nạp, Phân tích mẫu,thảo luận nhóm
D. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ :
? Dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng làm gì:
 Hôm sau , bác sĩ bảo Xiu: ''Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn bồi dưỡng và chăm nom thế thôi''.
 (Đánh dấu lời dẫn trực tiếp)
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
? ở lớp 6, 7, 8 ta đã học những dấu câu nào.
GV dùng ĐDDH: Kẻ bảng trống trên giấy Rôki. Tên các loại dấu câu, công dụng lên những mảnh.
Gọi HS lên chọn, sắp xếp, gắn lên bảng phụ
- Nhận xét, cho điểm.
I. Tổng kết về dấu câu (10')
+ Lớp 6: Dấu (?)' (!) và dấu phẩy
+ Lớp 7: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
+ Lớp 8: Dấu ngoặc đơn, (:), ('' '')
Stt
Dấu câu
Công dụng
1
Dấu chấm
- Kết thúc câu trần thuật
2
Dấu chấm than
- Kết thúc câu cầu khiến và cảm thán
3
Dấu chấm hỏi
- Kết thúc câu nghi vấn
4
Dấu phẩy
- Phân cách các thành phần và các bộ phận câu
5
Dấu chấm lửng
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết
- Làm giãn nhịp điệu câu văn hài hước dí dỏm
6
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới các vế của một câu ghép phức tạp
- Đánh dấu ranh giới các bộ phận của một phép liệt kê phức tạp.
7
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
8
Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thông tin)
9
Dấu hai chấm
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
10
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ, ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ, ngữ, câu hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo,...
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu
- Y/ c học sinh đọc ví dụ - HS đọc, quan sát 
? Thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào
? Nên dùng dấu gì kết thúc câu.
- Y/c học sinh quan sát ví dụ 
? Dùng dấu chấm sau từ ''này'' là đúng hay sai? Vì sao? ở chỗ này nên dùng dấu gì.
- Y/c học sinh quan sát ví dụ 
? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới trong các thành phần đồng chức
? Hãy đặt dấu đó cho thích hợp
- Y/c học sinh quan sát ví dụ 
? Đặt câu (?) ở cuối câu 1 và dấu chấm cuối câu 2 đúng chưa ? Vì sao.
? ở các vị trí đó nên dùng dấu gì
? Có những lỗi nào thường gặp về dấu câu.
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
- GV đọc cho học sinh chép, chú ý dùng dấu câu đúng chỗ.
? Phát hiện lỗi dấu câu, thay vào đó dấu câu thích hợp (điều chỉnh viết hoa khi cần thiết)
? Hãy chỉ ra và chữa các lỗi về dấu câu trong ví dụ sau:
+ Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả.
+ Công việc nhà, chồng ... 
+ Công việc nhà chồng, chị ...
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu (10')
1. Dấu chấm ngắt câu khi câu đã kết thúc
- Thiếu dấu câu sau từ ''xúc động''
- Dấu chấm - viết hoa chữ (t) ở đầu câu
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
- Dùng dấu chấm sau từ ''này'' là sai vì câu chưa kết thúc, nên dùng dấu phẩy
3. Thiếu dấu thích hợp để để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
- Thiếu dấu phẩy
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu 
- Cam, quít, bưởi, xoài ...
- Sai vì câu 1 không phải câu nghi vấn đây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm. Câu 2 là câu nghi vấn nên dùng (?). Câu 3 dùng (!) sau câu cầu khiến.
* Ghi nhớ :
III. Luyện tập 
1. Bài tập 1
- Lần lượt dùng các dấu câu :
(,) (.) (.) (,) (:) (-) (!) (!)
(!) (!) (,) (,) (.) (,) (.) (,) 
(,) (,) (.) (,) (!) (-) (?) (?) (?) (!)
2. Bài tập 2
a) ... mời về ? (thay dấu chấm (,) = (?)
mẹ dặn là anh ... nay. (Bỏ dấu (:) và ('' '')
b) Từ xưa, trong cuộc sống ... sx, vì vậy, có câu TN ''lá lành ...''
c) ... tháng, nhưng ... (thay dấu (.) bằng dấu (,)
3. Bài tập 3
- Câu mơ hồ do thiếu dấu câu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu. đọc câu này, có đến 3 khả năng trả lời câu hỏi: Ai lo liệu tất cả?
 Dùng dấu phẩy để ngắt các bộ phận trong câu 1 cách thích hợp
IV. Củng cố:
- Hệ thống lại các công dụng dấu câu, các lỗi tránh khi dùng dấu câu .
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập TV đã học từ đầu năm
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết tiếng Việt.
* Rút kinh nghiệm
.
Tuần 15 - Tiết 60 	 Ngày soạn: 29/11/2009 
 	 Ngày dạy: 3/12/2009
kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì I lớp 8
- Rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt 
- Nghiêm túc làm bài
B. Chuẩn bị:
- Gv :Ra đề kiểm tra 
- Hs ôn tập
C.Phương pháp:
Thực hành viết.
D. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra sự chuẩn bị
III.Hoạt động kiểm tra: 
1. Giáo viên giao đề
*Đề bài
I. Trắc nghiệm:( 4 Điểm) Chọn và ghi đáp án đúng vào giấy kiểm tra:
Cho đoạn văn : Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo :
Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà.
Câu1 : Đoạn văn có mấy trường từ vựng ứng với từ Khóc ?
A – 1 từ	B- 2 từ	C – 3 từ	D – 4 từ
Câu 2 : Trong các từ sau đây từ nào có nghĩa rộng ?
A – Nức nở	B – Khóc	C – Oà	D – Sụt sùi
Câu 3 : Đoạn văn trên có mấy từ là biệt ngữ ?
A – 1 từ	B- 2 từ	C – 3 từ	D – 4 từ
Câu 4 : Đoạn văn trên có mấy tình thái từ ?
A – 1 	B- 2 	C – 3 	D – 4 
 Câu 5 : Đoạn văn trên có mấy từ tượng thanh ?
A – 1 	B- 2 	C – 3 	D – 4 
Câu 6 : đoạn văn trên có mấy câu ghép ?
A – 1 	câu	B- 2 câu	C – 3 	câu	D – 4 câu
Câu 7 : Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh ?
A – Thôi để mẹ cầm cũng được.
B – Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu.
C – Bác trai đã khá rồi chứ ?
D – Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt !
Câu 8 : Trong các câu sau, câu nào có thán từ ?
A – Hồng ! Mày có vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không ?
B – Vâng ! Cháu cũng đã nghĩ như cụ.
C – Không, ông giáo ạ !
D – Cảm ơn cụ nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
II. Tự luận: ( 6 điểm)
 Cõu 1: ( 2đ) Cho cỏc từ : Thõn, rễ ,cao, thấp, cành, gốc, xum xuờ, quả, khẳng khiu, um tựm 
 Hóy sắp xếp cỏc từ trờn vào 2 trường từ vựng nhỏ về cõy
Câu 2:( 2 điểm)
 a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép sau
1. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
2. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ gì đến ai được.
 ( Trích "Lão Hạc'' Ngữ văn 8 tập I)
b) Hãy chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa của các câu ghép trên.
Câu 3:( 3 điểm) Nêu một số câu ca dao, tục ngữ có dùng biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh.
 ( mỗi loại ít nhất là 2 câu)
2. Học sinh làm bài
3. GV thu bài
IV. Củng cố:
- GV nhận xét giờ làm bài
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại phần Tiếng Việt đã học
- Chuẩn bị cho giờ ôn tập Tiếng Việt 
*. Đáp án - Biểu điểm:
Trắc nghiệm : Mỗi câu đúng cho 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
đáp án
B
B
A
B
B
C
D
B
II. Tự luận: 
Cõu 1:(2 đ) HS sắp xếp cỏc từ trờn thành 2 trường từ vựng:
a.Trường chỉ bộ phận của cõy : thõn, rễ, cành, gốc, quả
 Trường chỉ đặc điểm , hỡnh dỏng của cõy: xum xuờ, khẳng khiu, um tựm. 
Câu 2 :(2 đ)
a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp (2đ)
1. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi (0,5đ)
 C1 V1 C2	V2
 Vế 1 Vế 2
2. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được (0,5đ)
	 C1 V1 C2 V2
 Vế 1 Vế 2
b) Chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa
1. Câu ghép có quan hệ tương phản (0,5)
2. Câu ghép có nguyên nhân - kết quả (0,5)
Câu 3: HS nêu (2đ)
- Nói quá và nói giảm, nói tránh (4 ví dụ, mỗi ví dụ đạt 0,5đ)
* Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 158ha.doc