Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 đến 60

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 đến 60

TUẦN 10

Tiết 37. NÓI QUÁ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Lớp: 8

A. Mục tiêu :

I. Chuẩn

1. Kiến thức

 - Khái niệm nói quá.

 - Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú ý phạm vi sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao.)

 - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

2. Kĩ năng:

 Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc- hiểu văn bản.

3. Thái độ:

 Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

II. Mở rộng và nâng cao.

B. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Đọc sáng tạo, nghiên cứu, gợi tìm, phân tích, kĩ thuật động não.

C. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tìm các ví dụ về nói quá, câu hỏi phụ.

- Học sinh: Đọc kể, trả lời câu hỏi SGK.

D. Tiến trình lên lớp:

(5')I. Ổn định và kiểm tra bài cũ:

 - Thế nào là tình thái từ ? cho ví dụ

 - Khi sử dụng quan hệ từ ta cần chú ý đến điều gì ?

 II. Nội dung bài mới:

 (1')1. Giới thiệu bài: Tiết học 37 chúng ta tìm hiểu phép tu từ nói quá.

 

doc 54 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Tiết 37. 	NÓI QUÁ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: 8
A. Mục tiêu : 
I. Chuẩn
1. Kiến thức
	- Khái niệm nói quá.
	- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú ý phạm vi sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao..)
	- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2. Kĩ năng: 
	Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc- hiểu văn bản.
3. Thái độ:
 Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
II. Mở rộng và nâng cao.
B. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 
Đọc sáng tạo, nghiên cứu, gợi tìm, phân tích, kĩ thuật động não.
C. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tìm các ví dụ về nói quá, câu hỏi phụ.
- Học sinh: Đọc kể, trả lời câu hỏi SGK.
D. Tiến trình lên lớp:
(5')I. Ổn định và kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là tình thái từ ? cho ví dụ 
 - Khi sử dụng quan hệ từ ta cần chú ý đến điều gì ?
 II. Nội dung bài mới:
 (1')1. Giới thiệu bài: Tiết học 37 chúng ta tìm hiểu phép tu từ nói quá.
 2.Triển khai bài
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
20’
15’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về nói quá và tác của nói quá.
HS đọc VD (SGK)
Nêu giá trị của việc nói quá.
Thế nào gọi là nói quá ? 
HS đọc ghi nhớ, lấy ví dụ minh hoạ
So sánh nói quá với nói khoác ?
GV: Tổ chức trò chơi cho HS: 
Chia lớp thành 2 đội
 Tìm những cuâ thơ, ca dao,...có sử dụng cách nói quá như: ăn như rồng cuốn, nói như mèo mửa,.....
GV tổng kết phân thắng thua.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập
GV: cho HS thảo luận theo bàn
Như vậy, nói quá là gì ? Tác dụng của việc nói quá ?
HS đọc ghi nhớ.
Học sinh chia nhóm làm bài tập 
Làm xong trả lời trước lớp, lớp nhận xét GV chốt lại vấn đề.
I. Nói quá và tác của nói quá.
1. Ví dụ:
 Chưa nằm đã sáng
 Chưa cười đã tối
- Nói quá mưc độ, sự thật.
- Sinh động, gây ấn tượng.
- Đêm tháng năm rất ngắn.
- Ngày tháng mười rất ngắn
- Mồ hôi ướt đẫm.
2. Ghi nhớ: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại, quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
* So sánh nói quá và nói khoác
- Nói quá : gây ấn tượng mạnh
- Nói khoác: Không tốt.
* Ví dụ: Tìm những câu thơ, ca dao,...có sử dụng cách nói quá như: ăn như rồng cuốn, nói như mèo mửa
- To như voi – Đen như than.
3. Luyện tập.
* Bài tập 1:
a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm →Ý chí nghị lực của con người
b) Em có thể đi lên đến tận chân trời.
→ Khoẻ
c) Thét ra lửa → Ghê gớm, đầy quyền uy.	
* Bài tập 2: 
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột
c) Ruột để ngoài da
d) Nở từng khúc ruột
e) Vắt chân lên cổ.
* Bài tập 3: HS đặt câu (hiểu ý nghĩa của các thành ngữ).
(2’) 3. Củng cố:
	- Thế nào là nói quá? lấy ví dụ trong thơ văn để minh hoạ ?
	- Nói quá có tác dụng gì ? HS đọc lại ghi nhớ.
(2’) 4. Dặn dò: 
	- Học thuộc ghi nhớ và lấy được ví dụ minh hoạ
 - Làm bài tập còn lại SGK
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam chu đáo cho tiết sau .
 5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 38. 	ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
Ngày soạn: 
Ngày day: 
Lớp: 8
A. Mục tiêu 
I. Chuẩn
1. Kiến thức
	- Sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung nghệ thuật.
	- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
	- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
2. Kĩ năng: 
	- Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
	- Cảm thụ nét riêng, độc dáo của tác phẩm đã học
3. Thái độ:
	Gdục yêu thích môn học.
II. Mở rộng và nâng cao
B. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Thảo luận, câu hỏi gợi mở, kĩ thuật động não.
C. Chuẩn bị. 
 - Giáo viên :Nghiên cứu tài liệu liên quan đến nội dung bài học, bảng phụ
 - Học sinh :Trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập, lập bảng hệ thống các tác phẩm đã học
D. Tiến trình lên lớp
(1’)I. Ổn định và kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
 II. Nội dung bài mới
 (1’) 1. Giới thiệu bài: Tiết học này giúp chúng ta có cái nhìn khi quát về văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
 2. Triển khai bài
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
20’
* Hoạt động 1. Ôn tập 
Qua việc soạn bài ở nhà GV hướng dẫn HS lập bảng hệ thống các tác phẩm đã học
I. Hệ thống các tác phẩm truyện kí đã học.
TT
Văn bản
Tác giả
Năm st
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
1941
Truyện ngắn
Những kỉ niệm trong sáng ngày đầu tiên đến trường
Kể, tả, biểu cảm . Hình ảnh so sánh mới mẻ, gợi cảm
2
Trong lòng mẹ(trích Những ngày thơ ấu)
Nguyên Hồng
1940
Hồi kí
Nổi cay đắng, tủi cực và tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng
Kể, tả, biểu cảm đan xen. Cảm xúc nồng nàn, mình liệt. Hình ảnh so sánh,liên tưởng táo bạo
3
Tức nước vỡ bờ(trích Tắt đèn)
Ngô Tất Tố
1939
Tiểu thuyết
Vạch trần bộ mặt tàn ác của chế độ thực dân phong kiến. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồnvà sức mạnh tiềm tàng của chị Dậu
Bút pháp hiện thực, tình huống truyện bất ngờ. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ và hành động
4
Lão Hạc
Nam Cao
1943
Truyện ngắn
Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ. Thái độ trân trọng của tác giả đối với họ
Cách kể chuyện mới mẻ, linh hoạt. Ngôn ngữ miêu tả chân thực đậm chất nông thôn, triết lí nhưng giản dị , tự nhiên
10’
5’
* Hoạt động 3: Điểm giống nhau về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của văn bản 2, 3, 4
Các văn bản cùng thể hiện đề tài gì ?
Các văn bản có nội dung chính gì ?
Các văn bản trên có gì đặc sắc về nghệ thuật ?
(Qua các câu trả lời của HS ,GV nhận xét, lấy dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm chung đó)
* Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết bài. Sau đó HS trình bày GV nhận xét, điều chỉnh 
II. Điểm giống nhau về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của văn bản 2, 3, 4
1. Đề tài
Con người và cuộc sống xã hội đương thời, số phận những con người cực khổ, bị vùi dập.
2. Nội dung tư tưởng
Chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất cao quí của con người, tố cáo những gì xấu xa )
3.Nghệ thuật
Bút pháp hiện thực, ngôn ngữ giản dị, cách kể chyện và miêu tả cụ thể hấp dẫn
→ Đặc điểm của dòng văn học hiện thực Việt nam trước cách mạng
 tháng 8 
III. Luyện tập 
Cảm nhận của em về một điều tâm đắc nhất trong các tác phẩm đã học
(2’) 3. Củng cố.
 - HS: khái quát đặc điểm cơ bản của dòng văn học hiện thực trước 1945
 - GV: Bổ sung chốt lại vấn đề.
(2’) 4. Hướng dẫn học bài : - Hoàn thành bài luyện tập.
 - Soạn: Thông tin về ngày trái đất năm 2000( đọc, trả lời các câu hỏi, tìm hiểu tình hình, sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng bao ni lông )
 5. Rút kinh nghiệm.
.......................................................................................................................................
.
*****************************
 Tiết 39. THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 
Ngày soạn: 
Ngày day: 
Lớp: 8
A. Mục tiêu:
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng bao ni lông. 
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
 - Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lí để tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2. Kĩ năng:
- Tích hợp với phần tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
	- Đọc –hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề bức thiết.
3. Thái độ:
 GD hoc sinh suy nghĩ tích cực, thái độ bảo vệ môi trường
B. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật động não.
C.Chuẩn bị
 - Giáo viên : Tìm hiểu nguồn gốc thông tin, việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tình hình mơi trường trên thế giới.
 - Học sinh : Tìm hiểu tình hình dùng bao ni lông ở địa phương, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV
D. Tiến trình lên lớp 
(6’) I. ổn định và kiểm tra bài cũ.
 Em hiểu như thế nào về văn bản nhật dụng ? 
 Em đã học những văn bản nhật dụng nào ?
 II. Bài mới. 
(1’)1.Giới thiệu bài: Ngày trái trất là gì ?Tại sao nước ta lần đầu tiên tham gia năm 2000 với chủ đề" Một ngày không dùng bao ni lông" ? Không dùng bao ni lông thì dùng bao bì bằng chất liệu gì ? Cần tìm câu hỏi thoả đáng trong bài học này . 
2. Triển khai bài
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10’
18’
5’
* Hoạt động 1. Tìm hiểu văn bản
Gv hướng dẫn , yêu cầu HS đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác .Sau đó HS nhận xét ,GV nhận xét, bổ sung
GV kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của HS 
Ô nhiểm là gì? Pla -xtic là gì ? 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Xác định bố cục văn bản và nội dung từng phần ?
Bao ni lông ẩn chứa những nguy hại như thế nào? 
HS thảo luận trình bày, GV nhận xét , bổ sung 
Nguyên nhân gây hại của bao ni lông là gì ?
Ta phải sử dụng bao ni lông như thế nào cho hợp lí ? Cần xử lí chúng như thế nào ?
Nhận xét về phương thức biểu đạt của văn bản ?
Tác giả kết thúc bản thông tin bằng lời lẽ như thế nào ? ý nghĩa của lời lẽ đó ?
* Hoạt động 3: Luyện tập 
Hãy đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 
1. Đọc 
2. Tìm hiểu ch thích 
II .Tìm hiểu văn bản
1. Bố cục : 3 đoạn
- Đoạn 1 Từ đầu.........ni lông. Nguyên nhân ra đời ngày trái đất.
- Đoạn 2 Tiếp.......sơ sinh . Tác hại , giải pháp sử dụng bao ni lông.
- Đoạn 3 Còn lại .Kêu gọi hành động
2. Phân tích
 a. Tác hại của việc sử dụng bao ni lông
- Bao ni lông gây tác hại :
 Cản trở sinh trưởng các loài thực vật
 Tắc đường ống dẫn nước thải
 Làm chết các sinh vật
 Làm mất mĩ quan danh lam, thắng cảnh, di tích
 Chứa chất gây độc hại
- Nguyên nhân: Do tính khơng phân huỷ của pla- xtic 
b. Giải pháp cho việc sử dụng bao ni lông.
- Không vứt bừa bải, hạn chế sử dụng
- Xử lí : Chôn lấp → bất tiện, tác hại
 Đốt → gây hại
 Tái chế → gặp khó khăn
→ Mọi biện pháp chưa triệt để. Hạn chế sử dụng
- Phương thức biểu đạt : Giảng giải, giới thiệu → Thuyết minh
c. Ý nghĩa to lớn, trọng đại của vấn đề
 Lời kêu gọi khẩn thiết xuất phát từ trách nhiệm chung đối với toàn nhân loại và mỗi con người về việc bảo vệ môi trường
3. Tổng kết
 Bằng phương pháp thuyết minh, văn bản thể hiện vấn đề thiết thực quan trọngtrong đời sống : Bảo vệ môi trường bằng hành động cụ thể hạn chế việc sử dụng bao ni lông
III . Luyện tập 
Hãy thể hiện một hành động cụ thể ( bằng văn bản) để hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường.
(2’) 3. Củng cố : 
 - Văn bản này nhắc nhở chúng ta điều gì ?
 ...  hiểu theo nhóm , sau đó trình bày 
VD ở SGK phải ngắt câu ở chổ nào ? nên dùng dấu gì ?
 Đặt dấu chấm như vậy đúng hay sai ? Tại sao ? Nên dùng dấu gì ?
Đặt dấu phẩy thích hợp
Cách đặt dấu chấm, dấu hỏi ở trong đoạn văn đúng hay chưa? Vì sao ? Ở các vị trí đó nên đặt dấu gì ? 
Từ tìm hiểu trên , khi viết cần tránh những lỗi nào về dấu câu ? 
* Hoạt động 3: Luyện tập 
BT1 HS làm cả lớp . Đọc và điền dấu câu thích hợp .
HS làm theo nhóm làm B2 .
 Phát hiện lỗi và đặt các dấu câu thích hợp ?
GV: nhận xét, bổ sung 
II. Các lổi thường gặp về dấu câu
1. Thiếu dấu câu khi kết thúc câu .
Thiếu dấu chấm sau từ "xúc động "
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
- Dấu chấm sau từ " nay" là sai . Dùng dấu phẩy vì câu chưa kết thúc .
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
- Thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết
4. Lẫn lộn công dụng dấu cu.
Cách đặt dấu như vậy sai. Phải đặt dấu chấm, dấu hỏi .
* Ghi nhớ : SGK 
III. Luyện tập 
 * BT1.Đối chiếu đoạn văn SGK và đặt dấu thích hợp 
 * BT2.
a. Sao .....về ? Mẹ ở .....mi .Mẹ dặn là anh ....
b. Từ xưa, trong .......xuất, nhân dân.....yêu, giúp đỡ......khổ . Vì vậy, có......" lá lành đùm lá rách "
c. Mặc dù .....thúng, tơi vẫn...... 
(2’) 3.Củng cố : - Hệ thống các dấu câu đã học.
 - HS đọc lại toàn bộ nội dung chính của bài học.
(2’) 4. Dặn dò : - Xem lại kiến thức Tiếng Việt để tiết sau kiểm tra 
 - Làm bài tập ở SGK
 5. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************
 Tiết 59. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 8
A. Mục tiêu : Nhằm đánh giá HS 
1. Kiến thức
 Kiểm tra, khảo sát toàn diện kiến thức Tiếng Việt đã học từ đầu năm
2. Kĩ năng
 - Giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức Tiếng Việt .Rèn kĩ năng nhận diện, viết văn bản 
 - Giáo dục học sinh tính trung thực, lập trường khi làm bài .
3. Thái độ: 
Gdục các em ý thức làm bài nghiêm túc, khoa học.
II. Mở rộng và nâng cao:
B. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 Trắc nghiệm, tự luận, kĩ thuật động não.
C. Chuẩn bị:
 - Giáo viên : nghiên cứu tài liệu, ra đề, đáp án, biểu điểm phù hợp với đối tượng 
 - Học sinh : Kiến thức về Tiếng Việt đã học, đồ dùng cần thiết 
D. Tiến trình lên lớp:
(1’) I Ổn định tổ chức:
 II. Bài cũ : không 
(1’) * Giới thiệu bài: Kiểm tra lại một số kiến thức Tiếng Việt cơ bản
2. Triển khai bài
Đề ra
I. Trắc nghiệm : Đề 1
Câu 1. Các từ " tát, túm, xô, đẩy, đánh " thuộc trường từ vựng nào ?
 A. Bộ phận của tay. C. Đặc điểm của tay
 B. Hoạt động của tay. D. Cảm giác của tay
Câu 2. Từ nào là từ tượng thanh ?
 A. Móm mém C. Loay hoay
 B. Hu hu D. Chua chát
Câu3. Trong câu : " Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với " từ nào là thán từ ?
 A. Bà C. Ơi
 B. Reo D. Với 
Câu 4. Dấu ngoặc kép trong :"Lão Hạc- Nam Cao " dùng để làm gì ?
 A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp C. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo hàm ý mỉa mai 
 B. Đánh dấu tên tác phẩm D. Tất cả đều đúng 
Câu 5. Câu ca dao sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
 Tiếng đồn cha mẹ anh hiền 
 Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan
 A. Nói quá. C. So sánh
 B. Nói giảm, nói tránh D.Điệp ngữ
Câu 6. Từ nào thay thế từ " đi đời" trong câu :" Cậu Vàng đi đời rồi ôg giáo ạ "
 A. Bỏ mạng C. Chết 
 B. Hi sinh D.Hết đời 
	Đề 2
Câu 1. Dấu ngoặc kép trong :"Lão Hạc- Nam Cao " dùng để làm gì ?
 A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp C. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo hàm ý mỉa mai 
 B. Đánh dấu tên tác phẩm D. Tất cả đều đúng 
Câu 2. Câu ca dao sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
 Tiếng đồn cha mẹ anh hiền 
 Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan
 A. Nói quá. C. So sánh
 B. Nói giảm, nói tránh D.Điệp ngữ
Câu 3. Từ nào thay thế từ " đi đời" trong câu :" Cậu Vàng đi đời rồi ôg giáo ạ "
 A. Bỏ mạng C. Chết 
 B. Hi sinh D.Hết đời 
Câu 4 Các từ " tát, túm, xô, đẩy, đánh " thuộc trường từ vựng nào ?
 A. Bộ phận của tay. C. Đặc điểm của tay
 B. Hoạt động của tay. D. Cảm giác của tay
Câu 5. Từ nào là từ tượng thanh ?
 A. Móm mém C. Loay hoay
 B. Hu hu D. Chua chát
Câu6. Trong câu : " Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với " từ nào là thán từ ?
 A. Bà C. Ơi
 B. Reo D. Với 
II. Tự luận (7 điểm)
	Đề 1:
Câu 1(3đ) : Nói quá là gì? Tác dụng của nó?
Câu 2: (4đ) Viết văn bản theo chủ đề " Quê hương đổi mới " có sữ dụng các loại dấu câu và biện pháp tu từ đã học.
	Đề 2:
Câu 1:(3đ) Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của nó?
Câu 2: (4đ) Viết văn bản theo chủ đề " Quê hương đổi mới " có sữ dụng các loại dấu câu và biện pháp tu từ đã học.
 * Làm bài 
 - HS làm bài nghiêm túc.GV nhắc nhở, quan sát HS làm bài 
 - Bài làm thỏa mãn đáp án, biểu điểm sau :
 I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm ) Đề 1:
 Câu 1: B; 2B; 3C; 4B;5A; 6C ( mỗi câu đúng 0,25 điểm )
	ĐỀ 2:
 Câu 1: b; 2A; 3C; 4B; 5B; 6C ( mỗi câu đúng 0,25 điểm )
 II. Tự luận (7điểm )
Đề 1: 
Câu 1: (1.5đ) Nói quá biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự vật, hiện tượng.
- Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm ( 1.5đ)
Câu 2: (4đ)
 - Thể hiện được chủ đề, lời văn mặch lạc, giàu sức gợi cảm, bố cụ chặt chẽ
 - Sử dụng các loại dấu câu, các biện pháp tu từ đã học có hiệu quả .
Đề 2
Câu 1: (3đ) Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tráng thô tục, thiếu lịch sự.
Câu 2: (4đ)
 - Thể hiện được chủ đề, lời văn mặch lạc, giàu sức gợi cảm, bố cụ chặt chẽ
 - Sử dụng các loại dấu câu, các biện pháp tu từ đã học có hiệu quả .
 * Thu bài:
(2’) 3. Củng cố : không thực hiện 
(2’) 4. Dặn dị: Xem lại đề đã làm.
Chuẩn bị: Xem bài Thuyết minh về một thể loại văn học.
 5 Rút kinh nghiệm : 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************
Tiết 60. 	 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 8
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Kiến thức
	- Sự đa dạng của đối tượng đươc giới thiệu trong văn bản thuyết minh
	- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kĩ năng
	- quan sát hình thức của một thể loại văn học.
	- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
	- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
	- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
3. Thái độ: 
Gdục các em ý thức trong thuyết minh.
II. Mở rộng và nâng cao:
B. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 Phân tích, thực hành, giao tiếp ngôn ngữ, thảo luận, kĩ thuật động não.
C. Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú, đặc điểm truyện ngắn 
 - Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
D. Tiến trình lên lớp. 
(1’) I. Ổn định tổ chức:
(5 ) II. Bài cũ : Nêu các phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh ?
(1’) 1. Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống .Tiết học này chúng ta tìm hiểu thuyết minh về một thể loại văn học .
2. Triển khai bài
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
20’
14’
* Hoạt động 1:Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
GV Cho học sinh đọc đề bài. Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm
Để thuyết minh thể loại văn học này trước tiên ta phải làm gì ? GV cho học sinh đọc 2 bài thơ : Đập đá ở Côn Lôn, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác .
Hãy nhận xét cấu tạo, đặc điểm về tiếng, thanh, niêm, luật, vần đối nhịp..... của bài thơ ? 
Thể thơ này có ưu điểm, nhược điểm gì ? Hiệu quả của nó khi sử dụng ? 
Nêu các bước làm bài văn thuyết minh ?
Nêu các ý quan trọng của thể thơ này ?
Học sinh tham khảo SGK để trả lời câu hỏi 
Để thuyết minh một thể lại văn học chúng ta phải qua những thao tác nào?
* Hoạt động 3: Luyện tập 
GV hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 1. Thuyết minh về đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở những truyện ngắn đã học. 
GV yêu cầu học viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh 
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học 
1. Đề bài : Thuyết minh về đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật 
2. Nhận xét:
* Quan sát:
 Thể thơ qua tác phẩm tiêu biểu : Đập đá ở Côn Lôn, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
- Mỗi bài 8 câu, mỗi câu 7 chữ 
Thanh bằng trắc đúng luật :
+ 2 – 4 - 6 phân minh.
+ 1 – 3 – 5 - 7 bất luận .
- Niêm : 8 - 1, 2 - 4, 4 - 6, 6 - 8
- Nhịp :2/2/3, 3/4, 4/3
- Chữ thứ hai của cu thứ 1 gieo vần no thì bài thơ gieo vần đó .
- Đây là thể thơ cổ Trung Quốc . Vẻ đẹp hài hòa, cân đối, cổ điển, nhạc điệu trầm bổng phong phú nhưng rất gò bó vì nhiều ràng buộc về niêm luật
3. Lập dàn ý 
- Mở bài : Nêu cách hiểu của em về thể thơ thất ngôn bát cú
- Thân bài : Giới thiệu đặc điểm của thể loại . Tác dụng của mổi đặc điểm ấy 
- Kết bài : Cảm nhận chung về thể loại 
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập. 
* BT 1: Thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn 
a. Quan sát : Các truyện ngắn : Lão Hạc, Tôi đi học, Tắt đèn......
b. Dàn bài 
- Mở bài : Giới thiệu hiểu biết của em về truyện ngắn 
- Thân bài : Giới thiệu đặc điểm của truyện nhắn 
Hình thức tự sự loại nhỏ 
Miêu tả một mãng cuộc sống, ít nhân vật, sự việc
Cốt truyện ngắn, nhưng có khả năng đề cập đến những vấn đề rộng lớn 
- Kết bài : Cảm nhận chung về truyện ngắn 
 (2’)3. Củng cố:
 Để thuyết minh thể loại văn học chúng ta phải làm gì? 
 Mở bài của một bài văn thuyết minh về thể loại văn học ta cần nêu những ý gì ?
 (2’) 4.Dặn dò : - Học bài nắm nội dung bài học
 - Làm bài tập : Thuyết minh về thể thơ lục bát .
 - Chuẩn bị : Xem lại phần Tiếng việt tiết sau ôn tập.
 5 Rút kinh nghiệm : 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 theo CT moi.doc