Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37: Nói quá - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37: Nói quá - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Trình bày khái niệm nói quá

- Nhận diện được phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao )

- Nhận diện được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

2. Kĩ năng

 Vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong đọc- hiểu văn bản

3. Thái độ

 Phê phán những lời nói khoác lác, nói sai sự thật.

B. ĐỒ DÙNG: bảng phụ

C. PHƯƠNG PHÁP: phân tích ngôn ngữ, thực hành theo mẫu, thảo luận nhóm

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 4537Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37: Nói quá - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 16/10/2010
NTH: 18/10/2010
Tiết 37: nói quá
A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Trình bày khái niệm nói quá
- Nhận diện được phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao)
- Nhận diện được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá
2. Kĩ năng
 Vận dụng hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá trong đọc- hiểu văn bản
3. Thái độ
 Phê phán những lời nói khoác lác, nói sai sự thật.
B. Đồ dùng: bảng phụ
C. Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, thực hành theo mẫu, thảo luận nhóm
D. Cách thức tổ chức giờ học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra ( 5’)
H. Thế nào là tình thái từ? đặt câu với tình thái từ “ với”?
- Tình thái từ là những từ được thêm vào trong câu để cấu tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán, biểu lộ sắc thái tình cảm 
- HS đặt câu
3. Bài mới
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
 Trong tục ngữ, ca dao, trong thơ văn châm biếm, hài hước và cả trong thơ văn trữ tình biện pháp nói qúa được sử dụng rất phổ biến. Vậy sử dụng phép tu từ nói quá có tác dụng gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
HĐ2.HDHS hình thành kiến thức
* Mục tiêu:
Trình bày được nói quá và tác dụng của nói quá.
* Cách tiến hành
Gv sử dụng bảng phụ
Hs đọc
Giáo viên gạch chân lên bảng phụ hai cum từ.
H. Em có nhận xét gì về quy mô mức độ của sự vật hiện tượng được nói đến trong câu tục ngữ trên so với thực tế cuộc sống? (so với thực tế, cách nói trên có quá sự thật không?)
- Đây là cách nói quá lên so với sự thật. Hay nói khác đi, người xưa đã phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng.
H. Vậy thực chất cách nói phóng đại mức độ quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng trong câu tục ngữ trên nhằm thể hiện nội dung gì?
H. Từ nội dung của câu tục ngữ trên, em thấy người xưa đã dùng cách nói quá sự thật để diễn tả thời gian của đêm tháng năm và ngày tháng mười. Nhưng cách nói đó có cơ sở từ thực tế không?
- Hoàn toàn có cơ sở từ thực tế và đã được khoa học xác minh.
H. Bài ca dao này muốn nói lên điều gì?
- Nói về nỗi vất vả của người nông dân khi cày ruộng, từ đó khuyên mọi người hãy ghi nhớ công lao của họ.
H. Để nói về nỗi vất vả của người nông dân, nhân dân ta đã sử dụg hình ảnh nào?
- Để nói về nỗi vất vả của người nông dân tác giả đã dùng hình ảnh : “mồ hôi= mưa ruộng cày”
Gv giảng: 
 Mưa: nhiều (quy mô rộng, mức độ nhiều)
 So sánh mồ hôi như mưa rộng cày là của mồ hôi dể nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân, gây cho người đọc ấn tượng mạnh về nỗi vất vả của người nông dân, càng tăng thêm sức biểu cảm: trân trọng công ơn của họ đã làm ra bát cơm, hạt gạo.
H. Cách nói ấy là nói quá. Vậy em hãy cho biết thế nào là nói quá ?
H.Tìm những câu ca dao tục ngữ có sử dụng cách nói quá ?
+ Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn đuổi theo
+ Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta
+ Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em
H. Hãy so sánh hai cách nói sau đây và rút ra nhận xét về nội dung và cách thức diễn đạt của chúng?
- Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng -> Đêm tháng 5 rất ngắn.
- Ngày tháng 10 chưa cười đã tối -> Ngày tháng 10 rất ngắn
->Hai cách nói trên đều giống nhau về mặt nội dung song cách nói thứ nhất (cách nói của câu tục ngữ) sinh động, giàu hình ảnh hơn. Mặt khác, nó không chỉ thể hiện rõ quan niệm về thời gian của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 mà ẩn sau quan niệm đó ta còn như nghe thấy lời thúc giục, động viên nhau hãy tranh thủ thời gian, khẩn trương lao động cho kịp thời vụ của bà con nông dân.
H. Qua việc phân tích ví dụ trên em thấy sử dụng biện pháp tu từ nói quá có tác dụng gì?
- HS đọc ghi nhớ
H. Qua phần ghi n hớ em cần nắm được đơn vị kiến thức nào?
HĐ3. HDHS luyện tập
*Mục tiêu: Xác định đúng yêu cầu bài tập và chỉ ra biện pháp nói quá cùng tác dụng của biện pháp đó trong bài tập.
*Cách tiến hành:
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét, chốt.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Gv tổ chức thi nhanh giữa các Hs theo bàn. (2’)
Gv gọi 3 bàn có thời gian làm nhanh nhất nộp kết quả
Gv nhận xét và có thể cho điểm.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Gv tổ chức thi nhanh giữa các Hs theo bàn. (4’) 
Yêu cầu: Đặt được 3 câu
Gv gọi 3 bàn có thời gian làm nhanh nhất nộp kết quả
Gv nhận xét và có thể cho điểm.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs thảo luận nhóm (3’)
Đại diện các nhóm báo cáo
Gv nhận xét, chốt.
1’
18’
20’
I/ Nói quá và tác dụng của nói quá.
1.Tìm hiểu bài tập: tìm hiểu các cụm từ sau 
*Bài tập 1.
Đêm tháng .. đã tối
- Đây là cách nói quá lên so với sự thật về mức độ, quy mô, tính chất của hiện tượng: Đêm tháng năm ngắn; Ngày tháng mười cũng ngắn
*/ Bài tập 2
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Cách nói phóng đại mức độ, quy mô (mồ hôi= mưa ruộng cày) để nói về nỗi vất vả của người nông dân.
Tác dụng: Nhấn mạnh ý cần diễn đạt, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho người đọc, người nghe.
2. Ghi nhớ
- khái niệm 
- Tác dụng
III/ Luyện tập
Bài tập 1 (SGK Tr 102).
Nói quá và ý nghĩa.
a/ Sỏi đá .. thành cơm: thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn (nghĩa bóng: niềm tin vào bàn tay lao động) - Con người có thể làm nên tất cả.
b/ Đi lên đến tận trời: vết thương nhẹ, không sao.
c/ Thét ra lửa: lời nói của kẻ có quyền hành, hống hách. 
Bài tập 2.(SGK Tr 102)
Điền thành ngữ
a/ Chó ăn đá, gà ăn sỏi .
b/ Bầm gan tím ruột . 
c/ Ruột để ngoài da .
d/ Nở từng khúc ruột .
e/ Vắt chân lên cổ .
Bài tập 3. (SGK Tr 102)
Đặt câu với thành ngữ có sử dụng nói quá.
a/ Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành .
b/ Đoàn kết là sức mạnh giúp chúng ta dời non lấp biển .
c/ Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong .
d/ Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng .
e/ Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này .
Bài tập 6. (SGK Tr 103).
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác
Nói qúa và nói khoác đều phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng nhưng khác nhau ở mục đích .
+ Nói qúa : là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm .
+ Nói khoác: nhằm giúp cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.
4/ Củng cố (2’)
(?) Thế nào là biện pháp tu từ nói quá ? Có tác dụng gì ?
(?) Trong thực tế nói quá được sử dụng rộng rãi không?
Gv hệ thống kiến thức.
5/ HDHT (1’)
- Học bài và hoàn thiện bài tập 4: Ngày như sấm, trơn như mỡ, nhanh như cắt, lừ đừ như ông từ vào đền, đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, lúng túng như gà mắc tóc.
và bài tập 5 (SGK Tr 103).
- Chuẩn bị: Kiểm tra văn 1 tiết (Ôn lại các tác phẩm truyện kí Việt Nam).

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 37.doc