Giáo án Ngữ văn 8 tiết 37 bài 10: Tiếng Việt: Nói quá

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 37 bài 10: Tiếng Việt: Nói quá

TIẾT 37 TIẾNG VIỆT

NÓI QUÁ

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.

 b) Về kĩ năng: Biết sử dụng phép nói quá trong những trường hợp cần thiết.

 c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 37 bài 10: Tiếng Việt: Nói quá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10 NGỮ VĂN Bài 9 – 10
 Kết quả cần đạt
- Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
- Củng cố hệ thống hoá kiên thức về các văn bản truyện kí VN hiện đại đã học. Thấy được ý nghĩa bảo vệ môi trường hết sức to lớn của những hành động tưởng như rất bình thường: “Một ngày không dùng bao ni lông”.
- Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh, biết sử dụng nói giảm nói tránh trong những trường hợp cần thiết.
Ngày soạn: ..	Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 37 TIẾNG VIỆT
NÓI QUÁ
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.
	b) Về kĩ năng: Biết sử dụng phép nói quá trong những trường hợp cần thiết.
	c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	Sĩ số 8C: .
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
	* Vào bài (1’): Nói quá là một phép tu từ hay được sử dụng trong văn chương nhằm nhấn mạnh hoặc tăng sức biểu cảm cho vấn đề được nói tới. Giờ học hôm nay, chúng ta tìm hiểu biện pháp tu từ này.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ (23’)
	1. Ví dụ
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
	GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK. T. 101.
	?KH: Các cụm từ in đậm cho thấy nghĩa của 2 câu tục ngữ trên như thế nào?
	HS: Nghĩa của câu tục ngữ là: Tháng năm âm lịch đêm ngắn, ngày dài. Tháng mười âm lịch đêm dài ngày ngắn. Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc lao động sắp xếp cho hợp lí.
	?TB: Em hiểu câu ca dao: “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là thế nào?
	HS: Mồ hôi nhiều, chảy thành từng giọt rơi liên tiếp xuống măt ruộng.
	?TB: Cách nói của 2 câu tục ngữ và bài ca dao trên có đúng sự thật không?
	HS: Cách nói như trên là quá sự thật, là sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung của các sự vật, sự việc.
	?KH: Người ta dùng cách nói quá sự thật như vậy để làm gì?
	HS: Câu tục ngữ ngoài việc chỉ ra hiện tượng đêm ngắn ở tháng năm, ngày ngắn ở tháng mười để phổ biến kinh nghiệm về thời tiết còn nhắc nhở người lao động về công việc. Cách nói đó rất dễ nhớ. Câu ca dao còn diễn tả sự vất vả của người nông dân trong công việc làm ruộng.
	?TB: Qua ví dụ, em hãy cho biết thế nào là nói quá? Tác dụng của phép nói quá?
	2. Bài học
	Ghi: - Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
	- Nói quá để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho lời nói.
	?TB: Hãy lấy một vài ví dụ có sử dụng phép nói quá mà em biết?
	HS: Lấy ví dụ, chỉ ra phép nói quá có trong ví dụ.
	GV: Nhận xét, đưa thêm ví dụ. “Lỗ mũi mười tám gánh lông.”, “Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn”.
	?KH: Căn cứ vào phần bài học, em hãy phân biệt phép nói quá và nói khoác?
	HS: Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng nhưng khác nhau ở mục đích. Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 102.
	II. LUYỆN TẬP (15’) 
	1. Bài 1 (T. 102)
	?: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ ở bài 1?
	a) Sỏi đá cũng thành cơm: nhờ sức lao động chăm chỉ, cần cù thì dù khó khăn, vất vả bao nhiêu con người cũng đạt hiệu quả cao.
	b) Lên đến tận trời: nhấn mạnh ý chí quyết tâm thực hiện được nhiệm vụ lớn lao.
	c) Thét ra lửa: Tính cách ghê gớm, nóng nảy ai cũng sợ.
	2. Bài 2 (T. 102)
	?: Điền các thành ngữ vào chỗ trống ở bài tập 2 để tạo biện pháp tu từ nói quá?
	a) chó ăn đá gà ăn sỏi.
	b) bầm gan tím ruột.
	c) ruột để ngoài da.
	d) nở từng khúc ruột.
	e) vắt chân lên cổ.
	3. Bài 3 (T. 102)
	?: Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá trong bài 3?
	- Công chúa đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
	- Quân đội ta có sức mạnh dời non lấp bể.
	- Những chàng trai mang ý chí lấp biển vá trời.
	- Tôi đã nghĩ nát cả óc vẫn chưa ra đáp số.
	4. Bài 5 (T. 103)
	?: Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá?
	GV: Nêu yêu cầu viết đoạn văn: về cấu trúc đoạn văn có câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn và câu kết đoạn; về nội dung các câu trong đoạn văn hướng tới biểu đạt trọn vẹn một ý.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ và tìm một thành ngữ có sử dụng phép nói quá ví dụ: “Rán sành ra mỡ”.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
- Học ghi nhớ; làm bài tập 4, 6 (T.103), soạn Ôn tập truyện kí Việt Nam. Yêu cầu về nhà: Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học theo yêu cầu SGK, trả lời các câu hỏi 2, 3 trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37 bai 10.doc