Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33: Văn bản Hai cây phong - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33: Văn bản Hai cây phong - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Nhận diện được hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau.

Trình bày những nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện

2/ Kĩ năng:

Rèn kĩ năng phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể, của miêu tả và biểu cảm trong tự sự .

3/ Thái độ

 Lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên:

 2/ Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33: Văn bản Hai cây phong - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 11/10/2009
NTH: 14/10/2009
––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 9––––––––––––––––––
 Tiết 33, văn bản: Hai cây phong
–––– Trích: Người thầy đầu tiên ––––
 (Ai-ma-tốp))
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận diện được hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau.
Trình bày những nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện
2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể, của miêu tả và biểu cảm trong tự sự .
3/ Thái độ
	Lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: 
 2/ Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định. Sĩ số: 8a:	8b: 
 2/ Kiểm tra đầu giờ (3’)
(?) Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa các tác phẩm truyện kí đã học?
 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đời sống vào tình huống để dẫn dắt học sinh vào nội dung tiết học.
- Cách tiến hành: 
Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học .
 Đối với mỗi con người Việt Nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với cây đa - bến nước - sân đình. Còn đối với nhân vật họa sĩ trong truyện : '' Người thầy đầu tiên '' của nhà văn Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê. Mỗi lần thăm quê, ông không thể không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Vì sao vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
HĐ2. HDHS đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu:
+ Đọc đúng các từ ngữ trong văn bản
+ Nhận biết những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
+ Trình bày được nghĩa của các từ ngữ khó và quan trọng.
+ 
- Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn HS đọc: giọng chậm, buồn, gợi sự nhớ nhung suy nghĩ của người kể chuyện.
Gv đọc mẫu
Hs đọc
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét, chốt
(?) Hãy tóm tắt truyện: “Người thầy đầu tiên '' ?
(?) Nêu những nét ngắn gọn về tác giả Ai-ma-tốp ?
(?) Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm ? 
(?) Theo em, chú thích nào khó và quan trọng trong văn bản ? Vì sao ?
(?) Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần ?
- Phần 1: từ đầu phía tây: giới thiệu chung về vị trí của làng quê
- Phần 2: phía bên làng thần xanh: Nhớ về hình ảnh 2 cây phong
- Phần 3: vào năm học biêng biếc kia: Nhớ về tuổi thơ
- Phần 4: còn lại: Nhớ về người trồng 2 cây phong gắn liền với trường.
(?) Trong đoạn kể này có mấy mạch kể? Hai mạch kể ấy bắt đầu từ đoạn nào đến đoạn nào ? 
(?) Nhân vật người kể chuyện nhân danh ai ở từng mạch kể ấy ? 
- Mạch kể 1: Người kể chuyện xưng “tôi” nhân danh người hoạ sĩ, tác giả. 
- Mạch kể 2: Người kể chuyện xưng " Chúng tôi" nhân danh " Bọn con trai" ngày trước - cũng là nhân vật tôi, nhưng hồi ấy " tôi" là một đứa trẻ trong bọn. 
(?) Trong hai mạch kể ấy mạch nào quan trọng hơn ? Vì sao ? 
Xưng tôi quan trọng hơn vì “Chúng tôi" mạnh kể này nằm trong mạch kể của “tôi"
(?) Tác dụng của cách kể này ?
Cách đan xen, lồng ghép hai thời điểm hiện tại – quá khứ, trưởng thành - niên thiếu, nhiều người cùng trang lứa làm cho câu chuyện trở nên sống động thân mật, gần gũi với người đọc.
(?) Chỉ rõ các thời điểm quá khứ và hiện tại ?
- Các đoạn a, b, d chỉ người kể chuyện ở thời điểm hiện tại mà nhớ về qúa khứ .
- Đoạn c : ở thời điểm qúa khứ .
Hs đọc đoạn c
(?) Trong mạch kể chuyện hai cây phong trong kí ức tuổi thơ h/ả hai cây phong hiện lên ntn ? Trong hoàn cảnh nào ? Nó có ‏‎ý nghĩa ntn đối với bọn trẻ trong làng Ku-ku-rêu ?
Hai cây phong được phác họa với hình dáng, động tác rõ ràng:
Hai cây phong khổng lồ với các mắt mấu, với các cành cao ngất, cao ngang tầm cánh chim bay, với bóng râm mát rượi , với động tác : “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời ''. Lại có thêm hàng đàn chim tô điểm cho bức phác họa ấy .
(?) Từ trên cao ngất, phóng tầm mắt ra xa, lũ trẻ thấy những gì ? 
Từ trên cao nhìn xuống , bức tranh TN hiện ra khoảng không gian bao la bát ngát với '' chân trời xa thẳm '', '' thảo nguyên hoang vu '', '' dòng sông lấp lánh '', '' làn sương mờ đục '' và lọt thỏm giữa không gian bao la ấy là '' chuồng ngựa của nông trang '' trở nên bé nhỏ . Cảm giác không gian choáng ngợp làm chúng sửng sốt, nín thở, quên đi cả việc làm thích thú bậc nhất là phá tổ chim. Chính ở trên cao này mới cảm nhận sự mênh mông, không cùng đầy bí ẩn và quyến rũ của cảnh vật quê hương.
(?) Cảm giác của chúng được diễn tả ntn?
Hai cây phong như người bạn lớn cùng thân thiết, bao dung, gắn bó với lũ trẻ trong làng. Còn lũ trẻ như những con chim non ngây thơ, nghịch ngợm , ngộ nghĩnh chơi đùa không biết chán dưới gốc hai cây phong .
Gv bình : Tuổi thơ ham hiểu biết và khám phá, lần đầu tiên được nhìn ngắm toàn cảnh quê hương trong tư thế từ trên cao xuống mà hai cây phong là cái ghế ngồi, là bệ đỡ, bệ phóng cho những ước mơ, khát vọng lần đầu tiên được thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu.
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn văn này? Nghệ thuật đó làm cho bức phác hoạ hiện lên ntn?
Nghệ thuật so sánh, nhân hoá.
1’
20’
18’
I/ Đọc, thảo luận chú thích.
1/ Đọc.
2/ Thảo luận chú thích.
a/ Chú thích *
- Tác giả: Ai-ma-tốp sinh năm 1928 là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.
- Văn bản: Nằm ở phần đầu của truyện : “Người thầy đầu tiên ''.
b/ Các chú thích khác.
(1), (5), (10), (13).
II/ Tìm hiểu văn bản.
1. Hai cây phong và ký ức tuổi thơ: 
Hai cây phong khổng lồ với các mắt mấu, với các cành cao ngất, cao ngang tầm cánh chim bay, với bóng râm mát rượi , với động tác : “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời ''
Bằng biện pháp miêu tả từ trên cao nhìn xuống cùng với so sánh, nhân hoá, tác giả đã cho bạn đọc thấy hai cây phong như người bạn vô cùng thân thiết, gắn bó. Hai cây phong là cái ghế ngồi, là bệ đỡ, bệ phóng cho những ước mơ, khát vọng lần đầu tiên được thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu.
4/ Củng cố. (2’)
(?) Trong kí ức tuổi thơ, hình ảnh về hai cây phong được hiện lên ntn ?
Gv hệ thống kiến thức
5/ HDHT. (1’)
Học bài và tìm hiểu về hai cây phong và nhân vật tôi
 ––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 33.doc