TIẾT 25, 26 VĂN BẢN
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
(Trích Đôn Ki- hô- tê) - Xéc-van-tét -
1. Mục tiêu : Giúp HS:
a) Về kiến thức: Thấy được tính cách của hai nhân vật Đôn Ki- hô- tê dũng cảm, mong giúp ích cho đời, song lại mê muội hão huyền. Xan- chô Pan- xa hèn nhát nhưng tỉnh táo và rất thực tế.
- Thấy rõ tài nghệ của Xéc- van téc, trong xây dựng cặp nhân vật bất hủ: Đôn Ki- hô-tê và Xan- chô Pan- xa tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy.
b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích một đoạn trích trong tác phẩm văn học nước ngoài.
c. Về thái độ: Giáo dục lòng dũng cảm, biết sống vì mọi người.
2.Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, nghiên cứu soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, học bài cũ, đọc tìm hiểu trước bài mới.
NGỮ VĂN TUẦN 7 BÀI 7 Kết quả cần đạt - Nhận rõ Đôn Ki- hô- tê và Xan- chô- pan- xa được xây đựng thành một cặp nhân vật tương phản, và đánh giá đúng những mặt hay mặt dở trong tình cách của từng người. - Hiểu được thế nào là tình thái từ, biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. - Biết cách viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp 8B Ngày dạy: Dạy lớp 8C TIẾT 25, 26 VĂN BẢN ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (Trích Đôn Ki- hô- tê) - Xéc-van-tét - 1. Mục tiêu : Giúp HS: a) Về kiến thức: Thấy được tính cách của hai nhân vật Đôn Ki- hô- tê dũng cảm, mong giúp ích cho đời, song lại mê muội hão huyền. Xan- chô Pan- xa hèn nhát nhưng tỉnh táo và rất thực tế. - Thấy rõ tài nghệ của Xéc- van téc, trong xây dựng cặp nhân vật bất hủ: Đôn Ki- hô-tê và Xan- chô Pan- xa tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy. b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích một đoạn trích trong tác phẩm văn học nước ngoài. c. Về thái độ: Giáo dục lòng dũng cảm, biết sống vì mọi người. 2.Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, nghiên cứu soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, học bài cũ, đọc tìm hiểu trước bài mới. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B Sĩ số 8C a)Kiểm tra bài cũ (4'): Kiểm tra miệng. * Câu hỏi: Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của truyện " Cô bé bán diêm"? * Đáp án: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, sử dụng phép tương phản đặc sắc, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với những tình tiết , diễn biến hợp lí. (5đ) - Truyện cho thấy xã hội Đan Mạch thế kỉ XIX thật lạnh lùng, qua đó bộc lộ sự cảm thông, tình thương của nhà văn với người nghèo khổ và trẻ em bất hạnh. (5đ) * Vào bài (1’): Tính đến những năm đầu thế kỉ XXI này, cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của nhà văn vĩ đại nước Tây Ban Nha Xéc-van-tét đã sống ba trăm năm và chắc còn sống lâu hơn nữa. Vậy, điều gì làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm, đoạn trích chúng ta tìm hiểu hôm nay, sẽ giúp các em thấy được phần nào điều đó. b) Dạy nội dung bài mới: I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (15’) GV: Gọi HS đọc chú thích * SGK.78 ? TB: Tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm? - Xéc- van-tét (1547- 1616) là nhà văn lớn của Tây Ban Nha. Các tác phẩm của ông thể hiện sự đồng cảm với nhân dân, tình yêu đất nước và tấm lòng nhân đạo. GV: Xéc-van-tét tên đầy đủ là Mi ghen Xéc-van-tét, ông sinh năm 1547 tại ngoại ô Ma-đờ-rít và mất năm 1616. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc nhỏ sa sút, cha làm nghề thuốc. Tuổi ấu thơ của ông là những cuộc di chuyển phiêu lưu cùng gia đình để tìm kế sinh nhai. Ông vốn là binh sĩ bị thương 1571 và bị bắt ở An-ghê (1575 => 1580) sau đó trở về Tây Ban Nha sống cuộc đời âm thầm cực nhọc. Ông sáng tác nhiều thể loại song ít thành công, chỉ có thiên tiểu thuyết Đôn ki-hô-tê được viết hơn 10 năm (1605-1615) làm cho tên tuổi Xéc-van-tét lừng danh thiên hạ. - Tiểu thuyết “Đôn ki-hô-tê” gồm hai phần. Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió" trích từ chương VIII phần I của tác phẩm. GV: Đôn Ki-hô-tê là một bộ tiểu thuyết gồm 126 chương chia làm hai phần: phần I gồm 52 chương xuất bản 1605; phần II gồm 74 chương xuất bản 1615. Cuốn tiểu thuyết Đôn ki-hô-tê là một kiệt tác sáng ngời chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thời Phục Hưng. Nó đã làm tên tuổi Xéc-van-tét trở thành bất tử, sống mãi trong lòng nhân loại cùng với những tên tuổi lừng danh như Sếch-xpia, Ra-bờ-le,ở vị trí vinh quang của những người đặt nền móng cho nền văn học thời đại. ông viết cuốn tiểu thuyết này trong nghèo khổ và nghiệt ngã của cuộc đời, khi phần II hoàn thành thì chỉ một năm sau nhà văn qua đời. GV: Gọi HS đọc phần tóm tắt SGK.T. 78. 2. Đọc văn bản GV: Nêu yêu cầu đọc: Cần lưu ý các câu đối thoại của hai nhân vật chính và những câu Đôn Ki-hô-tê nói với cối xay gió. Chú ý phát âm chính xác các phiên âm tiếng nước ngoài. GV: Đọc từ đầu đến “văng ra xa”. Gọi 2 HS đọc nốt. GV nhận xét. GV: Yêu cầu HS chú ý các chú thích: 1, 2, 6, 7, 9, 10, 12. GV giải thích thêm hai từ hiệp sĩ và truyện hiệp sĩ. - Hiệp sĩ: là người có sức mạnh và lòng hào hiệp, hay bênh vực kẻ yếu, cứu giúp người gặp nạn trong xã hội cũ – một loại nhân vật lí tưởng trong tiểu thuyết cũ. (Từ điển tiếng Việt). - Truyện hiệp sĩ là những cuốn truyện hư cấu viết về những hiệp sĩ lang thang trong xã hội cũ ở châu Âu, châu Á. Họ đi chu du khắp bốn phương trời để phò nguy cứu khốn, diệt trừ yêu quái và lũ khổng lồ, thiết lập lại trật tự, công lí, thử thách mình bằng các nỗi hiểm nguy. Ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng Tám cũng có một loại sách truyện dạng như vậy, được gọi là truyện kiếm hiệp. ?KH: Xác định ba phần của đoạn truyện theo trật tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn đánh nhau với cối xay gió? Nêu ý chính của mỗi phần? HS: Phần 1: từ đầu đến “không cân sức”=> Nhận định về cối xay gió. Phần 2: tiếp đến “toạc nửa vai”=> Thái độ và hành động trong cuộc giao tranh với cối xay gió. Phần 3: còn lại=> Quan niệm và cách xử sự khi bị đau đớn, chung quanh chuyện ăn, chuyện ngủ. ?KH: Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? HS: Đoạn văn viết theo phương thức tự sự, kết hợp với miêu tả. ?KH: Xác định nhân vật chính và liệt kê năm sự việc chủ yếu của đoạn truyện? HS: Đoạn truyện có hai nhân vật chính là Đôn ki-hô-tê, Xan-trô Pan-xa và năm sự việc chủ yếu đó là: Hai người nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió; Mặc cho Xan-chô can ngăn, Đôn xông vào đánh nhau với những chiếc cối xay gió; quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn; quan niệm của mỗi người chung quanh chuyện ăn; quan niệm của mỗi người chung quanh chuyện ngủ. GV: Các sự việc diễn ra theo trình tự trước sau, sự việc trước là nguyên nhân dẫn đến sự việc sau. Vì vậy, tuy chỉ là đoạn trích nhưng văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí khiến người đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện. Giá trị đặc biệt của bộ tiểu thuyết là xây dựng thành công hai nhân vật tương phản bất hủ. Để thấy được điều này, chúng ta cùng đi phân tích: II.PHÂN TÍCH 1. Hiệp sĩ Đôn Ki- hô- tê (22’) ?TB: Quan sát tranh minh họa T. 76 và dựa vào chú thích * SGK T.78, em hãy hình dung đôi nét về nhân vật Đôn Ki- hô- tê? HS: Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tuổi trạc 50 chữ “Đôn” ghép với tên chỉ những người quý tộc ở Tây ban Nha. Lão có một dáng người gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên lưng một con ngựa còm, mình mặc áo giáp đầu đội mũ sắt, tay cầm khiên và chiếc giáo dài. Toàn những thứ đã han rỉ của tổ tiên để lại, lão lục tìm và rồi lão đem lau chùi đánh bóng, bắt chước những nhân vật trong chuyện kiếm hiệp, mà lão đã ngốn quá nhiều. Lão muốn làm hiệp sĩ lang thang để tiễu trừ gian ác, giúp người lương thiện. GV: Trước đoạn truyện này là đoạn kể về cuộc ra đi lần thứ nhất của Đôn Ki-hô-tê, kết thúc bằng cuộc giao tranh giữa Đôn Ki-hô-tê với những người lái buôn vì họ không chịu thừa nhận nàng Đuyn-xi-nê-a là người đẹp nhất trần gian khi mà họ chưa được nhìn thấy. Đôn Ki-hô-tê bị đánh cho một tận nhừ tử, bị bắt đưa về làng và giờ đây lão lại ra đi với những chiến công mới, lần này có giám mã Xan-chô Pan-xa đi cùng. Hôm đó, vào một buổi trưa, hai thầy trò đi đến một cánh đồng rộng. Ở đó, họ nhìn thấy ba bốn chục cái cối xay gió, một vật vốn rất quen thuộc với người dân Tây Ban Nha và chuyện gì đã xảy ra? Chúng ta cùng tìm hiểu. ?TB: Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió Đôn Ki-hô-tê đã có những lời nói và ý định gì? Ghi:- [] có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết giao chiến giết hết bọn chúng đây là một cuộc chiến đấu chính đáng [] ?KH: Em có nhận xét gì về những lời nói trên của Đôn-Ki-hô-tê? HS: Đôn Ki-hô-tê bị ảnh hưởng nặng cách nói thường thấy của các nhân vật hiệp sĩ trong truyện kiếm hiệp. Lão dùng toàn những từ ngữ đại ngôn:"tên khổng lồ ghê gớm; ta quyết giao chiến...quét sạch cái giống xấu xa...ta sẽ đương đầu với chúng trong cuộc giao tranh điên cuồng..". GV: Thoạt nghe những lời nói đó thật hùng hồn, oai phong mạnh mẽ thể hiện lí tưởng của những hiệp sĩ thời Trung cổ. Thế nhưng, thực tế những tên khổng lồ gian ác ấy lại chỉ là những cối xay gió, một vật vô tri vô giác nên những lời nói ấy trở nên sáo rỗng, đáng buồn cười. ?KH: Đôn ki-hô-tê suy nghĩ, nhìn nhận có giống với người bình thường không? Vì sao? HS: Không. Vì Đôn bị loại truyện kiếm hiệp làm cho đầu óc mê muội đến mức nhìn gì, nghe thấy gì cũng đều liên tưởng đến các nhân vật, sự việc trong truyện kiếm hiệp mà ông đã đọc. Vì chính Đôn luôn nghĩ mình là một hiệp sĩ thực thụ đang trên đường tiêu diệt bọn gian ác, thấy kẻ ác phải diệt trừ như một lẽ đương nhiên nên đã bỏ ngoài tai những lời giảng giải, can ngăn của Xan-chô. ?TB: Những suy nghĩ đó của Đôn có điểm nào đáng quý, điểm nào đáng buồn cười? HS: Điểm đáng quý, đáng trân trọng là thấy kẻ ác thì quyết diệt trừ. Đó là hành động cao cả, thể hiện khát vọng mong được giúp ích cho đời. Đó cũng là lẽ sống của mọi hiệp sĩ chân chính. Nhưng tiếc rằng đầu óc hoang tưởng đã làm cho mục tiêu khát vọng ấy sai lệch, hão huyền đáng buồn cười (đánh những chiếc cối xay gió vô tri, vô giác chứ không phải là những tên khổng lồ gian ác). ?TB: Tìm chi tiết hình ảnh thể hiện hành động, trạng thái của Đôn Ki-hô-tê trong cuộc giao tranh? - [...] Đôn Ki-hô-tê thúc con ngựa xông lên...lão còn thét lớn Chớ có chạy trốn[] các ngươi sắp phải đền tội. - [ ...] Lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rô- xi- nan - tê phi thẳmg tới chiếc cối xay gió đâm mũi giáo vào cánh quạt, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gẫy tan tành kéo theo cả ngựa và người ngã văng ra xa. ?KH: Chỉ ra nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn văn này? HS: Đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, sử dụng lối kể trào lộng, phóng đại các sự việc diễn ra dồn dập, gợi hình ảnh giúp người đọc hình dung sinh động một trận đánh thời Trung cổ: có dàn trận có đấu khẩu trước lúc giao tranh có cảnh đánh nhau dữ dội, có bãi chiến trường sau trận chiến. ?TB: Nhận xét động cơ và hành động của Đôn trong trận giao tranh đó? HS: Động cơ tốt đẹp (tiêu diệt kẻ xấu), hành động dũng cảm (không chần chừ xông vào đánh lũ khổng lồ đông hơn mình rất nhiều). ?KG: Hãy miêu tả, bình luận diễn biến và kết cục trận đánh trên? HS: Đơn phương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chô, thúc ngựa xông lên. Hiệp sĩ oai phong thét lớn để trấn áp lũ quỷ, rồi không quên nguyện cầu người tình lí tưởng cứu giúp mình trong lúc nguy nan (Bắt chước như những chàng hiệp sĩ trong các truyện kiếm hiệp) rồi dũng mãnh hiên ngang "lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo" thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất và đâm mũi giáo vào cánh quạt. Trong giây phút tiến công kẻ thù ấy, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói, đẹp như mộ ... à một trang đời, một trong những chiến công oanh liệt của Đôn Ki-hô-tê hiệp sĩ xứ Man-tra đã được ghi vào sử sách! Xéc-van-tét đã sử dụng thủ pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập trong truyện để dựng cảnh, đã làm hiện lên một hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lỗi thời. Đằng sau câu văn, dòng chữ ta luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Đằng sau nụ cười chế giễu của nhà văn là sự đề cao trong một chừng mực nhất định tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực yêu đời, mang tính nhân văn. TIẾT 26 GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn: từ “Vừa bàn tán” đến hết. (phần này dành 11’) GV: Tiết học trước các em đã đi phân tích hình ảnh của Đôn trong cuộc giao tranh với những chiếc cối xay gió. Dù bị thất bại thảm hại đau đớn, nhưng nghe Xan-chô có ý phê mình, hiệp sĩ đã mắng lại “thôi im đi, anh bạn Xan-chô, chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường, chứ không như các chuyện khác, bởi lẽ ta cho rằng và đúng là như thế...lợi hại của ta” ý nghĩ và lời lập luận của hiệp sĩ nghe ra cũng sáng suốt và chặt chẽ ra trò. Bị quật ngã đau đớn đến lịm người, mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa. Trái lại vẫn cháy bỏng một niềm tin, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Có điều cái bản lĩnh ấy không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó bắt nguồn từ trong những cuốn sách kiếm hiệp mà Đôn đã say sưa đọc rồi mê muội làm theo. Do đó, sau trận chiến thất bại ê chề, Đôn vẫn tiếp tục những suy nghĩ hoang tưởng. ?TB: Quan niệm về sự đau đớn, chuyện ăn chuyện ngủ của Đôn được thể hiện ở những chi tiết nào? Ghi: - [] ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài. - Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a [] Không muốn ăn sáng vì chỉ nghĩ tới người yêu cũng đủ no rồi. ? TB: Chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật được dùng ở đoạn văn cuối này? HS: Tác giả dùng thủ pháp trào lộng, phóng đại rất phù hợp với đầu óc mê muội của Đôn Ki-hô-tê. ? KH: Nêu suy nghĩ của em về những quan niệm trên của Đôn Ki-hô- tê? HS: Ở đời, cũng có nhiều người sống bằng ảo tưởng hão huyền, nhưng đến mức như Đôn thì có lẽ là không. Điều đáng buồn là lão đau đớn, nhưng quyết không rên rỉ chỉ vì trong chuyện kiếm hiệp, các hiệp sĩ giang hồ có bị thương cũng không rên rỉ dù sổ cả ruột gan ra ngoài, thức suốt đêm để nhớ tình nương không muốn ăn sáng chỉ cần nghĩ đến tình nương, không phải do tình cảm nhớ nhung chân thành mà chỉ vì "bắt chước những hiệp sĩ lão đã từng đọc trong sách". Giọng văn toát lên sự hài hước, hóm hỉnh của tác giả sau những câu chữ này. GV: Việc ăn ngủ là những nhu cầu rất bình thường của con người, nhưng Đôn không quan tâm đến những nhu cầu bình thường của cá nhân mình. Lão không thiết ăn cũng không thiết ngủ trong khi ở đời có biết bao kẻ chỉ lo ăn và ngủ. ?G: Qua phân tích các sự việc, em có nhận xét gì về nhân vật Đôn Ki-hô- tê? HS: Tuy có ít nhiều khía cạnh tốt đẹp, nhưng do ngốn quá nhiều loại truyện kiếm hiệp nên Đôn Ki-hô-tê trở thành nhân vật nực cười, đáng trách mà cũng đáng thương. - Đôn Ki-hô-tê có lòng dũng cảm, có khát vọng cao cả nhưng bị truyện kiếm hiệp làm cho đầu óc mê muội nên trở thành nhân vật nực cười, đáng trách mà cũng đáng thương. GV: Dưới ngòi bút sinh động, vừa nghiêm túc, vừa bỡn cợt trào lộng của tác giả, hình ảnh hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê hiện lên là một con người đầy mộng mơ, ảo tưởng. Lão mang những tính cách của các hiệp sĩ giang hồ thời bấy giờ (dũng mãnh, trọng danh dự, muốn thể hiện những điều công lí và chính nghĩa), nhưng lại có nhiều nhầm lẫn trong suy nghĩ, gàn dở trong việc làm, chỉ vì lão chịu ảnh hưởng quá nặng nề bởi những cuốn sách lỗi thời. Sự trái ngược trong tính cách của Đôn cũng có những nét đáng yêu, đáng trân trọng. Hành động đánh nhau với cối xay gió của Đôn đã biến nhân vật này trở thành một nhân vật bất hủ của văn học thế giới, vì nó tiêu biểu cho kiểu người của thời đại bấy giờ. GV: Đôn thì như vậy, còn Xan-chô thì sao? Ta cùng tìm hiểu. 2. Giám mã Xan-chô Pan-xa (15') ? TB: Qua đọc phần chú thích em hình dung như thế nào về nhân vật Xan- chô Pan-xa? HS: Xan-chô Pan-xa là một bác nông dân cục mịch, dáng người béo lùn lại cưỡi trên lưng một con lừa nên trông càng thấp lùn hơn. Bác nhận làm giám mã cho Đôn với hi vọng khi “công thành danh toại” bác ta sẽ được làm thống đốc, cai trị một vài hòn đảo. Trên con đường phiêu lưu với chủ, lúc nào bác cũng có một bầu rượu đầy, túi hai ngăn đựng đầy thức ăn ngon. ? TB: Tìm những chi tiết nói về nhân vật Xan - chô? - Thưa ngài! Chẳng phải là những tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cối xay gió [] - Còn tôi [...] chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay [] Xan-chô [] vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén [] bác ngủ một mạch [] ?KH: Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật Xan- chô trong văn bản này? HS: Nếu xây dựng nhân vật Đôn tác giả dùng nhiều phép phóng đại quá mức thì nhân vật Xan-chô tuy vẫn được viết bằng lời văn hóm hỉnh nhưng được tả thực hơn. Đó là một con người tỉnh táo và có đầu óc thực tế thích được lợi, hay nghĩ tới bản thân với những ước muốn cũng rất thực tế cho cuộc sống của mình. ?TB: Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, thấy chủ sắp xông vào tấn công Xan -chô đã có thái độ ra sao? HS: Khi trông thấy những chiếc cối xay gió thì Xan-chô đã nhận ra chúng một cách chính xác: "Xuất hiện ở kia là....cối xay gió". Rõ ràng Xan-chô tỉnh táo trái ngược hẳn với đầu óc mê muội của Đôn. Khi thấy chủ sắp tấn công những chiếc cối xay gió, Xan-chô đã giảng giải, can ngăn hết lời hành động cuồng si của chủ nhưng vẫn không hiệu quả, bác đành bỏ mặc chủ. ?KH: Theo em, việc Xan-chô can ngăn không được rồi bỏ mặc chủ như vậy có đúng không? HS: Vừa đúng, vừa sai. Đúng vì bác biết rõ phía trước không có tên khổng lồ độc ác nào cả mà chỉ là những chiếc cối xay gió. Đúng vì bác biết hành động của chủ là gàn dở, điên cuồng chắc chắn sẽ thất bại. Nhưng sai, vì bác không thực sự quyết tâm bằng hành động và sức vóc khoẻ mạnh của mình xông lên để ngăn cản chủ, hay chí ít cũng giúp đỡ để ông chủ không bị thua một cách thảm hại đến mức “giáo gãy, ngựa và người ngã lăn ra”. Nhưng dù thế nào thì cũng phải thừa nhận bác là một người nhút nhát và sợ hãi, hay không muốn nói là hèn nhát. GV: Sau trận đánh, Xan-chô tỏ ra là một giám mã tận tuỵ. Bác vừa xuýt xoa thương chủ vừa cố giải thích một lần nữa để thức tỉnh ông chủ. Miệng không ngớt cầu chúa phù hộ cho chủ tỉnh ngộ và sẽ giành thắng lợi ở lần sau. Về việc này, bác thật đáng yêu. ?KH: Quan niệm sống của Xan-chô có sự khác biệt với Đôn ra sao? Hãy phân tích làm rõ? HS: Đối lập với tính cách của Đôn là tính cách của Xan-chô một con người tỉnh táo, thật thà và có đầu óc thực tế, luôn thích được lợi cho mình với những ước muốn rất thực tế trong cuộc sống. Đôn ít chú ý tới những điều thiết thực của cuộc sống thì Xan-chô lại ngược hẳn lại: ăn khoẻ, thích ăn, ăn nhiều và thích uống, ngủ ngáy ngon lành, đau thì kêu rên, vừa ngủ dậy là vớ ngay lấy bầu rượu. Bác ta cảm thấy thích thú với cuộc phiêu lưu theo chủ vì nó cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác. GV: Đoạn tả Xan-chô ăn uống và ngủ cho ta thấy đó là một con người sống dường như không có lí tưởng gì cao xa, mà chỉ chú mục vào cuộc sống vật chất tầm thường hằng ngày, với những lo toan cuộc sống của riêng mình do đó trở nên tầm thường. ?KH: Qua phân tích , em hãy nhận xét khái quát về nhân vật Xan- chô? * Xan-chô tỉnh táo, thực tế nhưng hèn nhát, thực dụng, tầm thường. GV: Xây dựng hai nhân vật đối lập là nhà văn thể hiện rõ tư tưởng của mình về hiện thực xã hội Tây Ban Nha thế kỉ XVI, đó cũng là tài năng của ông. 3. Cặp nhân vật tương phản Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa (11’) ?TB: Hai nhân vật này đối lập nhau về những gì? Đôn Ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa Dòng dõi quý tộc. - Gầy gò cao lênh khênh lại cưỡi một con ngựa còm nên càng cao. - Dũng cảm. - Mê muội. - Có khát vọng cao cả. - Nguồn gốc nông dân. - Béo, lùn lại cưỡi trên lưng con lừa nên càng lùn tịt. - Hèn nhát. - Tỉnh táo. - Ước muốn tầm thường, chỉ nghĩ tới cá nhân mình. ?KG: Theo em, tác giả có dụng ý gì khi xây dựng cặp đôi nhân vật tương phản này? HS: Hai nhân vật có chân dung và tính cách trái ngược nhau. Đặt họ cạnh nhau gợi cảm giác khôi hài, buồn cười và làm cho tính cách cả hai rõ nét hơn. Đôn với các đức tính yêu tự do, công bằng, nhân đạo; Xan-chô tính thực tế, lạc quan, lành mạnh, yêu đời. Cả hai nhân vật chung đúc lại có thể bổ sung cho nhau để tạo nên một tính cách hoàn thiện làm nổi bật truyền thống đạo đức của nhân dân. Chính những điểm này đã khiến cho nhân dân Tây Ban Nha trân trọng Xéc-van-tét. * Đôn và Xan-chô bổ sung những mặt tốt cho nhau sẽ tạo nên một tính cách hoàn thiện. GV: Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-ki-hô-tê và Xan-chô đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Chỉ qua một cuộc phiêu lưu, một trận đánh kì quặc của ngài hiệp sĩ mộng mơ, chúng ta thấy Đôn thật nực cười, nhưng cũng đáng yêu vì có vài ba ưu điểm, còn Xan-chô tuy có những mặt tốt đáng quý nhưng vẫn còn đôi ba nét tính cách chưa tốt, đáng chê. Đọc trọn vẹn tác phẩm chúng ta sẽ hiểu rằng hai nhân vật tuy rất trái ngược nhau, cả về hình dáng, tính cách nhưng vẫn là đôi tri kỉ thân thiết. Hai bên đã chịu ảnh hưởng của nhau. Nhờ sự can ngăn, khuyên nhủ của Xan-chô, cuối cùng, Đôn tỉnh ngộ. Ngược lại, quá trình gần gũi Đôn, Xan-chô thêm giàu tình thương con người biết yêu tự do, công bằng và chính nghĩa. ?KH: Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”? III. TỔNG KẾT – GHI NHỚ (5’) Ghi: - Nghệ thuật kể chuyện tài tình, ngôn ngữ hài hước, đối thoại đặc sắc, xây dựng nhân vật tương phản bất hủ. - Đôn-ki-hô-tê thật nực cười song cũng có những phẩm chất đáng quý. Xan- chô có những mặt tốt, song cũng bộc lộ những điểm đáng chê trách. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. c) Củng cố, luyện tập (2’): GV: Khi viết tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê, Xéc-van-tét đã nói rõ mục đích của mình ở đầu bài tựa tập tiểu thuyết bất hủ đó rằng: “Viết một tập truyện hài hước để chế giễu thứ văn học kị sĩ và đánh tan cái tín nhiệm của một số người khá đông đối với loại sách ấy”. Và Xéc-van-tét đã thành công vẻ vang. “Từ khi nhà kị sĩ Đôn Ki-hô-tê xuất hiện trên văn đàn, lối văn kị sĩ dần dần tiệt nọc và hứng thú của người đọc Tây Ban Nhà quay hẳn về hướng hiện thực mà phát triển. Bộ tiểu thuyết đã đưa Xéc-van-tét lên vị trí vinh quang của những người đặt nền móng cho văn học hiện thực của thời đại mới.” (Đặng Thai Mai). d) Hướng dẫn học ở nhà (1’): - Học thuộc ghi nhớ, nắm nghệ thuật, nội dung đoạn trích; tập phân tích nhân vật Đôn-ki-hô-tê. - Chuẩn bị bài: Tình thái từ. Yêu cầu về nhà: Đọc kĩ mục I, II của bài mới, đọc kĩ các ví dụ trong hai mục đó và trả lời các câu hỏi.
Tài liệu đính kèm: