Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33 đến 72 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33 đến 72 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài 9 :HAI CÂY PHONG

(Trích Người thầy đầu tiên )

I.Mục đích yêu cầu:

-Giúp học sinh :Phát hiện trong văn bản Hai cây phong có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau ,dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện .Vì ở bài này người kể chuyện nói mình là họa sĩ nên hướng h/s tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả hai cây phong .Những nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện .

II.Chuẩn bị :-Giáo viên :Nội dung bài

 -Học sinh :Bài soạn.tài liệu

 -Phương pháp :Nêu vấn đề, đàm thoại ,quy nạp.

III.Tiến trình bài dạy :

1.On định :

2.Bài cũ :Trình bày bố cục 3 phần của bài văn nghị luận kết hợp 2 yếu tố miêu tả ,biểu cảm.

 

doc 35 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33 đến 72 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 09 Ngày soạn : // 2008
 TIẾT : 33, 34	 	 Ngày dạy : // 2008
Bài 9 :HAI CÂY PHONG
(Trích Người thầy đầu tiên )
I.Mục đích yêu cầu:
-Giúp học sinh :Phát hiện trong văn bản Hai cây phong có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau ,dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện .Vì ở bài này người kể chuyện nói mình là họa sĩ nên hướng h/s tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả hai cây phong .Những nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện .
II.Chuẩn bị :-Giáo viên :Nội dung bài
 -Học sinh :Bài soạn.tài liệu 
 -Phương pháp :Nêu vấn đề, đàm thoại ,quy nạp.
III.Tiến trình bài dạy :
1.Oån định :
2.Bài cũ :Trình bày bố cục 3 phần của bài văn nghị luận kết hợp 2 yếu tố miêu tả ,biểu cảm.
3.Bài mới :
NỘI DUNG BÀI DẠY
Giáo viên giành thời gian giới thiệu đôi nét về đất nước và tác giả .
-Tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm (Theo sgk )
- Gọi h/s đọc bài .G/v lưu ý một vài chú /thích quan trọng.
H: Nêu một vài nét về tác giả ?
H: Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi,chúng tôi ) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong.?
H: Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào (nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy?
H: Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng tôi quan trọng hơn ?
H: Vào năm học cuối bọn trẻ thường làm gì ? Em có nhận xét gì về việc làm đó?
H: Trong mạch kể người kể chuyện xưng chúng tôi,cái gì thu hút bọn trẻ và người kể chuyện làm cho chúng ngây ngất ?
H: Bức tranh thiên nhiên mà bọn trẻ nhìn thấy khi trèo lên cao được tác giả miêu tả như thế nào 
H: Tại sao có thể nói ngươì kể chuyện (người họa sĩ ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ?
- Đây chính là cái thu hút bọn trẻ và người kể chuyện ,làm cho chúng ngây ngất.
H:Tác giả miêu tả hai cây phong như thế nào ?
H:Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể ?
H: Thầy Đuy-sen trồng hai cây phong với hy vọng gì ?
H: Tại sao nói trong mạch kể xen lẫn tả này,hai cây phong được miêu tả hết sức sống động như hai con người ,và không chỉ bằng sự quan sát của người họa sĩ ?
H: Ở đây tác giả đã sử dụng biên pháp nghệ thuật gì ?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ sgk .
4. Củng cố :
5. Dặn dò: Chọn một đoạn khoảng mươi dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng.
PHẦN GHI BẢNG
I.Đọc hiểu chung văn bản :
1.Đọc :
2. Chú thích :
- Lưu ý một số chú thích :3,5,6,7,11,14,15.
- Vài nét về tác giả :(sgk)
II. Đọc hiểu nội dung văn bản :
1. Hai mạch kể lồng ghép nhau :
- Mạch kể xưng "tôi" :Từ đầu ...chiếc gương thần xanh, và từ :Tôi lắng nghe...hết -Hai cây phong và thầy Đuy _Sen.
- Mạch kể xưng "Chúng tôi" :Vào năm học cuối...biêng biếc kia -:Hai cây phong và ký ức tuổi thơ của tác giả và lũ bạn thời thơ ấu .
- Hai mạch kể ít nhiều phân biệt ,lồng vào nhau.
- Mạch kể xưng "tôi " quan trọng hơn vì nó bao bọc mạch kể thứ nhất.
2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ
Hai cây phong ,vào năm học cuối :
-Bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim
-Huýt còi ầm ĩ -Hai cây phong nghiêng ngả chào mời
-Chim hoảng hốt kêu lên – bay nháo nhác
+ Những trò tinh nghịch của bọn trẻ .
b. Hai cây phong khi trèo lên cao :
-Chúng tôi cứ leo lên cao nữa,cao nữa-Mở ra trước mắt một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng
-Bức tranh thiên nhiên khi trèo lên cao :
+Chuồng ngựa :Trước :Tòa nhà rộng lớn nhất thế gian –Giờ :Căn nhà xép bình thường.
+ Những vùng đâùt chưa hề biết đến
+ Làn sương mờ đục.
+ Dòng sông lấp lánh = Sợi chỉ bạc mỏng manh.
+ Thảo nguyên xa thẳm ,biêng biếc.
- Chất bí ẩn đầy chất quyến rũ của những miền đất lạ 
- Miêu tả hai cây phong :Khổng lồ,các mấu mắt, các cành cao ngất ngang tầm cánh chim bay, bóng râm mát rượi_ Chỉ một vài nét chấm phá.
3. Hai cây phong và thầy Đuy-sen:
- Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương tha thiết.
- Hai cây phong gắn bó với kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò .
-H ai cây phong là nhân chứng xúc động về thầy Đuy-sen và tình cảm ông giành cho cô bé An-tư –nai
- Kể xen lẫn tả :Qua quan sát của người họa sĩ và bằng cả âm thanh:tiếng lá reo ;tiếng rì rào theo nhiều cung bậc ; reo vù vù ...;Hai cây phong thì thầm tha thiết ,nồng thắm;chúng im bặt một thoáng rồi thở dài một lượt _Miêu tả hết sức sinh động .
4. Ghi nhớ : SGK
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN : 09 Ngày soạn : // 2008
 TIẾT : 35, 36	 	 Ngày dạy : // 2008
BÀI VIẾT VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP HAI YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục đích yêu cầu :
- Giúp h/s:Vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn thực hành kết hợp hai yếu tố miêu ảt và biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, thực hành.
II. Đề bài : Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy , cô giáo rất buồn.
III. Sơ lược đáp án :
- Học sinh chọn một sự việc tiêu biểu để kể có sự kết hợp hai yếu tố trên.
+ Mở bài :- Nêu khái quát sự việc ,nguyên nhân mắc lỗi.
+ Thân bài :- Trình bày diễn biến sựu việc theo một trình tự nhất định .
 - Thái độ của cô khi em mắc lỗi ; thái độ của các bạn trong lớp ra sao?
 - Tâm trạng của em khi đó như thế nào ?
 - Em đã nói ,đã hứa những gì trước thầy, cô giáo và các bạn ?
+ Kết bài :- Bài học rút ra từ lần mắc lỗi đó là gì ?
-Cảm nhận của em về tình cảm mà thầy , cô giáo và các bạn đã giành cho mình.
TUẦN : 10 Ngày soạn : // 2008
 TIẾT : 37	 	 Ngày dạy : // 2008
NÓI QUÁ
I.Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh :Phát hiện trong văn bản sử dụng các biện pháp nói quá có tác dụng nhấn mạnh hiện tượng được miêu tả để tăng sức biểu cảm.
- Vận dụng để thực hiện các biện pháp nói quá trong quá trình tạo văn bản.
 II. Chuẩn bị :- Giáo viên :Nội dung bài
 - Học sinh :Bài soạn.tài liệu 
 - Phương pháp :Nêu vấn đề, đàm thoại ,quy nạp.
III. Tiến trình bài dạy :
1. Ôån định tổ chức: Sĩ số,bài tập.
2. Kiểm tra bài cũ :a) Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật Đuy sen?
 b) Hãy phát biểu về hình ảnh hai cây phong?
PHẦN GHI BẢNG
I.Nói quá và tác dụng của nói quá.
-Ví dụ:SGK.
-Chưa nằm đã sáng: Chỉ thời gian đêm rất ngắn.
-Chưa cười đã tối: Chỉ thời gian ngày rất ngắn.
-Thánh thót như mưa ruộng cày: Chỉ mồ hôi đổ ra rất nhiều.
-Nhận xét:
-Sử dụng biện pháp tu từ phóng đại để nhấn mạnh sự vật hiện tượng được miêu tả gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
II.Luyện tập.
a)Chó ăn đá gà ăn sỏi.
b)Bầm gan tím ruột.
c)Ruột để ngoài da.
d)Nở từng khúc ruột.
e)Vắt chân lên cổ.
Gọi h/s đọc ví dụ SGK. 
H: Tại sao trong hai ví dụ trên các cụm từ : Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối, thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không ? Nói như vậy nhằm diễn tả gì ?
-Chưa nằm đã sáng: Chỉ thời gian đêm rất ngắn.
-Chưa cười đã tối: Chỉ thời gian ngày rất ngắn.
-Thánh thót như mưa ruộng cày: Chỉ mồ hôi đổ ra rất nhiều.
H: Cách nói như vậy có tác dụng gì ?
-Sử dụng biện pháp tu từ phóng đại để nhấn mạnh sự vật hiện tượng được miêu tả gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
Gọi HS đọc bài tập 1, 2, 3, 4.
Bài 1: 
a)Sỏi đá cũng thành cơm: Nhấn mạnh sức lao động của con người.
b)Đi lên đến tận trời: Nhấn mạnh sức khỏe còn rất tốt.
c)Thét ra lửa: Lời nói cay độc dữ dằn.
Bài 2: 
a)Chó ăn đá gà ăn sỏi.
b)Bầm gan tím ruột.
c)Ruột để ngoài da.
d)Nở từng khúc ruột.
e)Vắt chân lên cổ.
IV.Dặn dò về nhà.
NỘI DUNG BÀI DẠY
Bài 3: HS đặt câu, giáo viên đặt mẫu sau:
-Ông cha ta đã bao phen rời non lấp biển gây dựng lên giang sơn gấm vóc này.
Bài 4: GV tìm mẫu cho HS:
-Ngáy như sấm, đau đứt ruột đứt gan, giàu nứt đố đổ vách, nghèo rớt mùng tơi...
-Về nhà làm bài 5, 6. Chuẩn bị bài ôn tập.
TUẦN : 10 Ngày soạn : // 2008
 TIẾT : 38	 	 Ngày dạy : // 2008
 ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
I.Mục đích yêu cầu:
-Giúp học sinh :Thống kê các văn bản đã học với các nội dung:Tác giả,tác phẩm,thể loại,nội dung chính,nghệ thuật chính.Đồng thời biết so sánh các văn bản cùng một hoàn cảnh sáng tác để thấy được vai trò phản ánh xã hội đương thời của văn học
-Nắm bắt được các phương thức biểu đạt để vận dụng trong quá trìng viết văn bản biểu cảm.
 II.Chuẩn bị :-Giáo viên :Nội dung bài
 -Học sinh :Bài soạn.tài liệu 
 -Phương pháp :Nêu vấn đề, đàm thoại ,quy nạp.
III.Tiến trình bài dạy :
1.Oån định tổ chức: Sĩ số,bài tập.
2.Kiểm tra bài cũ :
a)Trình bày thế nào là biện pháp nói quá ? Cho ví dụ?
b) Làm bài tập số 5 về nhà lên bảng?
3.Bài mới:
I. BẢNG HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN.
-GV đặt câu hỏi để HS lần lượt xây dựng hoàn thiện bản thống kê các tác phẩm văn học.
Tên văn bản
Tác giả
Phương thức biểu đạt
Nội dung
Nghệ thuật
Thể loại
Tôi đi học
Thanh Tịnh
Tự sự – Biểu cảm
Kỷ niệm sâu săc thời thơ ấu ngày đầu tiên đến trường.
Từ ngữ gợi nỗi buồn man mác nhưng đằm thắm êm dịu
Truyện ngắn
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
Tự sự – Biểu cảm
Tình yêu thương mẹ thiết tha của cậu bé Hồng
Hình ảnh độc đáo, tâm lý gần gũi với trẻ thơ
Hồi ký
Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố
Tự sự
Sức mạnh tiềm tàng và tinh thần phản kháng chống áp bức của chị Dậu
Kịch tính cao. Ngôn ngữ giản dị
Tiểu thuyết
Lão Hạc 
Nam Cao
Tự sự
Cuộc sống nghèo khổ nhưng ngời lên phẩm chất cao quí của Lão Hạc
Tính chiết lý và quan điểm sống. Cốt truyện hấp dẫn
Truyện ngắn
II.HS luyện tập:
H: Nêu những điểm giống và khác nhau  ...  cảm hứng hoài cổ . là nhà giáo nhân dân 1990 viết soạn SGK.
H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Đăng báo Tình hoa. Tuyển trong tập “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh
Gọi HS đọc bài thơ SGK (chú ý diễn cảm)
H: Em chia bài thơ làm mấy đoạn ? ý mỗi đoạn là gì ?
- Đoạn 1: Tình cảm của tác giả với ông Đồ một lớp người dĩ vãng.Đoạn 2 :Còn lại.
H:Oâng Đồ xuất hiện tròng thời gian nào ? Oâng làm gì, ở đâu ?
- Khi mưa về, tết sắp đến qua tín hiệu của hoa đào nở. Oâng bày hàng bán.
H: Thái độ của mọi người xung quanh ông Đồ có suy nghĩ gì ?
- Yêu thích và đông người. Tấm tắc khen ngợi nét chữ có hồn lắm.
H: Em có cảm nhận gì về việc làm của ông Đồ ?
- Vị trí nhầm lẫn mang cảnh bất đắc dĩ khi phải đi bán chữ mang cảm giác cô đơn, lạnh lẽo dẫu chưa bị thờ ơ lãng quên.
H: Những biến đổi thời gian và thân phận ông Đồ ơqr khổ thơ thứ 3 ra sao ?
- Thời gian vẫn độ xuân sang tết đến. Cảnh cũ người sưa vẫn nguyên vẹn nhưng khách thì vắng vẻ theo thời gian cứ dần trôi: lặng lẽ, xa dần, mờ ảo.
H: Nghệ thuật đặc sắc của ý thơ trên gợi lên tâm trạng như thế nào ?
- Nỗi cô đơn, trơ trọi, lạc lõng thấm sang cả giấy mực “tả cảnh ngụ tình” ông Đồ mờ dần rồi nhòe đi theo mưa gió, lá vàng như tấm khăn liệm đưa ông Đồ về cõi vĩnh hằng chốn bằng an không trở lại.
H: Tác giả gọi ông Đồ là gì ? Ýù nghiã của cách gọi đó gợi niềm cảm thương gì ? 
-Ông Đồ xưa: Oâng đã trở thành người thiên cổ của dĩ vãng đã qua gợi niềm luyến tiếc xót xa cho cái xưa ấy.
H: Tác giảcó thể suy nghĩ gì từ việc “Thân phận buồn thương ông Đồ” ?
- Phong tục tập quán bị mai một, số phận của cả một lớp người.
- Thể thơ ngũ ngôn, lời thơ bình dị sâu sắc gợi cảm hứng mãnh liệt.
-Ông Đồ là một người già cô đơn, tri thức lỗi thời để lòng cảm thương.
Học thuộc bài thơ và soạn bài “Quê hương” – Tế Hanh
TUẦN : 17 Ngày soạn : // 2008
 TIẾT : 66	 	 Ngày dạy : // 2008
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
	( Trần Tuấn Khải)
I. Mục đích yêu cầu:
-Giúp H/s: -Cảm nhận được nội dung trữ tìng yêu nước trong đoạn trích thơ : nỗi đau mất và ý chí phục thù cứu nước.
- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật ngòi bút Trần Tuấn Khải: cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng giọng điệu thơ thống thiết...
II. Chuẩn bị :- Giáo viên :Nội dung bài
 - Học sinh :Bài soạn.tài liệu 
 - Phương pháp :Nêu vấn đề, đàm thoại ,quy nạp.
III. Tiến trình bài dạy :
1. Oån định tổ chức: Sĩ số,bài tập.
2.Bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ "Muốn làm thằng cuội", cho biết nội dung chính của bài thơ.
3.Baì mới :
NỘI DUNG BÀI HỌC
-Giáo viên đọc mẫu 1 lần , gọi h/s đọc tiếp.
_ Gọi h/s đọc chú thích sgk, giáo viên tóm tắt ghi bảng.
H: Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? Em đã được học thể thơ đó ở đâu ?
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu và cách ngắt nhịp của bài thơ? Cảm xúc mà tác giả muốn bộc lộ qua thể thơ là gì?
H: Nêu nội dung của từng phần theo bố cục chia sẵn trong sgk? 
H: Ở 8 câu thơ đầu , hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện :
- Bối cảnh không gian.
-Hoàn cảnh éo le và tâm trạng hai nhân vật cha và con.
H: Em có nhận xét gì về bối cảnh không gian diễn ra cảnh chia tay giữa hai cha con ?
H: Lời nói của người cha có thể hiểu như thế nào?
H: Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
H: Ở đây tác giả thể hiện tâm trạng của mình ở ngôi kể nào?
H: Nghệ thuật tác giả sử dụng ở đây có gì đặc sắc?
H: Cách liệt kê tội ác của giặc như vậy có tác dụng gì?
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ của tác giả?
H: Trong đoạn cuối bài thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông nhằm mục đích gì?
H: Lời tâm sự, gởi gắm của người cha có ý nghĩa như thế nào?
H: Tại sao nhà thơ lại đặt tên bài thơ là " Hai chữ nước nhà"?
-Gọi h/s đọc phần ghi nhớ.
IV. Củng cố , dặn dò:
PHẦN GHI BẢNG
I.Đọc hiểu chung văn bản:
1, Đọc:
2, Chú thích: (S g k)
II. Đọc hiểu nội dung văn bản:
1, Giá trị biểu đạt của thể thơ song thát lục bát:
-Thể thơ do người Việt sáng tạo ra, có khả năng biểu lộ tình cảm cao.
- Thích hợp trong việc diễn tả những tiếng lòng sầu thảm hay những giận dữ, oán thán.
2., Bố cục :
a, Phần 1: (8 câu đầu): Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le ,đau đớn.
b. Phần 2: (20 câu tiếp theo):Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương ,tang tóc.
c. Phần 3: ( 8 câu cuối): Thế bất lực của người cha và lời trao gởi cho con.
3. Phân tích :
a. Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn:
 - Bối cảnh không gian: Aûi bắc , mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu...nơi tận cùng của đất nước, ảm đạm, heo hút .
-Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật: " Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước- ... Con ơi ! nhớ lấy lời cha khuyên"- Cha bị bắt không mong ngày trở lại, con muốn đi theo để phụng dưỡng cha cho tròn chữ hiếu...với hai cha con tình nhà , nghĩa nước đều sâu đậm: nước mất nhà tan, cha con li biệt - máu quyện vào giọt lệ - lưòi cha nói như lời trăn trối, thiêng liêng.
 b. Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương , tang tóc:
- Tội ác của giặc: Bốn phương khói lửa, xương rừng, máu sông; thành tung,quách vỡ; bỏ vợ, lìa con ; - Cảm xúc chân thành ,nỗi đau da diết: Trông cơ đồ- xé tâm can, ngậm ngùi, thương tâm; núi uất hận , sông vật cơn sầu...nỗi đau lớn của cả đất trời
-Tiếng than, tiếng nấc xót xa , cay đắng- Giọng thơ tâm huyết , đầy bi phẫn , rung động lòng người.
c. Thế bất lực của người cha và lời trao gởi cho con:
 Cha : tuổi già, sức yếu, lỡ sa cơ - chịu bó tay- Lực bất tòng tâm- Giao gởi trọng trách:Gánh vác giang sơn lại cho con
- Công việc không phải một sớm, một chiều, nếm mậtnằm gai, phải chịu hi sinh xương máu.
4, Tổng kết: Sgk
III. Luyện tập :
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung chính của đoạn trích.
-Đọc phần đọc thêm ở nhà.
TUẦN : 18 Ngày soạn : // 2008
 TIẾT : 67	 	 Ngày dạy : // 2008
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
----------------------------------------------------------------------------------
TUẦN : 18 Ngày soạn : // 2008
 TIẾT : 68, 69	 	 Ngày dạy : // 2008
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
(Theo đề chung của SGD Đăk Lăk)
----------------------------------------------------------------------------------
TUẦN : 19 Ngày soạn : // 2008
 TIẾT : 70, 71	 	 Ngày dạy : // 2008
LÀM THƠ BẢY CHỮ
I. Mục đích yêu cầu:
-Giúp H/s: 
Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu :đặt câu thơ bảy chữ ,biết ngắt nhịp 4/3,biết gieo vần.
- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật ,tạo không khí mạnh dạn vui vẻ.
 II. Chuẩn bị :- Giáo viên :Nội dung bài
 - Học sinh :Bài soạn.tài liệu 
 - Phương pháp :Nêu vấn đề, đàm thoại ,quy nạp.
III. Tiến trình bài dạy :
1. Oån định tổ chức: Sĩ số,bài tập.
2.Bài cũ : 
Đọc thuộc lòng bài thơ "Muốn làm thằng Cuội", cho biết nội dung chính của bài thơ.
3.Baì mới :
PHẦN GHI BẢNG
I.Nhận diện luật thơ.
-Nhịp:4/3,3/4.
-Vần: Bằng(chữ cuối câu thứ 2 ,4 ,câu đầu).
-Luật B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 B B T T T B B
-Ngọn đèn mờ-Thiếu dấu phẩy.
-Aùnh xanh xanh-chép sai chữ xanh-Aùnh xanh lè.
II.Tập làm thơ.
Bài 1:
-Chứa ai chẳng chứa,chứa thằng Cuội
NỘI DUNG BÀI DẠY
Gọi h/s đọc 2 câu thơ trong SGK và cho biết luật bằng trắc, nhịp, vần của từng câu?
-Nhịp:4/3,3/4.
-Vần: Bằng(chữ cuối câu thứ 2 ,4 ,câu đầu).
-Luật B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 B B T T T B B
Gọi h/s đọc bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ và chỉ ra chỗ sai?
-Ngọn đèn mờ-Thiếu dấu phẩy.
-Aùnh xanh xanh-chép sai chữ xanh-Aùnh xanh lè.
Gọi h/s đọc hai câu thơ của Trần Tế Xương và cho ý thơ tiếp theo để bài thơ hoàn chỉnh?
-H/s tự sáng tạo ,giáo viên yêu cầu đúng luật,đúng vần và đối chiếu với nguyên bản.
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
Bài 2:
-Phất phới trong lòng bao tiếng gọi.
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
III.Luyện tập.
-Chứa ai chẳng chứa,chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
Gọi h/s đọc hai câu thơ của SGK và cho ý thơ tiếp theo để bài thơ hoàn chỉnh?
-H/s tự sáng tạo ,giáo viên yêu cầu đúng luật,đúng vần và đối chiếu với nguyên bản.
-Phất phới trong lòng bao tiếng gọi.
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
Học sinh đọc một số bài tự sáng tác ở nhà lên trước lớp.Giáo viên và cả lớp cùng sửa cho hoàn chỉnh.
- Có thể cho bình một số bài có giá trị nghệ thuật.
TUẦN : 19 Ngày soạn : // 2008
 TIẾT : 72	 	 Ngày dạy : // 2008
 TRẢ BÀI HỌC KỲI
I. Mục đích yêu cầu:
-Giúp H/s: - -Thấy được lỗi thường gặp trong khi làm bài, tránh lặp lại trong những bài làm sau.
II. Chuẩn bị :- Giáo viên :Bài kiểm tra đã chấm 
III. Tiến trình bài dạy :
1. Oån định tổ chức: Sĩ số,bài tập.
2. Trả bài.
Nhận xét chung:
- Bài làm nhìn chung đã nắm được cơ bản lý thuyết.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học minh họa trong baì làm.
-Tuy nhiên một số bài còn mắc khá nhiều lỗi chính tả, cách dùng từ dặt câu còn lủng củng, sử dụng dấu câu chưa hợp lí.
-Có nhiều bài đạt điểm khá, giỏi.
-Ví dụ còn chưa mang ý nghĩa thực tế.
-Phần viết đoạn văn chưa có tính lôgíc.
Đề bài và biểu điểm:
1, Tình thái từ có công dụng gì trong khi nói và khi viết? Lấy ví dụ . (2đ)
2, Từ tượng thanh, tượng hình được dùng để làm gì ? Lấy ví dụ (2đ)
3, Trong trường hợp nào cần nói giảm, nói tránh ? (2đ)
4, Viết một đoạn văn ( khoảng 8-10 dòng ) trong đó có sử dụng các dấu câu đã học ?
IV. Củng cố, dặn dò: 
Nắm vững kiến thức về từ ngữ,chú ý nghĩa của từ,biết vận dụng từ để tạo câu trong giao tiếp.
 -----------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docN van 8 tuan 919.doc