Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu cần đạt.

1/ Kiến thức.

 Nhận biết được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

2/ Kĩ năng.

Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết sắp xếp và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung.

3/ Thái độ.

Thận trọng khi lựa chọn các phần, các ý sao cho phù hợp.

Có thái độ hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.

II/ Đồ dùng dạy học.

- GV:

- HS:

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

IV/ Tổ chức giờ học.

1/ Tổ chức: Sĩ số 8a: 8b:

2/ Kiểm tra

3/ Bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 7839Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 1, tiết 4, Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
NS: 17/08/2009
NG: /08/2009
I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
	Nhận biết được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
2/ Kĩ năng.
Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết sắp xếp và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung.
3/ Thái độ.
Thận trọng khi lựa chọn các phần, các ý sao cho phù hợp.
Có thái độ hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: 
HS: 
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số	8a:	8b:
2/ Kiểm tra
3/ Bài mới.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động
- Mục tiêu:
Tiếp xúc với tình huống trong đời sống để học sinh định hình kiến thức sẽ tiếp thu.
- Cách tiến hành:
Gv đưa ra tình huống trong đời sống 
Hs suy nghĩ trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt và dẫn dắt vào bài mới.
HĐ 2. Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Trình bày được thế nào là chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Cách tiến hành:
(?) Các em đọc thầm lại văn bản "Tôi đi học" và cho biết: Văn bản đó miêu tả những việc đang xảy ra (hiện tại) hay đã xảy ra (hồi ức, kỷ niệm) ?
Văn bản đó miêu tả những việc đã xảy ra (hồi ức, kỷ niệm).
(?) Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì ?
- Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích miêu tả những việc đã xảy ra, đó là những hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên đi học.
- Để phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỷ niệm sâu sắc từ thuở thiếu thời.
(?) Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
- Kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học với biết bao rụt rè, mới lạ, xen lẫn bỡ ngỡ. trong đó đáng nhớ nhất là những cảm giác của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe ông đốc gọi tên và khi phải rời bàn tay mẹ để cùng các bạn đi vào lớp.
- Sự hồi tưởng ấy đợi lên trong lòng nhà văn cảm giác "nao nức", "tưng bừng rộn rã" với "những kỷ niệm mơn man" khi "mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường". Đó là cảm giác lặp đi lặp lại mỗi khi tác giả hồi tưởng lại.
(?) Hãy cho biết đối tượng chính mà văn bản "tôi đi học" biểu đạt là ai?
Là nhân vật "tôi".
(?) Vấn đề chính mà văn bản "Tôi đi học" biểu đạt là gì?
Một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời của nhân vật "tôi" – ngày đầu tiên đi học – với những dòng suy nghĩ, cảm giác trong trẻo, ngây thơ. Đó là ngày đầu tiên đi học với biết bao rụt rè, mới lạ xen lẫn với những bỡ ngỡ, lúng túng mà nao nức, tưng bừng rộn rã với "những kỷ niệm mơn man" – một kỷ niệm sâu sắc nhất từ thuở thiếu thời.
GV: Như vậy, đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt gọi là chủ đề của văn bản.
(?) Vậy thế nào là chủ đề của văn bản?
Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
(?) Căn cứ vào đâu em biết văn bản "Tôi đi học" nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
Vì nhan đề của văn bản, các từ ngữ và các câu văn trong văn bản đều tập trung viết về những kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật "tôi":
(?) Hãy tìm các căn cứ đó ?
+ Nhan đề: Tôi đi học.
+ Các từ ngữ: Những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường; lần đầu tiên đến trường, đi học, hai quyển vở mới.
+ Các câu văn: 
"Hôm nay tôi đi học"
"Hằng năm, cứ vào cuối thu  lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường"
"Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy "
"Hai quyển vở mới trên tay tôi bắt đầu thẩy nặng"
"Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chếch đầu chúi xuống đất"
GV: Văn bản "Tôi đi học" tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên
(?) Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật "tôi" suốt cuộc đời ?
hằng năm, cứ vào cuối thu, lại, quên thế nào được, mỗi lần thấy,.
Thi tìm nhanh giữa các nhóm (3’)
(?) Tìm các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên) ?
Đại diện một số nhóm báo cáo.
Gv nhận xét
Thấy mình trang trọng và đứng đắn; lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ; tôi cảm thấy quả tim tôi như ngừng đập; tôi quen cả mẹ tôi đang đứng sau lưng; nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng; đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn; người tôi lúc ấy thấy nặng nề một cách kỳ lạ; trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này; sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật 
(?) Từ việc phân tích trên, hãy cho biết: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
(?) Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó? Tính thống nhất này được thể hiện ở các phương diện nào?
- Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện:
+ Hình thức: Nhan đề của văn bản
+ Nội dung: Mạch lạc (quan hệ giữa các phần của văn bản), từ ngữ, chi tiết (tập trung làm rõ ý đồ, ý kiến, cảm xúc).
+ Đối tượng: xoay quanh nhân vật "tôi".
(?) Như vậy văn bản chỉ có tính thống nhất về chủ đề khi nào?
Văn bản chỉ có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
(?) Để viết hoặc hiểu một văn bản ta làm ntn?
Để viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở: nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
HĐ3 : HDHS rút ra ghi nhớ
- Mục tiêu : Rút ra được thế nào là chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Xác định được các nội dung trong ghi nhớ.
- Cách tiến hành :
( ?) Thế nào là chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
Hs trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt
Hs đọc ghi nhớ
( ?) Cần nắm được những đơn vị kiến thức nào trong ghi nhớ ?
HĐ4 : HDHS Luyện tập
- Mục tiêu : Xác định đúng yêu cầu bài tập và vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
- Cách tiến hành :
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
(?) Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào ? và về vấn đề gì? 
(?) Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào ? 
(?) Theo em có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không ? Vì sao ?
Trật tự sắp xếp các ý lớn này hợp lí, rõ ràng. Vì vậy không thể thay đổi trật tự đó được. 
(?) Nêu chủ đề của văn bản trên ?
(?) Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản . Hãy chứng minh ?
Chủ đề được thể hiện qua nhan đề của văn bản , các ‏‎ý miêu tả hình dáng , sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả , tác dụng của cây cọ và tình cảm giữa cây với người .
(?) Tìm các từ ngữ , các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của đề của văn bản ?
Các từ ngữ lặp lại nhiều lần : rừng cọ , lá cọ và các chi tiết miêu tả về :
+ hình dáng của cây cọ .
+ sự gắn bó của cây cọ với tác giả .
+ công dụng của cây cọ đối với đời sống .
Gv hướng dẫn Hs về nhà làm
3’
7’
16’
3’
12’
I/ Chủ đề của văn bản.
Tìm hiểu về chủ đề của văn bản: Tôi đi học
- Mục đích:
+ Miêu tả những việc đã xảy ra, đó là những hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên đi học.
+ Để phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỷ niệm sâu sắc từ thuở thiếu thời.
- Đối tượng: Là nhân vật "tôi".
- Vấn đề chính: Một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời của nhân vật "tôi" – ngày đầu tiên đi học – với những dòng suy nghĩ, cảm giác trong trẻo, ngây thơ.
II/ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
- Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện:
+ Hình thức: Nhan đề của văn bản
+ Nội dung: Mạch lạc (quan hệ giữa các phần của văn bản), từ ngữ, chi tiết (tập trung làm rõ ý đồ, ý kiến, cảm xúc).
+ Đối tượng: xoay quanh nhân vật "tôi".
III/ Ghi nhớ (SGK Tr 12)
Chủ đề là gì 
Điều kiện và các phương diện đảm bảo tính thống nhất.
IV/ Luyện tập.
1/ Bài tập 1 (SGK Tr 13).
Tính thống nhất trong văn bản “Rừng cọ quê tôi”.
- Văn bản trên viết về đối tượng: Rừng cọ quê tôi
- Viết về vấn đề: miêu tả cảnh rừng cọ và miêu tả cuộc sống của người dân sông Thao.
- Trình tự các đoạn văn
+ Giới thiệu rừng cọ
+ Tả cây cọ
+ Tác dụng của cây cọ
+ Tình cảm gắn bó với cây cọ
- Chủ đề : Vẻ đẹp và ‏‎ý nghĩa của rừng cọ quê tôi .
Bài tập 2(SGK Tr 14).
4/ Củng cố.
(?) Để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản cần làm gì ?
5/ HDHT
Học bài và làm bài tập 2 SGK Tr 15
Chuẩn bị: Bố cục của văn bản
 Vb: Trong Lòng mẹ
(?) Chủ đề chính của vb “Trong lòng mẹ” là gì ?
 –––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 4.doc