Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 27: Tính thái từ - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 27: Tính thái từ - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Nhận biết được thế nào là tình thái từ.

2/ Kĩ năng:

 Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

3/ Thái độ

 Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên: Bảng phụ

 2/ Học sinh: Tìm những tình thái từ mà em biết

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, qui nạp, gợi mở

IV/ Các bước lên lớp

 1/ Ổn định. Sĩ số: 8a: 8b:

 2/ Kiểm tra đầu giờ

(?) Trợ từ là gì ? Thán từ là gì ?

(?) Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ ?

A. Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 27: Tính thái từ - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 02/10/2009
NTH: 05/10/2009
––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 7––––––––––––––––––
Tiết 27, tình thái từ
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận biết được thế nào là tình thái từ. 
2/ Kĩ năng:
 Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
3/ Thái độ
	Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: Bảng phụ
 2/ Học sinh: Tìm những tình thái từ mà em biết
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, qui nạp, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định. Sĩ số: 8a:	8b: 
 2/ Kiểm tra đầu giờ
(?) Trợ từ là gì ? Thán từ là gì ?
(?) Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ ?
A. Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?
B. Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ .
C. Không , ông giáo ạ ! 
D. Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường .
 Đáp án : A , B , D .
 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức bài trước để định hướng học sinh vào tiết học.
- Cách tiến hành: 
Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học .
Trong Tiếng việt số lượng tình thái từ không nhiều, nhưng việc sử dụng tình thái từ không phải bao giờ cũng đơn giản . sử dung tình thái từ ntn ? Có tác dụng gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HĐ2.HDHS hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
Nhận diện được chức năng và cách sử dụng tình thái từ.
- ĐDDH: Bảng phụ
- Cách tiến hành:
Gv sử dụng bảng phụ
Hs đọc
(?) Nêu mục đích nói của những câu có từ viết phấn màu trong bài tập ? 
a. dùng để hỏi .
b. dùng với mục đích cầu khiến .
c. cảm thán .
 (?) Nếu từ phấn mầu trong bt a, b, c/ thì mục đích nói của các câu này có thay đổi không ?
 Các câu sẽ thay đổi .
(?) Vậy những từ in đậm thêm vào câu trên có tác dụng gì ?
- '' à'' : để tạo lập câu nghi vấn
- '' đi'' : để tạo lập câu cầu khiến .
- ' thay '' : để tạo lập câu cảm thán .
(?) Từ '' ạ'' trong bt d/ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói ?
Biểu thị sắc thái tình cảm : thể hiện mức độ lễ phép cao hơn .
G: Có những tình thái từ không phải là phương tiện cấu tạo ba loại câu trên mà dùng biểu thị sắc thái tình cảm, thái độ của người nói '' ạ , nhé , cơ , mà '' . Một số tình thái từ xuất hiện ở câu nghi vấn , cầu khiến nhưng không cho phép là phương tiện cấu tạo loại câu đó , bởi lẽ không có chúng ‏‎ý nghĩa câu nghi vấn , câu cầu khiến vẫn còn tồn tại .
VD : - Ông là người HN phải ko ạ? 
 - Ông là người HN phải ko ?
 - Anh ăn đi chứ ?
 - Anh ăn đi ! 
(?) Qua các bt trên, hãy cho biết thế nào là tình thái từ ?
*Bài tập nhanh:
(?) Xác định tình thái từ trong các câu sau?
- Anh đi đi!
- Sao mà lắm "nhỉ nhé" thế cơ chứ ? 
- Chị đã nói thế ư ?
Phân tích:
- Anh / đi	đi!
CN VN Tạo câu cầu khiến.
- Chị / đã nói thế ư?
 CN	 VN	 Tạo câu nghi vấn.
Gv chốt: Các loại tình thái từ:
1. Tình thái từ nghi vấn:
VD: bạn / chưa hiểu bài à?
 CN VN Tình thái từ nghi vấn
2. Tình thái từ cầu khiến:
VD: Bạn / học bài đi!
 CN VN Tình thái từ cầu khiến
3. Tình thái từ cảm thán:
VD: Thương thay cho kiếp đời của lão Hạc!
 Tình thái từ cảm thán
4. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm:
VD: Cháu chào ông ạ!
Tình thái biểu thị tình cảm kính trọng, lễ phép của người nói.
Hs đọc ghi nhớ.
(?) Qua ghi nhớ em nắm được mấy đơn vị kiến thức ?
Gv sử dụng bảng phụ
Hs đọc
(?) Những câu trong bt trên là của ai nói với ai , nói với mục đích và thái độ ntn ?
(?) Hãy so sánh sự khác biệt giữa tình thái từ với thán từ ? 
- Cùng biểu thị tình cảm .
- Thán từ : tách ra thành 1 câu riêng biệt 
(?) Qua bt trên, trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau ta nên sử dụng tình thái từ ntn ?
Hs đọc và khái quát ghi nhớ.
HĐ3. HDHS làm bài tập
- Mục tiêu: Xác định được yêu cầu bài tập và nhận diện tình thái từ qua các bt.
- Cách tiến hành:
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv nhận xét, chốt.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động nhóm (3’).
Đại diện các nhóm báo cáo
Gv nhận xét, chốt.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv nhận xét, chốt.
1’
15’
5’
20’
I/ Chức năng của tình thái từ.
1/ Bài tập.
2/ Tìm hiểu.
- '' à'' : để tạo lập câu nghi vấn
- '' đi'' : để tạo lập câu cầu khiến .
- ' thay '' : để tạo lập câu cảm thán .
- '' ạ'' Biểu thị sắc thái tình cảm, thể hiện mức độ lễ phép cao hơn .
3/ Ghi nhớ.
Khái niệm
Các loại.
II/ Sử dụng tình thái từ.
1/ Tìm hiểu bài tập.
Tìm hiểu về cách sử dụng tình thái từ.
a. Hỏi thân mật , bằng vai nhau .
b. Học trò- thầy : lễ phép , kính trọng .
c. Cầu khiến , thân mật , bằng vai .
d. Cháu - bác : cầu khiến , lễ phép .
2/ Ghi nhớ (SGK Tr 81).
Lưu ý khi sử dụng tình thái từ.
III/ Luyện tập.
Bài tập1 (SGK Tr 81, 82)
Tình thái từ
Tình thái từ ở các câu b, c, e, i
Bài tập 2 (SGK Tr 82).
ý nghĩa của các tình thái từ.
a/ Bác trai đã khá rồi chứ? -> Từ "chứ" dùng để nghi vấn trong trường hợp ít nhiều điều nêu ra để hỏi đã được khẳng định là đúng.
b/ Con chó là của cháu nó mua đấy chứ! -> Từ "chứ" dùng để nhấn mạnh điều vừa được khẳng định và cho là không thể khác được.
c/ Từ "ư" dùng để hỏi với thái độ phân vân.
d/ Từ "nhỉ" dùng để hỏi với thái độ thân mật.
e/ Từ "nhé" biểu thị sự dặn dò với thái độ thân mật.
g/ Từ "vậy" ->bày tỏ thái độ miễn cưỡng.
h/ Từ "cơ mà" biểu thị thái độ thuyết phục.
Bài tập 3. (SGK Tr 83).
- Đừng sợ! Tôi đây mà!
- Tớ đã làm xong bài tập rồi đấy!
- Quyển truyện này hay hơn chứ lị!
- Thôi, hỏng hết cả rồi!
- Em thích cái áo màu đỏ cơ!
- Thôi, tôi đành đi một mình vậy.
4/ Củng cố
(?) Tình thái từ có chức năng gì ?
Gv hệ thống kiến thức 
5. HDHT
- HS nắm được khái niệm, chức năng và cách sử dụng tình thái từ. 
- Làm BT 4 ở SGK. 
- Chuẩn bị bài : Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả với biểu cảm. 
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 27.doc