Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 5: Trong lòng mẹ (t1) (Nguyên Hồng)

Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 5: Trong lòng mẹ (t1) (Nguyên Hồng)

 TIẾT 5 TRONG LÒNG MẸ (T1)

 ( Nguyên Hồng)

A- Mục tiêu bài học

- Học sinh hiểu và đồng cảm với tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt nồng nàn của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương.

- Bước đầu học sinh hiểu được thể hiện loại hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, giàu cảm xúc.

- Rèn kỹ năng: đọc, kể hồi ký đọc thể loại văn giàu cảm xúc, phân tích, khái quát đặc điểm tính cách nhân vật.

B. Đô dùng – phương tiện

- GV: Tập truyện những ngày thơ ấu, chân dung Nguyên Hồng.

Bức tranh trong SGK phóng to.

- HS: Soạn bài.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1- ổn định

2- Kiểm tra bài cũ:

 ? Văn bản Tôi đi học được viết theo thể loại nào? vì sao em biết?

 ? Một trong những thành công của việc thể hiện cảm xúc tâm trạng của Thanh Tịnh trong Tôi đi học, là BPTT SS. Em hãy nhắc lại 3 hình ảnh SS em thích và phân tích hiệu quả?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 5: Trong lòng mẹ (t1) (Nguyên Hồng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 31. 8. 09
 Tiết 5 Trong lòng mẹ (T1)
 ( Nguyên Hồng)
A- Mục tiêu bài học
- Học sinh hiểu và đồng cảm với tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt nồng nàn của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương.
- Bước đầu học sinh hiểu được thể hiện loại hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, giàu cảm xúc.
- Rèn kỹ năng: đọc, kể hồi ký đọc thể loại văn giàu cảm xúc, phân tích, khái quát đặc điểm tính cách nhân vật.
B. Đô dùng – phương tiện
- GV: Tập truyện những ngày thơ ấu, chân dung Nguyên Hồng.
Bức tranh trong SGK phóng to.
- HS: Soạn bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1- ổn định 
2- Kiểm tra bài cũ:
 ? Văn bản Tôi đi học được viết theo thể loại nào? vì sao em biết?
 ? Một trong những thành công của việc thể hiện cảm xúc tâm trạng của Thanh Tịnh trong Tôi đi học, là BPTT SS. Em hãy nhắc lại 3 hình ảnh SS em thích và phân tích hiệu quả?
3- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
* Hoạt đông 1: GTB: Tuổi thơ cay đắng, tuổi thơ ngọt ngào, tuổi thơ dữ dội, tuổi thơ êm đềm. Mỗi chúng ta ai chẳng có 1 tuổi thơ, một thời ấu thơ đã trôi qua và không bao giờ trở lại. Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng đã được kể , tả, nhớ lại với rung động cực điểm của môt linh hồn trẻ dại mà thấm đẫm tình yêu, tình yêu mẹ.
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu chung
H: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyên Hồng?
GV giới thiệu về tác giả - HS chú ý vào bức chân dung của nhà văn.
H: Nêu xuất xứ của đoạn trích?
GV HD đọc- GV đọc mẫu một đoạn. 
GV yêu cầu 3,4 học sinh nối tiếp nhau đọc hết VB.
- HS – GV nhận xét cách đọc
GV yêu cầu HS giải thích 1 số từ khó trong 16 chú thích (SGK).
H: Văn bản được viết theo thể loại nào?
H: Em hiểu gì về thể loại này?
H: Truyện gì được kể trong tác phẩm này? (Bé Hồng mồ côi cha bị bắt hủi,nhưng vẫn một lòng yêu thương, kính mến người mẹ đáng thương của mình).
H: Nhân vật chính trong hồi ký này là ai? 
H: Giữa nhân vật bé Hồng và tác giả có quan hệ NTN? Chính tác giả kể chuyện đời mình trung thực
H: Đoạn hồi ký đã sử dụng những pt biểu đạt nào?
(Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Tạo nguồn cảm xúc cho tác phẩm.)
H: So với bố cục, mạch truyện và cách kể truyện Trong lòng mẹ có gì giống và khác bài Tôi đi học. (Giống kể lại theo trình tự thời gian, lời tác giả kết hợp cảm xúc. Khác: Tôi đi học: Truyện liền mạch trong thời gian ngắn Trong lòng mẹ có sự gĩan cách về thời gian lúc chưa gặp` mẹ, khi gặp mẹ)
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gi?
* Hoạt động 3: HD tìm hiểu văn bản.
- HS đọc lại đoạn đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.
H: Nhân vật cô tôi có quan hệ ntn với bé Hồng?
H: Hoàn cảnh đưa ra cuộc đối thoại này là gì?
?Ai là người chủ động tạo ra cuộc gặp gỡ này,và mục đích của nó là gì? 
GV: Vậy mục đích riêng mà bà cô mong muốn đạt được trong cuộc đối thoại này là gì? 
H: Nhân vật bà cô được giới thiệu qua những chi tiết kể tả nào?
H: Cử chỉ Cười hỏi và nội dung câu hỏi của bà cô có phản ánh đúng tâm trạng và tính chất của bà với chị dâu – mẹ bé Hồng, với đứa cháu ruột – Bé Hồng hay không? 
H: Từ ngữ nào biểu hiện thực chất thái độ của bà?
H: Em hiểu cười rất kịch là cười ntn? VS bà ta có thái độ như vậy ? (Cười rất kịch: cười giống người đóng kịch trên sân khấu, giả dối, như đang bắt đầu một trò chơi tai ác, với chính người thân nhỏ bé, đáng thương của bà.)
H: Sau lời từ chối của Hồng, bà cô lại hỏi gì? (Sao lại ko vào?Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu!)
H: Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao? Điều đó thể hiện gì?(Hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi.Điều đó trể hiện sự độc ác và soi mói của cô tôi.)
H: Sự tàn nhẫn vô lương tâm của bà cô đã dừng lại ở đây chưa?=>
H: Hai tiếng em bé ngân dài thật ngọt ngào nhằm thể hiện thái độ gì của bà.(giễu cợt, cười cợt trước nỗi đau của cháu)
H: Sau đó cuộc đối thoại tiếp tục được đưa ra ntn?Thái độ của bà cô ra sao? (lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của cháu).
GV giảng 
H: Tất cả những cử chỉ hành động ấy thể hiện điều gì trong con người bà cô?
H; Qua cuộc đối thoại giữa bà cô và bé hồng với những lời nói cử chỉ của bà đối với cháu, cho thấy bà là con người ntn?
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
 Nguyên Hồng ( 1918 – 1982)
- Quê: Thành phố Nam Định, trước CMT8 sống chủ yếu ở Hải Phòng.
- Nguyên Hồng luôn viết về những con người cùng khổ đó là phụ nữ, trẻ em.
b- Tác phẩm:
- VB trích trong tập hồi ký những ngày thơ ấu, xuất bản năm 1940
2. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc, tìm hiểu chú thích
b. Thể loại
- Hồi ký: là thể văn dùng để ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong chế độ mình.
 c. Bố cục
- Đoạn 1: Từ đầu.....người ta hỏi đến chứ? Cuộc trò truyện của bé Hồng với bà cô.
- Đoạn 2: Phần còn lại cuộc gặp gỡ xúc động giữa 2 mẹ con bé Hồng.
II. Tìm hiểu văn bản
1- Nhân vật bà cô 
- Giữa bé Hồng và cô có quan hệ ruột thịt.
- Hoàn cảnh đưa ra cuộc đối thoại: Gần đến ngày giỗ đầu bố, mẹ vẫn chưa về, nghe tin đồn về mẹ.
-Cuộc gặp gỡ chủ động do chính bà tạo ra để nhằm mđích riêng của mình.
- Cử chỉ lời nói, hành động của bà cô.
+ Cười, hỏi
+ Cười rất kịch.
+ Giọng ngọt, mắt long lanh
.
-Bà vẫn tiếp tục đóng kịch, tiếp tục giả dối, trêu cợt cháu, tiếp tục lôi cháu vào trò chơi quái ác của bà.
-Bà tiếp tục sự săm soi độc ác, hành hạ, nhục mạ đứa bé tự trọng, ngây thơ bằng cách xoáy vào nỗi đau, nỗi khổ tâm của đứa trẻ.
- Những hành động, cử chỉ càng chứng tỏ sự giả dối thâm hiểm đến trắng trợn, trơ trẽn của bà cô.
=>Bà cô bé Hồng là người đàn bà lạnh lùng , độc ác, thâm hiểm. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người tàn nhẫn đến héo khô cả tình cảm ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến xưa.
4- Củng cố
 -Giáo viêncủng cố nội dung giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc kỹ lại văn bản.
- Soạn tiếp bài tìm hiểu về nhân vật bé Hồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docV8 tiet5doc.doc