Giáo án Ngữ văn 8 tiết 47 và 48

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 47 và 48

Tiết 47: Tập làm văn:

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

1 Kiến thức: Nắm được phương pháp thuyết minh

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh

3. Thái độ: Chủ động tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.

B. Phương tiện dạy học:

1. Giỏo viờn: Sgk, sgv, giỏo ỏn, máy chiếu

2. Học sinh: Đọc soạn bài

C. Tổ chức các hoạt động dạy -học:

* Bài cũ:

- Văn bản thuyết minh là loại vb như thế nào? Nêu đặc điểm của vb TM

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài

* Giới thiệu bài:

 Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới:

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 47 và 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47: Tập làm văn:
Phương pháp thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1 Kiến thức: Nắm được phương pháp thuyết minh
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh
3. Thái độ: Chủ động tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
B. Phương tiện dạy học: 
1. Giỏo viờn: Sgk, sgv, giỏo ỏn, máy chiếu
2. Học sinh: Đọc soạn bài
C. Tổ chức các hoạt động dạy -học:
* Bài cũ:
- Văn bản thuyết minh là loại vb như thế nào? Nêu đặc điểm của vb TM
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài	
* Giới thiệu bài:
 Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới:
Hoạt động của thầy - trò
Yêu cầu đạt:
- Đọc các văn bản thuyết minh vừa học. (Cây dừa Bình Định. Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất, Ôn dịch thuốc lá. Thông tin...) và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì?
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh 
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh.
- a) Cây dừa Bình Định: Trình bày lợi ích của cây dừa gắn với đời sống riêng của cây dừa.
- b) Tại sao lá cây có màu xanh lục: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá.
- c) Huế: Giới thiệu Huế với tư cách là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của VN, nơi có những đặc điểm riêng rất độc đáo.
? Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào?
? Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không? Không
** VD: Cách giữ những quyển sánh quí; Cách làm sạch gầu trên tóc; Trái thơm (quả dứa); Cây kè... [trang 185]
? Để nêu bật bản chất, đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng người ta sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? Phân tích các VD để rút ra các phương pháp thuyết minh?
? Muốn viết một bài văn thuyết minh, người viết phải có điều kiện gì về tri thức và về phương pháp thuyết minh?
-> Các tri thức về sự vật (Cây dừa), KH (con giun đất); lịch sử (Khởi nghĩa Nông Văn Vân)
- > Thuyết minh nhằm cung cấp tri thức cho con người về một đối tượng nào đó. Vì vậy muốn viết VBTM, người viết phải quan sát, học tập, tích luỹ tri thức àm tư liêu để làm bài văn thuyết minh.
- Muốn nói thì phải hiểu điều mình định nói. Không thể vu vơ.
- Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cũng vậy, nghĩa là người viết, người nói phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, sự việc, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm chắc bản chát đặc trưng, mối tương quan của nó. Có thể trình bày một cách sáng tỏ, đầy sức thuyết phục, tránh lan man, vô nghĩa, nguỵ biện.
2. Phương pháp thuyết minh: 
GV nói: Đề bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh như nêu định nghĩa, mô tả sự vật, sự việc, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh đối chiếu phân tích, phân loại, dùng số liệu... Nói vừa phải tránh đại ngôn.
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
Phương pháp liệt kê.
Phương pháp nêu VD.
Phương pháp dùng số liệu.(con số)
Phương pháp so sánh.
Ghi nhớ: Học thuộc SGK
Giáo viên hướng dẫn Hs luyện tập theo đáp án
Bài 1: Phạm vi tìm hiểu vấn đề:
Bài 2: Hs đọc
Bài 3: Hs đọc
II. Luyện tập: 
Bài 1:
Kiến thức về KH: Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ và cơ chế duy trì giống loài của con người.
Kiến thức về Xh: tâm lý lệch lạc của một số người coi hút thuốc lá là lịch sự.
Bài 2: 
Phương pháp so sánh: So sánh với AIDS, với giặc ngoại xâm.
Phương pháp phân tích: tác hại của ni-cô-tin, của khí các-bon.
Phương pháp nêu số liệu:Số tiền mua một bao 555, số tiền phạt ở Bỉ.
Bài 3:
Kién thức: 
- Về lịch sử:, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Về quân sự.
- Về cuộc kháng chiến của các nữ thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ .
b. Phương pháp dùng số liệu và các sự kiện.
* Hướng dẫn học bài
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Bài toán dân số.
........................................................................................
Tiết 48: Trả Bài kiểm tra văn và bài viết số 2
A. Yêu cầu:
 - Uốn nắn sửa chữa những thiếu sót, những lệch lạc về kiến thức Vb tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Thấy được những ưu điểm cũng như những khuyết điểm, hạn chế của mình. Có được khả năng tự đánh giá bài viết của mình
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
B. Chuẩn bị của thầy và trò: Bài làm đã chấm, máy chiếu
C. Tổ chức giờ học:
* ổn định tổ chức:
I. Bài kiểm tra văn:
1. Chép đề bài: 
2. Hướng dẫn học sinh xây dựng đáp án: đã có trong tiết 41
3. Nhận xét: Phần trắc nghiệm tương đối tốt. 
Phần tự luận: Câu 1: Còn sơ sài, chưa nêu được ấn tượng sâu sắc về nhân vật mà thiên vào kể, Câu 2 nêu chưa đầy đủ ý, (làm sơ sài, chưa chăm học: Dương, Lê Tuấn, Thảo, Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thịnh)
Kết quả: 
Loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
0
14
10
3
II. bài viết số 2
- Đảm bảo là một văn bản có bố cục 3 phần
- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài theo một trình tự hợp lý
- Biết kết hợp các yếu tổ kể- tả- biểu cảm.
Nhận xét ưu khuyết, điểm:
- Phần trắc nghiệm: Đa số Hs nắm vững kiến thức. Còn một số em nắm chưa vững thể loại và nội dung tác phẩm (còn nhầm lẫn)
- Phần tự luận:
+ Một số Hs biết cách kể chuyện, thể hiện được những nội dung chính của câu chuyện, bố cục bài viết rõ ràng hợp lý: Tuấn, Dương...
+ Một số chưa biết cách kể, chưa kể rõ những việc làm tốt có ý nghĩa mà kể lể các sự việc rời rạc, không có tình huống bất ngờ, kịch tính... Chưa biết cách kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm mà chỉ kể thuần tuý: Lê Tuấn, Nguyễn Tuấn, Hà Phương, Nguyễn Thịnh)
+ Môt số chưa biết cách sắp xếp bố cục hợp lý.
+ Viết sai chính tả quá nhiều.
+ Một số em chưa hiểu đề: Kể không đúng trọng tâm.
+ Viết sai chính tả nhiểu, chữ cẩu thả, khó đọc.(Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thịnh)
* Bài làm yếu: Nguyễn Tuấn, Lê Tuấn, Dương
Đọc bài khá: Nhung, Minh, Khánh
Trả bài: Ghi điểm vào sổ
Loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
01
12
11
3
* Hướng dãn học bài: 
- Sửa các lỗi đã mắc trong bài làm
- Soạn bài: Bài toán dân số.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4748.doc