Giáo án Ngữ văn 8 tiết 4: Thuế máu (trích bản án chế độ thực dân) Nguyễn Ái Quốc

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 4: Thuế máu (trích bản án chế độ thực dân) Nguyễn Ái Quốc

Tên bài dạy: Thuế máu ( trích bản án chế độ thực dân )

NGUYỄN ÁI QUỐC

I.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức :

- Giúp học sinh hiểu được :

+ Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dan Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa

+ Nghệ thuật lập luận và trào phúng sắc sảo trong chính luận của Nguyễn Ái Quốc

2. Kĩ năng

-Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại,phân tích nghệ thuật trào phúng trong văn bản chính luận.

 -Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận

 3.Thái độ

 -Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu dân tộc, lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa

 II.Chuẩn bị

1.Chuẩn bị của giáo viên :

 - Tài liệu tham khảo : SGK, SGV, GAV8

- Phương pháp :đàm thoại, tích hợp, nêu vấn đề

 

docx 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 4: Thuế máu (trích bản án chế độ thực dân) Nguyễn Ái Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gv hướng dẫn: Cô Lê Thị Yến Trinh
Người dạy : Trần Thị Yến
Ngày soạn : 1/3/2012
Ngày lên lớp :
Môn dạy : Ngữ Văn
Lớp dạy : 8A1
Tiết dạy : 4
Tên bài dạy: Thuế máu ( trích bản án chế độ thực dân )
NGUYỄN ÁI QUỐC
I.Mục tiêu cần đạt
Kiến thức : 
- Giúp học sinh hiểu được :
+ Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dan Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
+ Nghệ thuật lập luận và trào phúng sắc sảo trong chính luận của Nguyễn Ái Quốc
Kĩ năng
-Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại,phân tích nghệ thuật trào phúng trong văn bản chính luận.
 -Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận
 3.Thái độ
 -Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu dân tộc, lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa
 II.Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên :
 - Tài liệu tham khảo : SGK, SGV, GAV8
- Phương pháp :đàm thoại, tích hợp, nêu vấn đề
- Đồ dùng dạy học: tranh ảnh
2.Chuẩn bị của học sinh :
-Soạn bài
III.Tiến trình dạy và học
1.ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1: Từ bài ‘‘Bàn về phép học’’ em hãy cho biết mục đích của việc học và quan điểm của tác giả ?
Câu 1: Mục đích của việc học
-Chỉ có học mới trở thành người tốt
-Học để hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi con người
*Quan điểm học tập của tác giả
-Mở trường dạy học ở phủ, huyện, trường tư, tiện đâu học đấy
-Dạy học theo phép Chu Tử học từ thấp lên cao
-Học rộng rồi tóm gọn
-Theo điều học mà làm
-Chấp nhận nhiều tầng lớp họ
3.Bài mới :
Những năm 20 của thế kỉ 20 là thời kì hoạt động của người thanh niên yêu nước – Nguyễn Ái Quốc. trong thời gian hoạt động ấy Người đã dùng văn chương làm vũ khí sắc bén để lên án chiến tranh và sự độc ác của chính quyền thực dân. Tiêu biểu Người đã sáng tác tác phẩm Thuế máu trích trong “Bản án chế độ thực dân”.Để hiểu tại sao Người lại đặt tên tác phẩm là thuế máu thì hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu đoạn trích thuế máu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
? Nêu vài nét chính về tác giả?
Hs:
Gv: -Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) là một trong những tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước 1945, 
-Sinh ra tại xã Kim Liên ,huyện Nam Đàn ,tỉnh Nghệ An. Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng . Bản thân là một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân,yêu thương những người cùng khổ, sẵn sàng chịu sự hi sinh cao nhất vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào.
- Người dùng văn chương là cộng cụ sắc bén để nhằm mục đích vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ của nhân dân và kêu gọi đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc.
? Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời trong thời gian nào?
Hs:
 Gv: - Đầu thế kỷ XX các nước đế quốc thi nhau xâm lược nhiều nơi trên thế giới nhằm vơ vét của cải và nhân lực khiến đời sống của nhân dân các nước thuộc địa vô cùng cực khổ. Từ đó, làn sóng cách mạng đang lên ở khắp nơi.
Năm 1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, các nước đế quốc tranh giành nhau về quyền lợi, chúng đã đẩy nhân dân lao động ở nhiều nơi vào các cuộc chiến tranh thảm khốc.
Và người đã sáng tác tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” viết bằng tiếng Pháp, xuất bản đầu tiên tại Pa- ri năm 1925, và xuất bản lần đầu tiên tại Hà Nội năm 1946.
*Gồm 12 chương và phần phụ lục 
Chương 1: Thuế máu 
Chương 2: Việc đầu độc người 	bản xứ 
Chương 3: Các quan thống đốc 
Chương 4: Các quan cai trị 
Chương 5: Những nhà khai hóa 
Chương 6: Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị 
Chương 7: Bóc lột người bản xứ 
Chương 8: Công lí 
Chương 9: Chính sách ngu dân 
Chương 10: Chủ nghĩ giáo hội 
Chương 11: Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ 
Chương 12 : Nô lệ thức tỉnh 
Phụ lục: Gửi thanh niên Việt Nam
èĐây là bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa
Gv hướng dẫn hs đọc với giọng đọc mỉa mai, lúc căm hờn, lúc đồng cảm, chú ý nhấn mạnh và kéo dài ở 1 số từ ngữ, hình ảnh thể hiện nghệ thuật trào phúng. 
? Bản án chế độ thực dân Pháp đưa ra những vấn đề gì?
Hs:
Gv: - Tố cáo, kết án tội án tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp.
- Tình cảnh khốn cùng của người dân nô lệ các xứ thuộc địa.
- Giáng đòn quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Vạch con đường đấu tranh cách mạng cho các dân tộc bị áp bức.
? Văn bản được viết theo thể loại gì ?
Hs :
Gv: - Văn bản Thuế máu thuộc kiểu văn bản nghị luận. Vì người viết chủ yếu dùng lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề xã hội: thuế máu trong chế độ thực dân Pháp.
? Cho biết văn bản “ Thuế máu” sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
Hs:
? Nêu đại ý của đoạn trích ?
Hs:
Gv:
Gv giải thích một số từ: bản xứ, an-nam- mít, ban-căng, chiếc gậy của các ngài thống chế, nhũng lạm, môn bài, xoay sở kiểu Đ
*Bài này thì có 2 cách chia :+ theo 3 phần trong sách
+đi xuyên suốt tác phẩm và cô sẽ phân tích theo cách thứ 2
? Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên của văn bản là “thuế máu’’?
Hs :
Gv:- có rất nhiều thứ thuế như thuế đất, thuế vật liệu.nhưng trong bản án chế độ thực dân lại có thứ thuế máu
Đây là cách dặt tên của tác giả, thuế máu là một thứ thuế cực kỳ vô lý, một sự bóc lột tàn bạo , trắng trợn đến tận cùng sinh mạng của người dân thuộc địa. Đồng thời cũng gợi lên số phận thảm thương của nhân dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất I (1914 – 1918)
?Em hãy nhận xét về tên chương và tên các phần trong văn bản ?
Hs :
Gv:- Tên chương: gợi lên số phận bi thảm của người dân thuộc địa bao hàm cả thái độ mỉa mai, lòng căm phẩn đối với những tội ác mà thực dân Pháp gây ra
-Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương ý nói lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến kiệt cùng của bon thực dân cai trị, các phần nối tiếp chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, và sự phê phán triệt để Nguyễn Ái Quốc.
Hoạt động 2 : ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
?Tìm những chi tiết thể hiện lời nói của thực dân Pháp đối với người bản xứ trước chiến tranh ?
Hs: -Là bọn da đen bẩn thỉu 
-Những tên An-nam-mít bẩn thỉu chỉ biết kéo xe tay.
-Bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử như súc vật
Gv: -Bọn thực dân gọi những người bản xứ là người an – nam – mít bẩn thỉu, tên da đen bẩn thỉu, è coi là nô lệ
?Khi có chiến tranh xảy ra thì lời nói của chúng như thế nào?
Hs: 
Gv: chúng quay ngoắt 180 độ, chúng biến những con lừa, con bò,con lợn, những tên nô lệ thành những đứa con yêu, ban hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do è coi là những vị anh hùng
-“ tấp nập đầu quân” “ không ngần ngại rời bỏ quê hương”
-“ hiến dâng máu, hiến dâng cánh tay lao động”
Gv: chúng đã dùng những lời lẽ mật ngọt, thân thiết, tâng bốc, vỗ về để đạt mục đích cuối cùng là họ sẽ trở thành vật hi sinh cho lợi ích của chúng.
? Vì sao những người bản xứ thấp kém lại trở thành ‘’những chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do’’?
Gv : - Vì thöïc daân Phaùp muốn đẩy nhân dân thuộc địa ra làm bia đỡ đạn cho những âm mưu của chúng. 
? Sau khi chiến tranh kết thúc thì thực dân Pháp đối sử với người dân bản xứ ra sao?
Hs: - cả người “Nê – gơ – rô” lẫn người an – nam – mít mặc nhiên trở lại giống “người bẩn thỉu”
-Chào đón bằng một bài diễn văn yêu nước “các anh đã bảo vệ tổ quốc thế là tốt. bây giờ chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi ! ”
Gv: ở đây tác giả đã dùng câu cầu khiến và đó là lời ra lệnh của thực dân, khi những người thuộc địa không còn giá trị để chúng lợi dụng nữa thì chúng trở mặt, xua đuổi và chúng quên hứa lời trước đây.
? Vì sao khi chiến tranh kết thúc họ lại trở về thân phận nô lệ ?
Gv :thực dân đã lùa dối họ để bắt họ làm bia đỡ đạn cho chúng 
?Các cụm từ đặt trong dấu ngoặc kép được dùng với dụng ý gì ?
-Mỉa mai, châm biếm sự giả dối của chế độ thực dân
?Qua các chi tiết trên, tác giả đã dùng nghệ thuật gì? 
-Nghệ thuật đối lập tương phản, từ ngữ mỉa mai chiến tranh vui tươi, bạn hiền, con yêu, chiến sĩ bảo vệ tự do.
Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì ?
Hs : nhằm đả kích bản chất lừa bịp bỉ ổi, tơ trẽn của chúng.
Gv : dùng hàng loạt những từ ngữ có tính chất chế giễu, mỉa mai
Cđ :không chỉ ở lời nói mà còn thể hiện ở hành động của chúng rất dã man và độc ác.
 ?Tìm những chi tiết cho thấy những hành động của chúng đối với người dânbản xứ (trứơc chiến tranh )?
Hs:bị ăn đòn,
Gv : họ bị đánh đập rất dã man và bị coi là súc vật
? Khi chiến tranh xảy ra ?
Hs: “đột ngột xa vợ con, rời bỏ đàn lợn, đàn cừu, đi phơi thây trên các chiến trường châu Âu,
-‘‘Lấy máu của mình tưới lên vòng’’
-những người ở hậu phương thì làm việc kiệt sức trong các nhà máy, đã từng khạc ra từng miếng phổi...”
‘‘chúng còn tiến hành rùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người dân đi lính, sẵn sàng trói xích nhốt người ta như nhốt súc vật,nếu chống đối sẽ bị đánh đập rất dã man.
?Em hiểu như thế nào ‘‘lấy máu mình tưới lên vòng nguyệt quế’’ và ‘‘lấy xương mình chạm vào chiếc gậy của ngài thống chế’’
Hs :
Gv : Càng thấy rõ bộ mặt độc ác, tàn bạo, vô nhân đạo của thực dân đối với nhân dân thuộc địa
? Em hiểu thế nào là lính tình nguyện ?
Hs :
Gv :là những người tự giác tham gia cách mạng một cách tự nguyện, không chịu bất cứ sự bắt buộc cưỡng chế nào từ chính quyền
? Thực dân Pháp đã thực hiện chế độ lính tình nguyện như thế nào ?
Hs : ‘‘ bắt những người khỏe mạnh, nghèo khổ’’
- ‘‘Phải chọn một trong hai con đường ‘‘ đi lính hoặc xì tiền ra’’
- ‘‘bị xích tay.’’vậy mà chúng vẫn trịnh trọng tuyên bố ‘‘ các bạn đã tấp nậpcủa mình như lính thợ’’è bộ mặt xảo trá, lừa bịp ngày càng lộ rõ hơn
?Trước hành động đó thì người dân thuộc địa chống trả ra sao ?
Hs :chạy trốn, làm cho mình mắc những căn bệnh nặng nhất
Gv :trên thực tế đây có phải là chế độ lính tình nguyện không hay chỉ là cái vỏ bọc của  thực dân để che giấu tội ác của mình. 
? Chiến tranh kết thúc những người sống sót trở về thì thực dân đã trả ơn cho họ như thế nào ?
Hs: “ lột hết tất cả của cải của họ từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới,các vật kỉ niệm,đến Mác xây thì bị đánh đập, coi họ là súc vật, xếp người như xếp lợn dưới gầm tàu ẩm ướt, không ánh sáng, không giường, và thiếu không khí,người thân của họ thì được ban hành thẻ môn bài bán lẻ thuốc phiện”
Gv : Trên thực tế mà nói, thực dân Pháp đàn áp nhân dân thuộc địa rất dã man và độc ác, chúng dùng dủ mọi hình thức để ép nhân dân ta ra trận làm bia đỡ đạn cho chúng. Khi sống sót trở về thì chúng lại coi là nô lệ, đối xử thì bất công, không chỉ thế chúng còn muốn hủy diệt nòi giống khi chúng ban thẻ môn bài buôn bán thuốc phiện. Chúng đã liền lúc gây ra 2 tội ác đối với nhân dân thuộc địa đẻ hủy diệt bản thân và hủy hoại nòi giống
? Tại sao tác giả lại nêu rõ 2 con số 70 vạn và 8 vạn ?
Hs:
Gv: việc nêu 2 con số chính xác :70 vạn và 8 vạn cho ta thấy hơn 10% số người thuộc địa bỏ mạng ở chiến trường châu Âu è đây là kết quả của cuộc chiến tranh, là những con số khá lớn mà nhân dân thuộc địa đã phải bỏ mạng sống của mình vì lợi ích hão huyền,bị thực dân Pháp lợi dụng. Qua đó, thì những con số cũng là bằng chứng mà thực dân Pháp không bao giờ chối cãi được những việc làm bỉ ổi, xấu xa mà chúng đã gây ra cho bao nhiêu người dân vô tội
?Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để tố cáo tội ác dã man của thực dân?
Hs:
Gv: tự sự xen yếu tố biểu cảm
I.Đọc và tìm hiểu chung
1.Tác giả - tác phẩm
a.Tác giả
-Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ hoạt động cách mạng trước năm 1945. 
b.Tác phẩm
-Đoạn trích ‘‘Thuế máu’’ được trích trong chương 1 “Bản án chế độ thực dân Pháp” được viết bằng tiếng Pháp.
-Thể loại : Văn chính luận.
-PTBĐ : Nghị luận
-Đại ý : Tố cáo và lên án chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa Á – Phi, và bước đầu vạch ra con đường cách mạng đấu tranh giải phóng , giành độc lập tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.
2.Từ khó: (sgk)
3.Ý nghĩa nhan đề
 “Thuế máu’’ là thứ thuế tàn nhẫn, độc ác, phũ phàng nhất mà thực dân Pháp đã bóc lột xương máu, mạng sống của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918)
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Thái độ của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các nước thuộc địa
a.Thể hiện qua lời nói
*Trước chiến tranh:
-Là những tên an – nam – mít bẩn thỉu
-Tên da đen bẩn thỉu
-Bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử như súc vật
=> Coi là nô lệ, khinh miệt họ
*Khi chiến tranh bùng nổ: 
-“Những chiến sĩ bảo vệ tự do và công lý” 
-“bạn hiền, con yêu”
=> Anh hùng cứu quốc 
*Sau khi chiến tranh kết thúc:
-đuổi “cút đi ! ”
“Trở lại người bẩn thỉu”
=>bọn chúng đã trở mặt, vô ơn, và giờ họ trở về với thân phận nô lệ
=>Nghệ thuật đối lập tương phản, từ ngữ mỉa mai thấy được bộ mặt lừa dối, thủ đoạn lừa bịp của thực dân Pháp
b.Thể hiện qua hành động
*Trước chiến tranh:
+Đánh đạp rất dã man
=>Hành động bạo chúa
*Khi chiến tranh bùng nổ:
+Đột ngột xa gia đình, quê hương
+Bỏ xác trên chiến trường
+Làm việc kiệt sức trong các nhà máy
=>Hành động dã man phi nhân tính
*Sau khi chiến tranh kết thúc
-Trở về với thân phận nô lệ
-Hủy diệt nòi giống
-Nghệ thuật :trào phúng, châm biếm , đả kích
è Tác giả đã vạch trần bộ mặt độc ác, nham hiểm của bọn thực dân qua đó cũng thể hiện được tình cảm xót xa đối với những người dân thuộc địa.
4Củng cố, đánh giá
Thái độ của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa như thế nào ?
5.Hoạt động nối tiếp
Học bài và chuẩn bị bài cho tiết 2 số phận cvuar người dân thuộc địa. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxthue mau t1.docx