Giáo án Ngữ văn 8 tiết 33 - Văn bản: Hai cây phong (Trích “Người thầy đầu tiên”) Tr. Ai-ma-tốp

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 33 - Văn bản: Hai cây phong (Trích “Người thầy đầu tiên”) Tr. Ai-ma-tốp

Tiết 33 - Văn bản:

Hai cây phong

(Trích “Người thầy đầu tiên”)

 Tr. Ai-ma-tốp

 A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 - Phát hiện trong văn bản “Hai cây phong” có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa vào đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. V

- Tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả hai cây phong.

 - Hiểu rõ những nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.

 - Tích hợp với việc giáo dục bảo vệ môi trường.

B- Chuẩn bị:

 * Giáo viên:- Soạn bài

 - Sách tham khảo

 * Học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi SGK

 - Đọc thêm các tư liệu về tác giả, văn bản

I- Ổn định: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.

II- Kiểm tra bài cũ:

 ? Vì sao khi kết thúc câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”, Xiu lại nói với Giôn-xi rằng chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ vào đêm chiếc lá cuối cùng rụng xuống là một kiệt tác nghệ thuật?

 - HS trả lời

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 33 - Văn bản: Hai cây phong (Trích “Người thầy đầu tiên”) Tr. Ai-ma-tốp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/ 10 /2009 Ngày dạy / / 
Tiết 33 - Văn bản :
Hai cây phong
(Trích “Người thầy đầu tiên”)
 Tr. Ai-ma-tốp 
 A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	- Phát hiện trong văn bản “Hai cây phong” có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa vào đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. V
- Tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả hai cây phong. 
	- Hiểu rõ những nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.
	- Tích hợp với việc giáo dục bảo vệ môi trường.
B- Chuẩn bị:
	* Giáo viên:- Soạn bài
	 - Sách tham khảo
	* Học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi SGK
	 - Đọc thêm các tư liệu về tác giả, văn bản 
I- ổn định: 	Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp..
II- Kiểm tra bài cũ:
 ? Vì sao khi kết thúc câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”, Xiu lại nói với Giôn-xi rằng chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ vào đêm chiếc lá cuối cùng rụng xuống là một kiệt tác nghệ thuật?
 - HS trả lời
III- Bài mới:
	Chiếc lá cuối cùng – kiệt tác nghệ thuật của cụ Bơ-men đã góp phần tạo nên nét đặc sắc cho truyện ngắn cùng tên của Ô. Hen-ry. Với tác phẩm ấy, nhà văn đã giúp chúng ta hiểu về cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của những họa sĩ nghèo sống trên đất Mỹ. Còn trong tiết học này, cô và các em sẽ cùng đến đất nước Cư-gơ-rư-xtan vùng Trung á với những thảo nguyên bát ngát mênh mông, cùng những con người trên vùng đất khoáng đạt này qua văn bản Hai cây phong
Hoạt động 1
 I- Đọc và tìm hiểu chung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
? GV giới thiệu chân dung tác giả Ai-ma-tốp.
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
 HS đọc màn hình:
GV: Ai-ma-tốp sinh tại làng Sê-ke-rơ, nằm trong thung lũng sông Ta-lát có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Tuổi thơ của ông trải qua trong những năm tháng đổi thay của đất nước khi chính quyền Xô viết quan tâm nhiều hơn đến những miền xa xôi, nghèo nàn, lạc hậu. Thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng cùng những tháng ngày đầy biến động của tuổi thơ ấy đã để lại những dấn ấn đậm nét trong các trang văn được viết cả bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga của ông.
- Là nhà văn quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, các tác phẩm của ông được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích. 
- Nhà văn được Giải thưởng Lênin (1963) với tập truyện “Núi đồi và thảo nguyên” (1961) gồm ba truyện “Cây phong non trùm khăn đỏ”, “Mắt lạc đà” và “Người thầy đầu tiên” ; Giải thưởng Quốc gia Liên xô (1968)
? Em hãy đọc phần tóm tắt trong SGK/99
GV: Nội dung chính của truyện kể về tình thầy trò cao cả giữa thầy Đuy-sen với An-tư-nai. An-tư-nai là cô bé mồ côi, sống cùng chú thím. Như những đứa trẻ cùng thời, cùng làng, em không được học hành. Đuy-sen là một ĐVTN Côm-xô-môn, anh được phân công về làng dạy học. Anh tác động với chú thím của An-tư-nai để cô bé được tới trường. Một hôm anh đem về hai cây phong non và hai thầy trò cùng trồng. Anh- người thầy đầu tiên ấy hi vọng An-tư-nai sẽ trưởng thành như hai cây phong và trở thành người tốt. Nhưng rồi An-tư-nai bị ép gả làm vợ lẽ. Một lần nữa thầy Đuy-sen giải thoát cho em. Sau đó em lên Mat-xcơ-va học trở thành viện sĩ khoa học tài giỏi. Về già, thầy Đuy-sen trở về làng và làm nghề đưa thư. 
? “Hai cây phong” được trích từ “Người thầy đầu tiên”. Vậy văn bản được trích từ phần nào của tác phẩm?
? Nhan đề văn bản có phải do tác giả đặt không và nó nói lên điều gì?
- Tên văn bản do người biên soạn sách giáo khoa đặt -> đối tượng mà văn bản đề cập tới
- Còn trong truyện, hai cây phong là nhân chứng cho tình thầy trò thiêng liêng, cao cả của thầy Đuy-sen với cô học trò mồ côi An-tư-nai.
? Văn bản là lời của người họa sĩ kể về hai cây phong và kỉ niệm ấu thơ của mình. Theo em, nên đọc văn bản với giọng như thế nào?
- Toàn văn bản: đọc chậm rãi, gợi suy nghĩ của người kể chuyện
- Thay đổi giọng đọc, phù hợp với nội dung từng đoạn:
+ Giới thiệu làng và hai cây phong: giọng kể, tự hào
+ Hồi tưởng những kỉ niệm ấu thơ: háo hức, say mê, tha thiết
+ Nghĩ về người trồng phong, về quả đồi mang tên “Đuy-sen”: giọng buồn, xa vắng
GV đọc mẫu từ đầu à phía Tây
HS1 đọc: Phía trênà gương thần xanh
HS2: Vào năm học cuốià biêng biếc kia
GV đọc phần còn lại
? Các từ: thảng thốt, sửng sốt điểm gì chung về loại từ và thuộc trường từ vựng nào??
- Điểm chung:
+ Từ láy
+ Cùng thuộc trường từ chỉ tâm trạng
? Phong là loại cây như thế nào
- Cây phong: Loại cây to, thân cao và thẳng, mọc ở vùng ôn đới, bắc bán cầu
? Qua phần cô và các bạn đọc, em hãy cho biết phương thức biểu đạt của văn bản?
 - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
? Văn bản chỉ sử dụng ngôi kể thứ nhất nhưng có tới hai đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi). Cách sử dụng đại từ như thế đem lại hiệu quả như thế nào trong việc biểu đạt nội dung?
- Người kể chuyện sử dụng hai đại từ nhân xưng để tạo nên sự phù hợp với hai mạch kể của văn bản:
+ Tôi- người kể chuyện (họa sĩ) ở thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ rồi lại quay về hiện tại
+ Chúng tôi- người kể chuyện và các bạn của anh trong thời quá khứ
Hai mạch kể này vừa phân biệt, vừa đan xen, lồng vào nhau
- Sử dụng hai đại từ nhân xưng cùng hai mạch kể ở hai thời điểm hiện tại và quá khứ đan xen giúp cho nhân vật “tôi” và “chúng tôi” đồng hiện chia sẻ tâm sự, suy nghĩ với bạn đọc à cách kể chuyện linh hoạt, sinh động và gần gũi
- Việc sử dụng hai đại từ nhân xưng như thế còn giúp chúng ta không chỉ hiểu được tình cảm, suy nghĩ của riêng người kể chuyện xưng “tôi”- mà còn hiểu được tâm tư chung của cả một thế hệ những người cùng thời với anh
? Hãy xác giới hạn của hai mạch kể “chúng tôi” và “tôi” trong văn bản?
- Mạch kể xưng “chúng tôi”: Vào năm học...biêng biếc kia
- Mạch kể xưng “tôi”: Phần còn lại
? Theo em, mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” hay mạch kể xưng “chúng tôi” quan trọng hơn? 
- Mạch kể xưng “tôi” quan trọng hơn. Vì:
+ Độ dài: phần văn bản xưng “tôi” dài hơn
+ “Tôi” là mạch kể chính, bao bọc cả mạch kể xưng “chúng tôi”. Từ hiện tại, nhân vật tôi nhớ về quá khứ, về kỷ niệm thủa ấu thơ của “chúng tôi” -> trong mạch kể của “chúng tôi” vẫn có “tôi. Vì vậy khi tìm hiểu văn bản ta lưu ý tìm hiểu cảm xúc của người kể chuyện xưng “tôi”.
Cô có hai cách phân chia bố cục văn bản như sau:
 Cách 1:
* Phần 1: Từ đầu ->..phía Tây:
 Giới thiệu vị trí làng Ku-ku-rêu
* Phần 2: Tiếp ->..biêng biếc kia:
 Hai cây phong của làng
* Phần 3: Còn lại:
 Cảm nghĩ về người trồng phong và trường “Đuy-sen”
Cách 2:
* Phần 1: Vào năm học...biêng biếc kia
 Hai cây phong với kí ức tuổi thơ
* Phần 2: Còn lại
 Hai cây phong với người họa sĩ
? Theo em, cô căn cứ vào đâu để chia văn bản theo hai cách trên?
- Cách 1: Căn cứ vào bố cục ba phần của văn bản tự sự
- Cách 2: Căn cứ vào mạch kể
? Em chọn cách nào để tìm hiểu chi tiết văn bản? Vì sao?
- Cách một: Làm rõ bố cục của văn bản nhưng không nhấn mạnh được vai trò của hai cây phong
- Cách hai: Hợp lí hơn- căn cứ vào đại từ nhân xưng (mạch kể) của văn bản. Đồng thời tìm hiểu theo cảm xúc, theo mạch kể của người kể chuyện -> thấy được vai trò, vị trí của hai cây phong với người họa sĩ nói riêng, với những người cùng thời với anh nói chung. 
 => Hiểu tình cảm của họ với làng Ku-ku-rêu, với quê hương, với đất nước.
 GV: Phần còn lại của tiết học chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hình ảnh hai cây phong trong kí ức tuổi thơ của người kể chuyện xưng “chúng tôi”
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm:
* Tác giả:
- Nhà văn được giải thưởng Lênin (1963), giải thưởng Quốc gia Liên xô (1968)
* Tác phẩm:
 Tác phẩm viết về tình thầy trò cao đẹp, từ đó ca ngợi sức sống dẻo dai, sự vươn lên mạnh mẽ của một lớp người trẻ tuổi trên đất nước Cư-gơ-rư-xtan những năm hai mươi của thế kỉ trước.
2- Văn bản:
 a- Xuất xứ:
- Trích từ phần đầu của truyện “Người thầy đầu tiên”
b- Đọc- chú giải:
c- Ngôi kể và mạch kể:
- Ngôi kể thứ nhất xưng:
+ tôi hai mạch kể vừa phân
+ chúng tôi biệt vừa lồng vào nhau
 d- Bố cục: 
* Bố cục:
* Phần 1: Từ đầu ->..phía Tây:
 Giới thiệu vị trí làng Ku-ku-rêu
* Phần 2: Tiếp ->..biêng biếc kia:
 Hai cây phong của làng
* Phần 3: Còn lại:
 Cảm nghĩ về người trồng phong và trường “Đuy-sen”
Hoạt động 2
II- Đọc và tìm hiểu chi tiết
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
? Đọc thầm phần văn bản từ “vào năm học...” đến “...biêng biếc kia”
? Phần văn bản này người kể chuyện xưng “chúng tôi”, em hiểu “chúng tôi” ở đây là những ai?
- Chúng tôi: người họa sĩ và những người bạn của mình - bọn con trai ở lang Ku-ku-rêu lúc còn nhỏ
Người họa sĩ đại diện cho các bạn của mình xưng “chúng tôi” kể lại kỉ niệm tuổi thơ
? Vậy người kể chuyện kể lại những kỉ niệm nào của tuổi ấu thơ? Kỉ niệm ấy được kể bằng mấy sự việc?
- Kể lại kỉ niệm: Trước khi bắt đầu nghỉ hè của năm học cuối cùng, bọn con trai trèo lên hai cây phong để phá tổ chim
- Kỉ niệm được kể bằng hai sự việc:
+ SV1: Bọn con trai trèo lên hai cây phong
+ SV2: Bọn chúng ngồi trên những cành phong cao ngất ngắm phong cảnh quê hương quên mất việc bắt chim và phá tổ chim
Mỗi sự việc ấy được tách ra kể bằng một đoạn văn tạo nên sự rõ ràng, mạch lạc cho câu chuyện.
? Có ý kiến cho rằng qua việc kể hai sự việc ấy, người kể chuyện đã dựng được nên hai bức tranh đậm chất hội họa. Em có đồng ý với ý kiến ấy không?
Đồng ý. Chất hội họa của mỗi bức tranh được miêu tả bằng các chi tiết:
 Hình ảnh: 
 + khổng lồ, bóng râm mát rượi
 + nghiêng ngả, đu đưa
* BT1: Hai cây phong + mắt mấu, cành cây, cành cao ngất
 + đàn chim hoảng hốt, chao đi chao lại
 Âm thanh: 
 + tiếng lá xào xạc dịu hiền
 + tiếng chim kêu hoảng hốt
 Màu sắc: thế giới đẹp vô ngần của không gian bao la và ánh sáng 
 Hình ảnh:
 + chuồng ngựa- căn nhà xép bình thường
* BT2:
Làng Ku-ku-rêu + dải t/nguyên hoang vu- làn sg mờ đục
 + bao nhiêu vùng đất, con sông- chưa 	 biết chưa nghe nói 	 + dòng sông lấp lánh như sợi chỉ bạc 	 mỏng mảnh
 + chân trời xa thẳm biêng biếc
 Âm thanh: 
 ảo huyền, tiếng lá cây đáp lại lời 	 gió, thì thầm nho nhỏ
 Màu sắc:
 + xanh biêng biếc của thảo nguyên (2)
 + màu sáng lấp lánh của dòng sông
Người kể chuyện bằng con mắt nhìn của một họa sĩ đã khéo léo vẽ nên bức tranh về hai cây phong và khung cảnh làng Ku-ku-rêu bằng ngôn ngữ đậm chất hội họa.
? Em có cảm nhận như thế nào về hai bức tranh trên?
Đây là hai bức tranh thiên nhiên vừa có đường nét, màu sắc hình khối, vừa lấp lánh ánh sáng và rộn rã âm thanh nên nó là hai bức tranh động, tràn đầy sức sống và rất có hồn:
+ Hai cây phong được nhân cách như con người – biết vui mừng chào đón lũ trẻ
+ Khung cảnh làng quê với đất trời và thảo nguyên bao la vừa đẹp một cách kì diệu với sắc màu và ánh sáng lấp lánh lại vừa mới lạ, đầy bí ẩn thôi thúc lũ trẻ khám phá
Hai bức tranh ấy tạo thành một bức tranh lớn mà tâm điểm của nó là hai cây phong. Hai cây phong khổng lồ ấy tạo nên chiều cao, bề sâu và mở ra một không gian bao la, khoáng đạt đến vô cùng của đất trời. Bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tình người ấy đâu chỉ được vẽ bằng tài năng mà hơn cả nó được vẽ bằng chính trái tim của người họa sĩ. 
? Để vẽ được hai bức tranh thiên nhiên chân thực, sinh động, giàu biểu cảm và đậm chất hội họa ấy, người kể chuyện đã thay đổi điểm nhìn như thế nào? Điểm nhìn ấy đã tạo nên sự thành công nào trong việc miêu tả hai bức tranh?
- Người kể chuyện đã thay đổi điểm nhìn theo hoạt động của bọn trẻ:
+ ở bức tranh thứ nhất: điểm nhìn thay đổi từ dưới chân đồi rồi tiến dần tới hai cây phong, tả bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc dịu hiền, các mắt mấu, cành cây...Theo bước chân bọn trẻ, vị trí của điểm nhìn ấy được nâng cao dần lên và dừng lại ở “những cành cao ngất” trên ngọn hai cây phong.
- Đó chính là vị trí để người kể chuyện- thay mặt các bạn của mình miêu tả bức tranh thứ hai. Bức tranh làng Ku-ku-rêu được miêu tả từ trên cao nhìn xuống. Không gian nhờ thế được mở rộng hơn, xa hơn; hiện lên thật huyền ảo, mơ mộng, đầy quyến rũ nhưng cũng không kém phần bí ẩn.
 -> Chính việc thay đổi điểm nhìn một cách linh hoạt theo con mắt của lũ trẻ thơ mới vẽ được hai bức tranh thiên nhiên thành công như vậy. Phải chăng qua điểm nhìn này, nhà văn muốn hóa thân vào người kể chuyện, qua lăng kính trẻ thơ để cảm nhận vẻ đẹp của hai cây phong nói riêng, vẻ đẹp thơ mộng của quê hương mình nói chung.
HS đọc: Chúng tôi nép mình... xa thẳm biêng biếc kia
? Có ý kiến cho rằng trong hai câu văn trênnhà văn đã mắc lỗi diễn đạt. Con có đồng ý với ý kiến đó không?
- Không. Đó là biện pháp điệp ngữ
? Vậy tác giả sử dụng biện pháp điệp ngữ với dụng ý như thế nào?
- Giúp người đọc hình dung ra những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu thật bé bỏng trên hai cây phong khổng lồ. Chúng đã nhờ tầm cao của hai cây phong để mở rộng tầm mắt của bản thân. Hơn thế nữa, những cành cao ngất của hai cây phong còn là điểm tựa, nâng đỡ tâm hồn bọn trẻ trong hành trình khám phá thực tại của mình.
? Em hãy thử hình dung cảm xúc, tâm trạng của bọn trẻ khi chúng nín thở, ngồi lặng đi nép mình trên các cành phong.
 - Bọn trẻ ngỡ ngàng, ngạc nhiên, sửng sốt trước bức tranh quê hương bao la, rộng lớn đầy huyền ảo mà trước đây chúng chưa hề nhận thấy. Vẻ đẹp của thiên nhiên cuốn hút, quyến rũ chúng hơn cả những con chim, tổ chim trên hai cây phong (hay chúng nhận ra rằng chính những con chim tổ chim ấy làm cho quê hương chúng đẹp hơn?)
- Chúng ngồi lặng im để tận hưởng, đắm chìm vào cảnh đẹp quê hương để khắc sâu nó vào trong tâm khảm của mình, để ghi nhớ những giây phút bên nhau trong năm học cuối cùng
- Từ bức tranh làng quê diệu kì, bí ẩn -> chúng suy nghĩ về những vùng đất, con sông chúng chưa bao giờ nhìn thấy, chưa bao giờ nghe nói -> khao khát khám phá, tìm hiểu -> chinh phục
+ Năm học cuối cùng, chúng đủ lớn để nhận thức được vẻ đẹp của quê hương từ điểm nhìn độc đáo . Không chỉ lặng ngắm vẻ đẹp ấy mà chúng còn tự đặt ra cho mình những câu hỏi: “đấy đã là tận cùng của thế giới chưa hay vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này?”, chúng “lắng nghe những âm thanh ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm nho nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc” -> Chính điều đó, giây phút ấy đã nuôi dưỡng cho tâm hồn bé thơ của chúng những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ -> thôi thúc chúng vươn lên khám phá, chinh phục những đỉnh cao mới
? Như vậy, qua mạch kể “chúng tôi”, ta cảm nhận được hai cây phong đã mang lại cho người kể chuyện và bọn trẻ làng Ku-ku-rêu những niềm vui, mơ ước nào?
- Hai cây phong mở rộng tầm nhìn, mang đến cho bọn trẻ:
+ Sự hiểu biết, niềm vui tuổi thơ
+ Niềm khát khao khám phá
+ Chắp cánh những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ
? Cũng qua mạch kể ấy, em hiểu như thế nào về tâm hồn bọn con trai làng Ku-ku-rêu?
- Là những đứa trẻ có tâm hồn bay bổng, lãng mạn; có tình yêu quê hương tha thiết; có khát vọng trong sáng, đẹp đẽ.
 Khi ngồi nép mình trên những cành phong, thế giới thực tại hàng ngày bỗng trở nên nhỏ bé đối với bọn trẻ. Chúng mở rộng tầm nhìn, đặt ra câu hỏi, chúng khát khao khám phá và chinh phục... Giây phút ấy chính là giây phút chúng đã trưởng thành. Chúng trưởng thành chính là nhờ hai cây phong khổng lồ kia. Hai cây phong hay là người bạn, là người thầy gắn bó và thân thiết của bọn trẻ, là điểm tựa nâng đỡ tâm hồn giúp chúng nhận ra thế giới thiên nhiên huyền ảo và quyến rũ, mở ra thế giới trẻ thơ với bao nhiêu ước mơ, khát vọng khám phá và chinh phục. Hai thế giới ấy đã tạo nên kỉ niệm tuổi thơ đẹp lung linh như những câu chuyện cổ, “là mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh” sẽ là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn bọn trẻ trong suốt cuộc đời. 
II-Đọc và tìm hiểu chi tiết: 
1- Hai cây phong với kí ức tuổi thơ :
- Bức tranh 1: Hai cây phong được nhân hóa như con người- có tâm hồn con người
- Bức tranh 2: Cảnh đất trời bao la, làng Ku-ku-rêu hiện lên đẹp, kì diệu, mới lạ, đầy bí ẩn -> Bức tranh thơ mộng, bí ẩn -> thôi thúc khám phá
- Hai cây phong mở rộng tầm nhìn, mang đến cho bọn trẻ:
+ Sự hiểu biết, niềm vui tuổi thơ
+ Niềm khát khao khám phá
+ Chắp cánh những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ
- Bọn con trai làng Ku-ku-rêu là những đứa trẻ có tâm hồn bay bổng, lãng mạn; có tình yêu quê hương tha thiết; có khát vọng trong sáng, đẹp đẽ.
? Hai đoạn văn là hai bức tranh, đã được vẽ ở nhà, em hãy giới thiệu bức tranh của mình ?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 9 Hai cay phong.doc