Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 49 đến 56 - Trường THCS Thịnh Đức

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 49 đến 56 - Trường THCS Thịnh Đức

Tiết 49: BÀI TOÁN DÂN SỐ.

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1/ Kiến thức:

- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2/ Kĩ năng:

- Tích hợp với phần TLV, vận dụng kiến thức đã học bài Phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong VB.

- Vận dụng vào việc viết bài văn TM.

3/ Thái độ:

Nhận thức được mối nguy hại của sự gia tăng DS từ đó có thái độ nghiêm túc trong việc tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ của Đảng và nước.

B. CHUẨN BỊ.

- Tranh ảnh về hậu quả của việc bùng nổ dân số.

- Số liệu về tình hình dân số của Viêt Nam và thế giới.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 49 đến 56 - Trường THCS Thịnh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2010
Ngày giảng: 
Tiết 49: Bài toán dân số.
A. Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức:
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2/ Kĩ năng:
- Tích hợp với phần TLV, vận dụng kiến thức đã học bài Phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong VB.
- Vận dụng vào việc viết bài văn TM.
3/ Thái độ:
Nhận thức được mối nguy hại của sự gia tăng DS từ đó có thái độ nghiêm túc trong việc tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ của Đảng và nước. 
B. Chuẩn bị.
- Tranh ảnh về hậu quả của việc bùng nổ dân số.
- Số liệu về tình hình dân số của Viêt Nam và thế giới.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức
Lớp 8A:	Lớp 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy trình bày những tác hại của thuốc lá và hạnh động của chúng ta.
- Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận và thuyết minh các vấn đề trong văn bản.
3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: thuyết trình.
- Thời gian: 2 phút
 Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu chú thích
 - Mục tiêu: Cho Hs nắm được xuất xứ, bố cục và phương pháp biểu đạt của bài
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, tái hiện
- Thời gian: 8 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Cần đọc văn bản với giọng điệu như thế nào cho phù hợp?
* Y/ c HS đọc VB.
- Nêu phương thức biểu đạt của văn bản.
- Hãy chỉ ra bố cục của văn bản?
- Phát hiện giọng điệu: giọng nhẹ nhàng mang tính chất thuyết phục.
- 1 hs đọc.
- Trả lời.
- Xác định bố cục VB.
I. Đọc – chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
+ Xuất xứ:
- Tác giả: Thái An.
- Trích trên báo GD và thời đại CN số 28 , 1995.
+ Phương thức biểu đạt:
- Nghị luận kết hợp tự sự thuyết minh.
+ Bố cục: 3phần
- Nêu vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hoá như đã đặt ra từ thời cổ đại.
- Trình bày vấn đề.
- Kêu gọi: cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của loài người. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong vb.
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: động não
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Y/ c HS quan sát phần 1
-Em hiểu thế nào là sáng mắt ra?
-Tác giả đã sáng mắt ra về điều gì?
- Em hiểu thế nào là vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình?
- Khi nói sáng mắt ra là người đọc muốn điều gì ở người đọc?
- Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của đoạn văn? Cách diễn đạt đó có tác dụng gì?
- Để làm rõ vấn đề, trong phần thân bài tác giả đã trình bày những ý gì?
- Em hãy kể lại câu chuyện kén rể thời cổ đại.
- Câu chuyện ấy có vai trò như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?
- Hãy tóm tắt bài toán dân số khởi điểm từ câu chuyện trong kinh thánh?
- Các tính toán trên có tác dụng gì trong việc trình bày vấn đề và tác động tới người đọc?
-Tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào để trình bày khả năng sinh sản của người phụ nữ.
- Phương pháp ấy giúp tác giả đạt được mục đích gì?
- Những nước có tỉ lệ sinh con nhiều thuộc các châu lục nào? Em biết gì về tình hình kinh tế văn hoá ở các châu lục này?
-Theo em ở Viêt Nam , những quan niệm nào hiện nay còn tồn tại đã dẫn đến tình trạng sinh đẻ vỡ kế hoạch.
* Mở rộng vấn đề, nêu một số câu thành ngữ, mẩu chuyện thực tế.
- Tác giả đã kêu gọi những gì? Em hiểu như thế nào về lời kêu gọi đó?
- Em có cảm nghĩ gì về lời kêu gọi đó?
- Đọc lướt phần 1.
- Hiểu rõ về một vấn đề mà trước đây còn mơ hồ.
- Trả lời.
- Là số người sinh sống trong một lãnh thổ; gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội; KHHGĐ là những biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng dân số.
- Trả lời.
( đưa ra một giả định và thái độ của tác giả đối với giả định đó)
- Trả lời: 3 ý.
- Kể lại câu chuyện.
- Đó là tiền đề để so sánh ngầm giúp người đọc liên tưởng và hình dung được tốc độ gia tăng dân số.
- Gây hứng thú cho người đọc.
- Trình bày.
- Làm cho người đọc tin , hiểu tốc độ gia tăng dân số.
- Trả lời.
- Trả lời
- Liên hệ thực tế: Châu á, châu Phi, đói nghèo , lạc hậu, chậm phát triển.
- Quan niệm sinh con trai để nối dõi tông đường.
- Nghe, hiểu.
- Quan sát SGK trình bày.
- Cá nhân trình bày.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá.
- sáng mắt ra vì bài toán dân số đã có từ thời cổ đại.
=> Cách nêu vấn đề nhẹ nhàng, giản dị, thân mật , tình cảm nên gần gũi tự nhiên , dễ thuyết phục và còn tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
2. Làm rõ vấn đề.
a. Câu chuyện về bài toán cổ.
- Nhà thông thái kén rể cho con gái . Ông đưa ra một bài toán để thách đố: .
- Kết quả không có ai đủ số thóc để lấy được cô gái vì số thóc quá nhiều, có thể phủ khắp bề mặt trái đất.
=> Là tiền đề để tác giả so sánh với sự gia tăng dân số là theo cấp số nhân công bội là 2.
b. Câu chuyện trong Kinh Thánh.
- Lúc đầu trái đất chỉ có 2 người: A- đam và E-va.
- đến năm 1995 có: 5,63 tỉ người , phát triển theo cấp số nhân công bội là 2 , đã đạt đến ô thứ 30 của bàn cờ.
=> Tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng trên trái đất.
c.Khả năng sinh sản của người phụ nữ và dự báo tốc độ tăng dân số.
- Thống kê của Hội nghị Cai-rô họp ngày 5-9-1994.
=> Cắt nghĩa được vấn đề tăng DS là từ khả năng sinh sản tự nhiên của người PN.
- Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của tăng DS.
- Cho thấy cái gốc của vấn đề hạn chế dân số là sinh đẻ có kế hoạch.
3. Lời kêu gọi.
- Đừng để..
- Đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.
=> Nếu cứ để tình hình gia tăng DS theo cấp số nhân thì đên một lúc nào đó con người sẽ không còn đất để sống.
- Hạn chế gia tăng dân số là con đường sống còn của nhân loại.
Hoạt động 4: Khái quát, đánh giá
- Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài
- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề
- Kĩ thuật: Hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn theo kt động não
- Thời gian: 5 phút
- Em học tập được gì về cách lập luận của tác giả trong văn bản?
- Qua văn bản em nhận được những thông điệp gì?
- Trả lời.
- Phát biểu cảm nghĩ.
- Trả lời .
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Lí lẽ đơn giản, đầy đủ , dễ hiểu có sức thuyết phục.
- Vận dụng yếu tố tự sự, các phương pháp thuyết minh một cách nhuần nhuyễn.
2. Nội dung.
- Gia tăng và bùng nổ dân số là hiểm hoạ cho sự sống còn của con người vì vậy hãy thực hiện kế hoạch hoá dân số để duy trì sự tồn tại của chính mình.
Hoạt động 5: Luyện tập
- Mục tiêu:
- Phương pháp: Hoạt động cá nhân , thảo luận
- Thời gian: 5 phút
* Y/c HS đọc phần đọc thêm:
+ Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?
+ Tại sao nước ta lại tuyên truyền vận động mỗi gia đình chỉ nên có 1 hoặc 2 con?
* Hướng dấn hs học bài. Chuẩn bị chương trình địa phương( Sưu tầm các tác giả, tác phẩm viết về HP)
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 50 : dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
A. Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức: Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
2/ Kĩ năng: - Sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
3/ Thái độ : Nghiêm túc sử dụng đúng ngôn ngữ Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị.
- Gv: Các ví dụ .
- Hs: Đọc và tự tìm hiểu trước nội dung bài học.
C. các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức 1'
Lớp 8A:	Lớp 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ:5'
- Phân tích cấu tạo và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau:
 - Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
- Lí Bạch (701 – 762) , nhà thơ nổi tiếng đời của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ , quê ở Cam Túc; lúc mới mười lăm tuổi, gia đình về định cư ở làngThanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu ( Tứ Xuyên).
3. Bài mới.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý.
- Phương pháp : Thuyết trình.
- Thời gian : 2 phút.
Hoạt Động 2, 3 : Tìm hiểu bài ( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm)
- Mục tiêu: HS nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm
- Phương Pháp : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình...
- Kĩ thuật : Phiêú học tập ( vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não
- Thời gian : 18 phút 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Y/c HS quan sát VD
- Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích trên được dùng để làm gì?
- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không?
- Từ đó hãy nêu công dụng của dấu ngoặc đơn?
2. Tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm.
- Nêu công dụng của dấu hai chấm trong các ví dụ?
- Từ đó em hãy nêu công dụng của dấu hai chấm?
- Đọc và quan sát các VD.
a. Giải thích rõ họ là ai.
b. giải thích rõ nguồn gốc tên gọi con kênh Ba Khía.
- thuyết minh đặc điểm của ba khía.
c. Bổ sung thêm thông tin về năm sinh mất của LB
- Không vì đó là phần chú thích
- Nêu công dụng:
a. đánh dấu lời đối thoại.
b. đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c. đánh dấu phần giải thích , thuyết minh cho một phần trước đó.
- Trình bày công dụng.
I. Dấu ngoặc đơn.
1.Ví dụ:
a. Đùng một cái, họ ( những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “ chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”
 Nguyễn ái Quốc.
b. Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía , chúng bám đặc sêt quanh cac gốc cây ( ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon)
 Đoàn Giỏi
2. Ghi nhớ1:
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích 
II. Dấu hai chấm.
1.Ví dụ:
a Tôi phải bảo:
- 
 Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
-..
B Người xưa có câu: “ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”.
2. Ghi nhớ.
- Đánh dấu phần giải thích , thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, đánh dấu lời đối thoại.
Hoạt động 5 : Luyện tập , củng cố 
 - Mục tiêu: Cho Hs thực hành nhận biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm và vận dụng trong khi viết.
Phương pháp : Vấn đáp, giải thích
Kĩ thuật : Khăn trải bàn
Thời gian : 18 phút.
Bài tập 1;2 làm cá nhân
Cho hs quan sát vd.
- Yêu cầu hs nêu công dụng.
Bài 3; Hướng dẫn hs làm theo nhóm nhỏ.
- cá nhân phát biểu.
- Trao đổi thảo luận trong nhóm nhỏ.
III. Luyện tập.
BT 1:
a) Đánh dấu giải thích
b) Đánh dấu phần thuyết minh
c) Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung (phần này có quan hệ lựa chọn).
BT 2:
a) Báo trước phần giải thích: họ thách nặng quá
b) Báo trước lời đối thoại và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
c) Báo trước phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.
BT 3:
- Có thể bỏ được những nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không ... ời.
Hs đọc lại khổ thơ 1
? Khổ 1 có nội dung ntn?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì
Hs đọc khổ 2. Khổ thơ này diễn đạt điều gì? Bằng nghệ thuật nào?
- Em hiểu lòng tốt ở đây là gì? (lòng nhân hậu, bao dung, độ lượng)
Hs đọc khổ thơ 3
? Khổ thơ này muốn nói điều gì? Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật gì?
Trong bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ tác giả Nguyễn Khoa Điềm cũng viết:
“ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” người con là niềm vui, niềm hạnh phúc của người mẹ, cũng chính con đã giúp mẹ vượt mọi khó khăn để hoàn thành công việc phục vụ kháng chiến
Hs đọc khổ thơ 4
Khổ 4 dùng nghệ thuật nào? Nội dung
? Bài thơ có giá trị gì về nội dung
? Trong bài thơ, em thích nhất chi tiết nào, hình ảnh nào? Vì sao?
? Viết 1 đoạn thơ với chủ đề:
“ Những nỗi buồn và niềm vui trong gia đình em”
HS thảo luận – làm bài 
I – Giới thiệu tác giả - tác phẩm
1) Tác giả:
Nguyễn Thuý Quỳnh (9 – 10 - 1968)
Quê: Nghĩa Hưng – Nam Định.
Thường trú: Phường Hoàng Văn Thụ – TPTN.
Hiện nay là phó chủ tịch hội – Tổng biên tập báo VNTN.
- Say mê sáng tác văn học từ sớm. Từ 2003 trở thành nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp.
- Đoạt nhiều giải thưởng trong sáng tác.
2) Tác phẩm:
“ Thơ về nhà mình” rút từ tập thơ “ Mưa mùa đông”.
II – Tìm hiểu tác phẩm.
1) Đọc
- Thể thơ tự do.
- Bố cục: 4 đoạn ( 4 khổ)
2) Tìm hiểu chi tiết.
* Khổ 1: Nghèo của cải mà giàu tiếng cười.
- Nghệ thuật:
+ Tương phản: Đồ đạc nhỏ – tiếng cười to
+ Khoa trương: Nhà chật – mùa đông giá rét đỡ lo.
* Khổ 2: Nghèo tiền bạc mà giàu lòng tốt.
- Tả thực, tương phản.
- Phải là những con người nhân hậu thì mới có “ lòng tốt bao người đem tặng’
“ Lòng tốt’’ ấy mới là của để đời cho con quí giá nhất hơn mọi của cải trên đời.
* Khổ 3:
- Thủ pháp ẩn dụ so sánh nghèo niềm vui nhưng giàu có nhất thế gian vì có tới“ những hai mặt trời’’.
- Hai con thân yêu là hai mặt trời hạnh phúc luôn toả sáng trong gia đình.
- Khổ thơ thứ 3 diễn đạt: Hoàn cảnh riêng trắc trở nhưng vượt lên hoàn cảnh lấy sự chăm ngoan của các con làm niềm vui hạnh phúc lớn lao nhất.
* Khổ thơ 4:
Bừng sáng niềm tin và hi vọng trong hoàn cảnh khó khăn.
Thủ pháp tương phản: Cái gì cũng khuyết – hi vọng – tràn đầy.
Hi vọng và niềm tin “ Con không bao giờ trắng tay” vì đã có “lòng tốt” là “của để đời cho con”.
III – Tổng kết.
- Hạnh phúc không phụ thuộc vào sự giàu có về vật chất mà chủ yếu là những giá trị về tinh thần.
- Lòng tốt là thứ “của” cải để giành cho con lâu đời nhất.
- Tình thương yêu vô hạn mà cha mẹ giành cho con.
IV – Luyện tập
4) Củng cố: 
- Gọi hs đọc lại bài thơ.
- 1 hs nhắc lại giá trị nội dung của bài thơ.
5) Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài: ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác''
----------------------------------------------------
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 53: Dấu ngoặc kép.
A. mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức: - Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép.
2/ Kĩ năng: - Sử dụng dấu ngoặc kép; - sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác; - sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
3/ Thái độ: Nghiêm túc vận dụng kiến thức trong tạo lập VB
B. Chuẩn bị.
- Gv: Hệ thống các ví dụ minh hoạ cho công dụng dấu ngoặc kép.
- Hs: Đọc bài và tự tìm hiểu bài trước.
C. các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp. 1'
Lớp 8A:	Lớp 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 - Chữa BT5 
- Đọc bài tập 6: Viết đoạn văn.
3. Bài mới.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế định hướng cho Hs chú ý vào nội dung bài học
- Kĩ thuật: Động não
- Phương pháp : Thuyết trình
- Thời gian : 2 phút
Hoạt Động 2: Tìm hiểu bài ( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm)
- Mục tiêu: Hs hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép
- Phương Pháp : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình, hoạt động nhóm
- Thời gian : 20 phút 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Yêu cầu hs đọc ví dụ.
-Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các ví dụ!
* Lời nói của thánh Găng- đi được dẫn trực tiếp. Nhắc lại thế nào là lời dẫn trực tiếp?
- Dải lụa:chỉ chiếc cầu.
- Văn minh, khai hoá: mỉa mai chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
-Hãy nêu công dụng chung của dấu ngoặc kép?
- Đọc ví dụ.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung
- Rút ra ghi nhớ.
I. Công dụng.
1. Ví dụ:
* Nhận xét:
a:đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
c: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa mỉa mai.
d: đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.
2. Ghi nhớ.
- SGK trang 142.
Hoạt động3 : Luyện tập , củng cố 
- Mục tiêu: HS nhận biết được dấu ngoặc kép và ứng dụng vào bài viết
Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, hoạt động nhóm
Thời gian : 18 phút.
*Hướng dẫn hs luyện tập.
Bài 1;2;3 : Hướng dẫn hs làm theo nhóm nhỏ.
* Y/ cầu các nhóm trình bày
* chuẩn xác kiến thức.
- Gọi một số em lên viết trên bảng.
- Cho hs nhận xét.
- Gv định hướng cách sửa chữa.
- Đọc bài tập.
- Trao đổi trong nhóm nhỏ.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét bổ sung.
- 2 HS lên viết trên bảng
- Nhận xét.
II. Luyện tập.
Bài 1: 
a : đánh dấu lời dẫn trực tiếp của con Vàng do lão Hạc tưởng tượng ra.
b : đánh dấu từ được dùng với nghĩa mỉa mai.
c: đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
d: đánh dấu từ được dùng với nghĩa mỉa mai.
e: đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
Bài 2:
a: dấu hai châm sau “ cười bảo”
dấu ngoặc kép ở “ cá tươi” và “ tươi”
b : dấu hai chấm sau “ chú Tiến Lê”, dấu ngoặc kép vào: “ Cháu hãy .với cháu”.
c. dấu hai chấm sau “ bảo hắn” , dấu ngoặc kép vào “ đây là cái vườnsào”
Bài 3:
a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn đoạn văn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh
b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn mà là lời dẫn gián tiếp.
- Bài 4: Viết cá nhân.
Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn học bài.
- Lập bảng hệ thống công dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
- Làm bài tập 5.
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra Tiếng Việt.
--------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 54: Luyện nói : Thuyết minh một thứ đồ dùng.
A. mục tiêu cần đạt
1/ Kiến thức: - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm, cấu tạo, công dụngcủa những vật dụng gần gũi với bản thân.
 - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2/ Kĩ năng: - Tạo lập VB TM; - Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
3/ Thái độ: Bình tĩnh, nghiêm túc trình bày một vấn đề trước đám đông( Tập thể)
B. Chuẩn bị.
- Gv : chuẩn bị đề cương cho tiết luyện nói.
- Hs: Chuẩn bị tri thức, làm đề cương.
C. các hoạt động dạy va học.
1. ổn định lớp 1'
Lớp 8A:	Lớp 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của hs.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
- Mục tiêu: Tạo tâm thế định hướng cho Hs chú ý vào nội dung bài học
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Luyện nói trong nhóm nhỏ, trước lớp.
- Mục tiêu: Hs biết viết thành dàn bài về đối tượng TM, trình bày trước lớp
- Phương pháp: thuyết trình, HĐ cá nhân
- Thời gian: 40 phút
Hoạt động của thầy
 1: Luyện nói trong nhóm.
2: Luyện nói trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử ít nhất 3 em trong nhóm lần lượt lên trình bày mịêng bài thuyết minh về cái phích.
- mỗi em chỉ trình bày một phần . Phần còn lại em tiếp theo.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét cách diễn đạt, cách phát âm, bố cuc bài văn nói.
- Gv: Nhận xét chung, cho điểm khuyến khích bài trình bày tốt.
Hoạt động của trò
- Thành lập nhóm trung bình.( 8 em)
- Lần lượt từng cá nhân trình bày bài thuyết minh của mình trước tổ.
- Tổ nhận xét đánh giá.
- Đại diện các nhóm trình bày miệng bài thuyết minh trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Nội dung
* Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ). 
A. Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: cái phích nước, một đồ dùng quen thuộc và cần thiết đối với mọi gia đình.
B. Thân bài
1. Cấu tạo của cái phích.
+Bộ phận ruột phích.
- Nguyên lí giữ nhiệt: chống lại sự truyền nhiệt.
- hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không, phía trong tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại
- Hiệu quả giữ nhiệt:
+ Bộ phận vỏ phích:
- chất liệu:
- Tác dụng bảo quản ruột , giúp không vỡ.
+ Các bộ phận khác:
- Quai xách, cầm.
-Đế phích.
- Nắp phích.
2. Một số loại phích hiện có trên thị trường:
- phích thường chỉ để đựng , giữ nước nóng.
- phích điện vừa trực tiếp đun và giữ nước nóng.
3.. Công dụng của phích.
- Giữ cho nước nóng lâu giúp tiết kiệm thời gian, năng lượng.
4.Bảo quản và sử dụng.
- thường xuyên xúc , rửa sạch cặn đóng ở đáy và thành phích.
- Thả vỏ hến,sò sạch vào trong phích để cặn bã bám vào.
- đóng thùng đựng phích.
- để trên cao tránh tầm tay với của trẻ.
D. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ và tương lai của chiếc phích.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà 2'
- Tìm tri thức về các đồ dùng sau:
+ chiếc kính đeo mắt.
+ đôi dép lốp trong kháng chiến.
+ cây bút máy hoặc bút bi.
+ chiếc áo dài Việt Nam.
--------------------------------------------
Ngày soạn : 
Ngày giảng:
Tiết 55 – 56 Viết bài Tập làm văn số 3
A. Mục tiêu bài học
1 – Kiến thức: Cho học sinh tập dượt làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
2 – Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết. 
3 - Thái độ: Có ý thức làm bài nghiêm túc.
B. Chuẩn bị:
- G/v: Ra đề kiểm tra có biểu điểm, đáp án
- H/s: Giấy kiểm tra.
C.Các hoạt động dạy và học.
1) ổn đinh tổ chức 
Lớp 8A:	Lớp 8B: 
2) Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng, sự chuẩn bị của học sinh 
3)Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv chép đề lên bảng. Yêu cầu hs đọc kĩ đề bài, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý – tạo lập văn bản, đọc lại sửa chữa.
? Đề bài thuộc thể loại nào? Đối tượng?
? Mở bài phải nêu điều gì bằng phương pháp nào?
? Phần thân bài có những ý nào, dự định dùng phương pháp thuyết minh nào
? Kết bài
Hs viết bài trong 90’ 
I - Đề bài: Viết bài văn giới thiệu về chiếc khăn quàng đỏ em đeo trên vai hàng ngày mỗi khi tới lớp tới trường.
* Tìm hiểu đề.
- Thể loại: thuyết minh
- Đối tượng: chiếc khăn quàng đỏ
* Lập dàn ý
I – Mở bài.
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh:
Chiếc khăn quàng đỏ gắn với tuổi học trò.
II – Thân bài
- Trình bày cấu tạo, đặc điểm, chất liệu, kích thước.
- Đặc điểm lợi ích, cảm nghĩ của em về đối tượng.
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm.
III – Kết bài: 
Bày tỏ thái độ của mình với chiếc khăn quàng đỏ. 
4) Củng cố: 
- GV nhận xét giờ làm bài
5) Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục lập dàn ý các đề bài còn lại
- Chuẩn bị thuyết minh về một thể loại văn học
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về Tiếng Việt chuẩn bị tuần sau kiểm tra 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 8 tuan 1314.doc