Giáo án Ngữ văn 8 tiết 57 bài 15: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông - Phan Bội Châu

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 57 bài 15: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông - Phan Bội Châu

 Tiết 57 : Bài 15 CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG

 Phan Bội Châu

A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS :

- Kiến thức: + Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không đổi đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

 + Cảm nhận sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.

- Kỹ năng: Củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc và phép đối), thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kỳ trung đại – hiện đại: tác dụng của lối nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này.

- Thái độ: Biết trân trọng tấm lòng yêu nước và khí phách hiên ngang của Phan Bội Châu.

B. Chuẩn bị

- Máy chiếu.

-Tư liệu về hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 57 bài 15: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông - Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 57 : Bài 15 Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông
 Phan Bội Châu
A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS :
- Kiến thức: + Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không đổi đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 + Cảm nhận sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
- Kỹ năng: Củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc và phép đối), thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kỳ trung đại – hiện đại: tác dụng của lối nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này.
- Thái độ: Biết trân trọng tấm lòng yêu nước và khí phách hiên ngang của Phan Bội Châu.
B. Chuẩn bị 
- Máy chiếu.
-Tư liệu về hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu
C. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức lớp: 
a. ổn định trật tự.
b. Kiểm tra sĩ số.
2. Tiến trình tiết dạy:
Nội dung cần đạt
Hoạt động của giáo viên - học sinh
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Phan Bội Châu (1867 – 1940), quê ở Nam Đàn, Nghệ An.
- Từng đỗ đầu kỳ thi Hương năm 33 tuổi.
- Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của DT trong 25 năm đầu TK XX.
2.Tác phẩm 
- Đọc.
- Tìm hiểu chú thích
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1914 khi tác giả bị giam trong nhà ngục Quảng Đông (TQ)
- Xuất xứ: trích trong tập “ Ngục trung thư ” (Tập thơ chữ Hán, riêng Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được sáng tác bằng chữ Nôm)
- Thể loại: Thất ngôn bát cú.
II. Phân tích
1. Hai câu đề
- “Hào kiệt”: người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường
- “Phong lưu”: ung dung, đường hoàng.
- Điệp từ: “Vẫn vẫn” – phó từ , khẳng định tuy bị tù tội, nhưng không hèn kém đi.
=> Phong thái đàng hoàng, tự tin, ung dung của bậc anh hùng, phủ nhận hoàn toàn cái cảnh ngộ đắng cay hiện tại
- “mỏi chân thì hãy ở tù”: xem chốn ngục tù là nơi dừng chân để nghỉ ngơi. 
- Giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh.
=> Hai câu thơ mở đầu là tuyên ngôn về nhân cách, về bản lĩnh, biến thân xác mất tự do thành sự tự do về tinh thần. 
2. Hai câu thực
- Nghệ thuật đối:
+ Đã >< lại
+ Khách không nhà >< người có tội.
+ Bốn bể >< giữa năm châu.
- Giọng thơ trầm lắng, thống thiết.
=> Diễn tả tầm vóc phi thường và nỗi đau, niềm tâm sự lớn trong tâm hồn bậc anh hùng suốt cuộc đời chìm nổi .
3. Hai câu luận
- Bủa tay: mở rộng vòng tay ôm chặt hoài bão “bồ kinh tế”.
- Cười tan: khinh thường kẻ thù, không biết sợ, không biết cúi đầu.
=> Lối nói khoa trương thể hiện sức mạnh tinh thần, chí khí lớn, tầm vóc người tù trở nên lớn lao, vĩ đại tới mức thần thánh.
4. Hai câu kết
- Điệp từ “còn”: 
+ khẳng định tư tưởng còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ chấp nhận mọi gian khổ, hi sinh .
- Giọng điệu cứng cỏi, mạnh mẽ
=> Thể hiện ý chí kiên định, vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh.
III. Tổng kết
1. Nội dung: Baì thơ phản ánh phong thái ung dung, lạc quan, khí phách kiên cường và lòng tin mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước của PBC.
1. Nghệ thuật: 
- nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua lối khoa trương, việc sử dụng điệp từ, cùng nghệ thuật đối hài hoà đã làm nên thành công của TP.
IV. Luyện tập
Bài tập 1: Hãy tìm thêm những bài thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người tù yêu nước?
Hoạt động 1 : kiểm tra bài cũ (2phút)
Nêu tên một số bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú mà em đã học ở trương trình lớp 7?
Vào bài: Đây là thể thơ được rất nhiều các nhà thơ lựa chọn sáng tác để thể hiện tâm tư, tình cảm, hoài bão, mơ ước của mình. Phan Bội Châu là một điển hình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (8 phút)
HS đọc phần (*) trong chú thích.
- Dựa vào chú thích, trình bày hiểu biết của em về tác giả?
HS trả lời.
(Giáo viên chiếu ảnh chân dung Phan Bội Châu lên cho học sinh quan sát).
GV chiếu thêm một số thông tin trên máy và thuyết trình:
 - ông từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước.
- Ông là nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại, đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu kiên cường.
GV hướng dẫn đọc: đọc bài thơ với giọng hào hùng, to, vang, chú ý cách ngắt nhịp 4/3; riêng câu 2 ngắt nhịp 3/4, cặp câu 3 – 4 giọng thống thiết. Câu cuối, đọc với giọng cảm khái, thách thức, ung dung nhẹ nhàng.
HS đọc
Gv cho bạn nhận xét.
Gv đọc mẫu
GV cho HS đọc chú thích, lưu ý các em ở các từ: 3, 4,6 
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
HS trả lời.
GV giải thích thêm về Ngục trung thư : Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc bắt giam. Lúc này ông đã bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt (1912) nên việc vào tù của ông đồng nghĩa với cái chết. PBC viết Ngục trung thư nhằm để lại một bức thư tâm huyết cho đồng bào, đồng chí. 
 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: sáng tác trong những ngày đầu vào ngục. 
Một bạn hãy cho biết, bài thơ được sáng tác theo thể loại gì?
HS trả lời.
Một bạn nhắc lại, thể thơ này có đặc điểm gì?
HS thực hiện thảo luân, cử đại diện phát biểu ý kiến.
GV nhận xét và trình chiếu đặc điểm của thơ Đường luật trên máy chiếu:
- Số lượng câu chữ?đ 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Cách hiệp vần?đ Hiệp vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
- Phép đối? đ Đối ở câu (3, 4) và (5, 6).
- Bố cục? đ 4 phần (2 câu đầu: đề; 2 câu thực; 2 câu luận; 2 câu kết).
=>Với bài thơ này chúng ta sẽ phân tích theo kết cấu của một bài thơ Đường luật.
Hoạt động 2: Phân tích VB ( 28 phút)
Học sinh đọc 2 câu đầu.
Trong hai câu đầu chúng ta thấy có những từ ngữ nào đáng lưu ý?
HS trả lời: “hào kiệt”, “phong lưu”, “vẫn”
Giaỉ nghĩa các từ đó?
HS giải thích các từ đó (theo chú thích).
Những từ này trong văn bản thể hiện khí phách, phong thái gì của người tù?
 HS trả lời
Em hiểu gì về câu thơ thứ hai?
HS thảo luận và cử đại diện trả lời
GV bình: ở đây, không hiểu “mỏi chân” theo nghĩa đen, mà là giả định như một cuộc dùng chân sau chặng đường dài mỏi mệt. Cách nói bông đùa đó đã biến việc nghiêm trọng thành bình thường. Đó là sự ý thức được hoàn cảnh, vượt lên hoàn cảnh để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người tù CM.
HS đọc lại cặp câu 3 – 4. 
Em hãy chỉ ra nghệ thuật đối trong hai câu thực? 
HS trả lời
GV bình: Từng cặp từ ngữ, từng ý đối nhau, hài hòa:
- Khách không nhà: thể hiện phong thái đường hoàng của những anh hùng bốn biển.
- Người có tội: giễu cợt bản án phi chính nghĩa, phản công lí của kẻ thù (cứu nước mà có tội?). Tác giả tự thấy mình có lỗi, sơ xuất để rơi vào tay giặc. 
 Chân dung một con ngừơi từng trải, chìm nổi, trong cái mênh mông, rộng lớn của thế gian (“năm châu – bốn bể”) và chặng đường gần 10 năm, từ lúc xuất dương đến khi bị cầm tù được khái quát thật hoàn hảo. 
Giọng thơ ở hai câu thực có thay đổi gì so với hai câu thơ trên? Vì sao?
HS trả lời.
GV thuyết giảng: Điệu thơ trầm xuống như một lời tâm sự, đó là nỗi đau xuất phát từ thực tế: 
+ Vì sự nghiệp cứu nước, cụ Phan đã bôn ba khắp nơi, đi đến đâu cũng bị kẻ thù truy đuổi, kết án tử hình.
+ Đau xót vì công việc chưa thành, đau voíư nỗi đau dân tộc “bao nhiêu năm bôn tẩu, tội nặng, lỗi đầy”.
HS đọc hai câu luận.
Trong hai câu luận, tác giả sử dụng lối nói khoa trương, phóng đại vậy trong hai luận khoa trương chỗ nào? nó có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt?
Lưu ý: 
- “Bồ kinh tế” – kinh bang tế thế, trị nước cứu đời.
- “ôm chặt” PBC tự dặn mình không bao giờ xa rời con đường, lí tưởng đã chọn, vẫn ôm hoài bão trị nước cứu người. (Cho dù có ở tình trạng bi kịch nàp thì chí khí không đổi).
HS đọc diễn cảm 2 câu kết.
Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được gì về hai câu thơ trên?
GV mở rộng: Chủ để bài thơ khép lại trọn vẹn trong lời tuyên thệ rằng: “Thân ta còn đây, ta còn sống đây thì sự nghiệp cách mạng hãy còn”. Tinh thần ấy của PBC đã được những thế hệ sau học tập, tiếp bước, nhân rộng... để rồi chúng ta có một Hồ Chí Minh với “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao” mà làm nên nghiệp lớn, chúng ta tự hào với bao thế hệ thanh niên sẵn sàng “thõn chụn làm giỏ sỳng, đầu bịt lỗ chõu mai, băng mỡnh qua nỳi thộp gai” để làm nên một Điện Biên Phủ, một mùa xuân 1975 chấn động địa cầu.
Hoạt động 3 : tổng kết
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác phản ánh nội dung gì?
Nghệ thuật của tác phẩm có gì đặc sắc?
HS đọc ghi nhớ (SGK)
- HS tự làm đứng tại chỗ trả lời.
D. Dặn dò
- Học thuộc bài thơ, đọc phần “ Đọc thêm ”
- Soạn : “ Đập đá ở Côn Lôn ”
Đề 6: Tiết 58 : Bài 25 Đập đá ở Côn Lôn
 Phan Châu Trinh
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
- Kỹ năng: Củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc và phép đối), thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kỳ trung đại .
- Thái độ: Biết trân trọng tấm lòng yêu nước và khí phách hiên ngang của Phan Bội Châu.
B. Chuẩn bị của thầy, trò.
- Giáo viên: Chân dung Phan Châu Trinh, ảnh Côn Đảo, bài soạn
- Học sinh: bài cũ, bài soạn.
C. Nội dung và tiến trình tiết dạy. 
1.Tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số.
2. Tiến trình tiết dạy: 
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên - học sinh
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả 
- Phan Châu Trinh (1872 – 1926), quê Quảng Nam.
- Là một nhà yêu nước đầu thế kỷ XX.
- Là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ.
- Ông giỏi biện luận, có tài văn chương.
2.Tác phẩm 
- Đọc
- Tìm hiểu từ khó
 - Hoàn cảnh sáng tác: viết trong thời gian PCT bị đày ra Côn Đảo.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú.
II. Phân tích.
1. Hình ảnh người đập đá.
- Làm trai: quan niệm sống tích cực của người xưa: tự hào, kiêu hãnh, khát vọng; sống, hành động có trách nhiệm.
- đứng giữa đất Côn Lôn: không gian rộng lớn, nơi đầu sóng ngọn gió.
đ Gợi tư thế oai hùng, sừng sững, không sợ nguy nan.
- Làm việc trong môi trường hà khắc.
- Công việc vất vả:
+xách (búa)>< ra tay;	
 đập tan ><đập bể động từ mạnh 
+năm bảy đống >< mấy trăm hòn khoa 
 lở núi non trương 
=> Động từ mạnh, phép khoa trương và nghệ thuật đối vừa miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc vừa thể hiện sức vóc phi thường và vẻ đẹp hùng tráng của con người.
=> Giọng thơ hùng tráng, khẩu khí ngang tàng, miêu tả kết hợp với biểu cảm đã xây dung được bức tượngđài bằng ngôn ngữ về hình ảnh người CM trong ngục tù: uy nghi, lẫm liệt
2. Cảm nghĩ từ việc đập đá
- Tháng ngày >< mưa nắng: thời gian dài, khó khăn còn nhiều (gian nan)
- Thân sành sỏi >< dạ sắt son: niền tin sắt đá, bền gan vững chí. (tinh thần CM)
=> Phép đối làm nổi bật tinh thần, ý chí sắt son của người chí sĩ.
- Hình ảnh ẩn dụ: “kẻ vá trời” >< việc con con: thể hiện sự táo bạo và khó khăn của việc cứu nước và khẩu khí ngang tàn, ngạo nghễ, coi thường thử thách.
=> Tác giả coi khinh gian lao, tù đày, biến công việc lao động khổ sai thành cơ hội để rèn luyện ý chí
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật: 
+Nghệ thuật đối, ẩn dụ, cùng cách nói khoa trương đã xây dựng thành công hình ảnh con người ngang tầm vũ trụ.
+ Bút pháp: lãng mạn cách mạng 
+ Giọng điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàng.
2. Nội dung: Thể hiện khí phách hiên ngang, coi thường gian khổ và lòng yêu nước, quyết tâm theo đuổi sự nghiệp CM của PCT.
IV. Luyện tập
Bài tập 2
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
Nêu hiểu biết của em tác giả PBC?
GV gọi 1 HS trả lời
GV gọi 1 HS nhận xét.
Vào bài: Nếu PBC đã thể hiện được lòng yêu nước nồng nàn và phong thái ung dung đường hoàng, khí phách kiên cường trong những câu thơ hào sảng; thì cũng trong cảnh lao tù ấy, PCT bằng bút pháp lãng mạn lại cho ta một hình tượng đẹp, lẫm liệt ngang tàng của người anh hùng thời loạn. Bài học hôm nay sẽ cho ta cảm nhận điều đó. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả?
1 HS phát biểu.
GV giảng thêm các ý:
+ PCT là nhà nho đỗ đạt, tư tưởng tiến bộ.
+ Ông từng có những hoạt động sôi nổi tại Pháp, Nhật.
+ Ông khởi xướng phong trào Duy Tân
+ Ông bị bắt trong phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.
GVhướng dẫn đọc: diễn cảm, thể hiện khẩu khí ngang tàng
GVgọi một HS đọc tác phẩm. 
GV gọi HS nhận xét việc đọc của bạn.
GV đọc mẫu.
GV cho HS đọc các chú thích trong SGK
Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
(bị bắt lao động khổ sai)
? Bài thơ này thuộc thể loại gì?
GV hướng dẫn HS phân tích không theo bố cục mà theo nội dung
Hoạt động 2: phân tích VB.
1 HS đọc lại 4 câu thơ đầu.
Em nào có thể nêu nội dung khái quát của bốn câu thơ đầu? 
HS trả lời: 
Em hiểu gì về chí làm trai theo quan niệm Nho giáo?
HS thảo luận, cử đại diện trả lời
* GV giải thích về quan niệm “làm trai” của Nho giáo.
Chí “làm trai” đứng giữa đất Côn Lôn gợi tư thế như thế nào?
GV bình : Côn Lôn - Côn Đảo, mảnh đất giữa đại dương mênh mông, với nắng và gió, nơi thực dân Pháp xây nhà tù, giam cầm đày đọa những người yêu nước. Cho nên, hình ảnh “làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” dễ làm cho người đọc nghĩ tới một con người hiên ngang, ngạo nghễ không hề nhỏ bé trong cái rộng lớn của biển trời.
Vậy người con trai đó đang làm gì?
HS trả lời : phá núi lấy đá.
Gv nhận xét, định hướng để HS phân tích.
Đập đá vốn là công việc rất nặng nhọc, ở Côn Lôn còn nặng nhọc gấp trăm lần, vì sao?
HS thảo luận, cử đại diện trả lời
GV : Côn Lôn được xem là địa ngục trần gian: trên hòn đảo trơ trọi, nắng gió biển, những người CS CM phải lao động khổ sai dưới sự giám sát, hành hạ tàn khốc của chế độ nhà tù hà khắc.
Vậy trong cảnh lao tù, hình ảnh đập đá được tái hiện ra sao?
HS trả lời.
GV liệt kê các từ cần lưu ý lên bảng.
Em hãy nhận xét về những từ vừa được liệt kê ? cho biết tác dụng của nó trong việc khắc hoạ hình ảnh người tù?
HS trả lời.
GV bình: Công việc nặng nhọc, đơn điệu thì có gì mà “lừng lẫy”? Nhưng hiểu theo nghĩa tượng trưng và cách nói khoa trương thì đó là công việc hết sức phi phàm của thần trụ trời, của bà Nữ Oa đội đá vá trời. Người tù đập đá, trong tư thế vung búa phá núi thoắt bỗng trở thành hình ảnh dũng sĩ huyền thoại với vị thế và tầm vóc cao lớn dị thường mang vẻ đẹp hùng tráng, khôi vĩ.
Họ vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh đang tung hoành, đập phá quyết liệt cái đối tượng mà mình đang đối mặt.
Em có nhận xét gì về cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả?
HS trả lời: 
Chuyển ý : Nếu như ở 4 câu đầu miêu tả kết hợp biểu cảm, thì 4 câu cuối cảm xúc lại được biểu lộ trục tiếp. Vậy sự TT đó cụ thể ra sao?
HS đọc 4 câu tiếp
Em hãy cho biết, biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu 5 và 6?
HS trả lời.
GV: Từ công việc đập đá, tác giả đã trực tiếp bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc về sự nghiệp cứu nước của bản thân. Và nghệ thuật đối tương phản đã làm nổi bật vẻ đẹp nội tâm của người chiến sỹ CM, chân thực mà khiêm tốn.
 Đến 2 câu kết xuất hiện một ẩn dụ, em hãy tìm và phân tích?
HS trả lời.
GV bình: Ví việc cứu nước như Nữ Oa vá trời, nên khi đặt những khó khăn ấy bên cạnh việc đập đá vốn rất nặng nhọc, thì đập đá, tù đày cũng bỗng trở nên nhỏ bé: con con, việc vặt.
Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Với NT đó, tg đã chuyển tới chúng ta nội dung của gì?
Ghi nhớ (SGK)
HS thảo luận nhóm và 1 em đứng trước lớp thuyết trình
D.Dặn dò
- Học thuộc bài thơ
- Soạn : Hai chữ nước nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docDap da o Con Lon va Vao nha nguc Quang Dong camtac.doc