Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25, 26, 27, 28

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25, 26, 27, 28

NS : BÀI : 7

Nd : tiết : 25, 26; 27; 28

· MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 _ Nhận rõ Đôn –ki-hô-tê vẫn-chô Pan-xa được xây dựng thành 1 cặpnhân vật tương phản và đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong t/cách của từng người .

_ Hiểu được thế nào là tình thái từ , biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

_ Biết cách viết đọan văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .

 BÀI 7 TIẾT 25, 26

 VĂN BẢN : Đánh nhau với cối xay gió

 ( Trích tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)

 M . Xéc-van-tet ( Phùng Văn Tửu dịch)

I./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp Hs thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tet trong việc x/dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê,Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt ; đánh giá đúng đắn mặt tốt, xấu của 2 nhân vật , từ đó rút ra bài học thực tiễn.

- Chuẩn bị : Có điều kiện nên đọc toàn bộ truyệ n Đôn-ki-hô-tê., hoặc có thể đọc Từ điển VH (mục Xéc-van-tet và mục Đôn ki- hô-tê

- Sưu tầm ảnh chân dung t/giả Xéc –van-tet và tranh minh họa Đon ki-hô-tê và xan-chô Pan-xa .

- Hs : đọc kỹ đọan trích và mục chú thích .Tập kể tóm tắt truyện vag giới thiệu sơ lược về t/giả Xéc-van-tet.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25, 26, 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : BÀI : 7
Nd : tiết : 25, 26; 27; 28
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 _ Nhận rõ Đôn –ki-hô-tê vẫn-chô Pan-xa được xây dựng thành 1 cặpnhân vật tương phản và đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong t/cách của từng người .
_ Hiểu được thế nào là tình thái từ , biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
_ Biết cách viết đọan văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
 BÀI 7 TIẾT 25, 26 
 VĂN BẢN : Đánh nhau với cối xay gió
 ( Trích tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)
 M . Xéc-van-tet ( Phùng Văn Tửu dịch)
I./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp Hs thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tet trong việc x/dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê,Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt ; đánh giá đúng đắn mặt tốt, xấu của 2 nhân vật , từ đó rút ra bài học thực tiễn.
Chuẩn bị : Có điều kiện nên đọc toàn bộ truyệ n Đôn-ki-hô-tê., hoặc có thể đọc Từ điển VH (mục Xéc-van-tet và mục Đôn ki- hô-tê
 Sưu tầm ảnh chân dung t/giả Xéc –van-tet và tranh minh họa Đon ki-hô-tê và xan-chô Pan-xa .
 Hs : đọc kỹ đọan trích và mục chú thích .Tập kể tóm tắt truyện vag giới thiệu sơ lược về t/giả Xéc-van-tet.
II./ TIẾN TRINH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
 A ./ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
 B./ KIỂM BÀI CŨ :
Những biện pháp ngh/thuật chủ yếu được t/giả sử dụng trong “Cô bé bán diêm”là gì?Phân tÝch 1 vài d/chứng để chứng minh.
Theo em, tại sao trong 4 lần trước,em bé chỉ đánh 1 que diêm, nhưng ở lần cuối cùng em lại liên tục đánh hết t/cả những que diêm còn lại trong bao .
Cách kết thúc truyện gợi cho em những c/xúc và snghĩ gì?
C ./ BÀI MỚI 
 *Giới thiệu bài: 
Tây ban Nha là đ/nước phía tây Châu Aâu thời kỳ Phục hưng (TK XIV_ XVI) , đ/nước đã sinh ra nhà văn vĩ đại Xéc-van-tét (1547- 16160 với t/phẩm bất hủ Đôn ki-hô-tê(1605-1615)
_ Nội dung của bộ truyện (sgk tr 78) 
_ Đọan trích chương 8 /12c với tiêu đề “cuộc g/gỡ rùng rợn quá sức tưởng tượng giữa hiệp sĩ dũng cảm Đôn ki-hô-tê với cối xay gió và những sự việc khác đáng nhớ .
Đọan mở đầu kể chuyện chuyến ra đi lần thứ 2 _ chuyến đi dài nhất , thất bại và bi hài nhất _của thầy trò h/sĩ Đôn ki-hô-tê và giám mã Xan-chô pan-xa .
2 ./ Vì sao h/sĩ và người trợ thủ trong cả 3 chuyến đi cứu khổ phò nguy , tạo lập công bằng XH , lập những chiến công hiển hách , xứng đáng với danh hiệu cao quí : H/sĩ a/hùng lại chỉ gặp tòan thất bại ?
 Vì sao ông lại xông vào tấn công cối xay gió như tấn công những tên khổng lồ độc ác ? Ý nghĩa chiến công điên rồ này là ở đâu ?Hai thầy trò h/sĩ là người ntn? Một trong những câu hỏi đó sẽ được làm sáng tỏ trong tiết học hôm nay .
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
GV hướng dẫn hs đọc văn bản 
Kể tóm tắt đọan trích 
Xác định bố cục 
?G/thiệu ngắn gọn về nguồn gốc, x/xứ của nhân vật 
vawngojc những câu nói và câu trả lời của Đôn Ki-hô-tê khi ông nhìn thấy những chiếc cối xay gió ở giữa cánh đồng , ta thấy Đôn Ki-hô-tê có snghĩ và chuẩn bị giống người b/thường không ?Vì sao?
?trong đó có điểm nào đáng buồn cười,điểm nào tốt đẹp
? Hãy c/minh nh/vật Xan-chô Pan- xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt, lẫn mặt xấu
? Dưới ngòi bút của t/ giả , h/ả Xan- chô pan-xa được xây dựng tương phản toàn diện với nhân vật Đôn Ki-hô-tê 
?Đối chiếu Đôn Ki-hô-tê và xan-chô Pan-xa về các mặt :dáng bên ngoài , nguồn gốc xuất thân , suy nghĩ , hành động .. để thấy rõ nhà văn đã xây dựng 1 cặp nhân vật tương phản 
Gv cho hs đọc phần ghi nhớ
D ./ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
I ./ ĐỌC _ CHÚ THÍCH VĂN BẢN
 1./ Đọc văn bản :
 2./ Tìm hiểu t/giả , tác phẩm (sgk tr 78)
 3./ Kể và tóm tắt đọan trích theo bố cục sau :
 a./ Từ đầu .không cân sức :
 Thầy trò Đôn ki-hô-tê và Xan-chô pan- xa trước trận chiến đấu . 
 b./ “ Nối rồi .. ngã văng ra xa”
 H/sĩ Đôn ki-hô- tê liều mình tấn công bọn khổng lồ và thảm hại .
 c./ Xan-chô pan-xa .hết 
 hai thầy trò lại tiếp tục lên đường .
 4./ Đọc chú thích: lưu ý 1,2,6,7,9,10và12
II ./ ĐỌC _HIỂU VĂN BẢN 
 1./ HIỆP SĨ ĐÔN KI-HÔ-TÊ
 _ ki-ha-đa ,lão quí tộc già , mê sách kiếm hiệp , muốn trở thành h/sĩ , đổi tên la Đôn Ki-hô-tê và q/định đi chu du để hành hiệp giang hồ , với 1 con ngựa còm, áo giáp , đầu đội mũ sắt , vai vác giáo dài .
_ Đầu óc mê muội ,nhifn thấy những chiếc cối xay gió lại tưởng là bọn khổng lồ gian ác .
_ Lão muốn ra tay tiểu trừ giống xấu xa .
Þ Đây là khát vọng tốt đẹp , chỉ tiếc là đầu óc hoang tưởng làm cho sai lệch trở nên hão huyền .
__ Chẳng biết sợ là gì, lão xông vào cuộc giao tranh không cân sức . Bị trọng thương , lão không hề rên rỉ ( làm theo các h/ sĩ trong sách ) ø .
 _ Không quan tâm đến nhu cầu cá nhân , kể cả chuyện ăn , ngủ
Þ Tuy có nhiều khía cạnh tốt đẹp , nhưng do ngốn qua nhiều lọai truyện xấu nên Đôn Ki-hô-tê trở thành nhân vật nực cười , đáng trách , mà cũng đáng thương .
2./ GIÁM MÃ XAN-CHÔ PAN-XA 
 _ Người nông dân:béo , lùn , nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hi vọng sau này khi người chủ công thành danh tọai, bác sẽ trở thành thống đốc , cai trị 1 vài hòn đảo .
_ Giám mã đủng đỉnh cưởi lừa đi theo chủ , lúc nào cũng mang theo bầu rượu và túi hai ngăn đựng đầy đủ thức ăn ngon .
_Khi nhìn những cối xay gió , đầu óc hoàn tòan tỉnh táo ; khi chủ muốn tấn công , bác can ngăn (xem cụm đối thọai đầu tiên của 2 nhân vật ) .
 Quan tâm đến những nhu cầu v/chất hằng ngày như cái ăn cái ngủ là chuyện b/thường ; nhưng hình như bác quá chú trọng chăm lo cho cá nhân mình nên trở thành tầm thường . 
Þ Xan- chô vì mục đích thực dụng ; vừa không tưởng , tính cách của Xan-chô cũng có điểm điên điên rồ rồ , hoang tưởng như Đôn Ki-hô-tê.
3 ./ Cặp nhân vật tương phản:
 Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan_xa được xây dựng thành 1 cặp ë nhân vật tương phản bất hủ trong l/sử VH thế giới :
_ Đôn Ki- hô-tê - Xan –cho Pan-xa
 Dòng dõi quí tộc Nguồn gốc nông dân 
 Dáng người cao lênh khênh Người béo lùn 
Cưỡi trên lưng con ngựa Ngòi trên lưng lừa 
Khát vọng cao cả Ước muốn tầm thường
Mong giúp ích cho đời Chỉ nghĩ đến cá nhân 
Mê muội hão huyền Tỉnh táo,thiết thực 
 Dũng cảm Hèn nhát
Mỗi khía cạnh đều đối lập rõ rệt với khía cạnh tương ứng làm nổi bật nhau lên , tạo sự hấp dẫn , sự độc đáo có 1 không 2 trong VH trung đại Tây Ban Nha .
 GHI NHỚ sgk tr 80) 
 __ Xem lại bài học , thuộc phần ghi nhớ
 __ Soạn bài mới : chiếc lá cuối cùng .
 __ Đọc thêm các đoạn khác trong “ Đôn Ki-hô-tê 
BÀI 7 
 TIẾT : 27 
 TÌNH THÁI TỪ
I./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
Giúp HS :
_ Hiểu được thế nào là tình thái từ .
_ Biết được cách sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp .
II./ TIẾN TRÌNH 
A./ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
B ./ KIỂM BÀI CŨ :
 ? Trợ từ là gì ? Nêu ví dụ 
 ? Thế nào là thán từ ? Ví dụ
 ? Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “ Gọi dạ bảo vâng”
C ./ BÀI MỚI 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv yêu cầu hs tìm hiểu ví dụ trong sgk và trả lời các câu hỏi ?1. Nếu bỏ các từ in đậm trong các câu a, b,c thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không? Tại sao??2 . Ở ví dụ “d” từ ‘ạ’ biểu thị sắc thái t/cảm gì của người nói ?
GV gọi hs đọc chậm, rõ ràng phần ghi nhớ
BT nhanh:Xác định tình thái từ :1./ _ Anh đi đi .
 2./ _ Sao mà lắm nhỉ?
? Các tình thái từ in đậm được dùng trong những h/ cảnh giao tiếp (q/hệ tuổi tác,thứ bậc XH,t/cảm..)khác nhau ntn?
GV hướng dẫn hs rút ra phần ghi nhớ 
? Trong các câu sau đây , từ nào (trong các từ in đậm )là tình thái từ 
? Giải thích ý nghĩa của các từ in đậm trong câu
? Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi , cơ, vậy
?Đặt câu hỏi với các tình thái từ nghi vấn phù hợp với quan hệ XH 
I./ CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ
 1./ a./ Câu a nếu bỏ từ “à” thì câu này không còn là câu nghi vấn .
 b ./ Nếu không có từ “đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa .
 c./ Nếu không có từ “thay” thì câu cảm thán không tạo lập được.
 2./ Từ “ạ” biểu thị sắc thái kính trọng lễ phép.
 GHI NHỚ 9sgk tr 81)
II./ SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ 
_ Bạn chưa về à? ( hỏi thân mật)
_ Thầy mệt à? ( hỏi, kính trọng)
_ Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến thân mật)
_ Bác giúp cháu một tay ạ ! ( cầu khiến ,kính trọng)
 GHI NHỚ (sgk tr 81 )
III ./ LUYỆN TẬP
 1 ./ Các câu có dùng tình thái từ : b , c , e , i
 2./ Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ 
 a ./ “ chứ” : nghi vấn, dung trong tr/hợp đã ít nhiều khẳng định 
b./ “ chứ” :nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được
 c ./ “ ư” :hỏi với thái độ phân vân 
 d./ “nhỉ” : thái độ thân mật 
 e ./ “ nhé” dặn dò, thái độ thân mật 
 g ./ “vậy” : thái độ miễn cưỡng, không hài lòng 
 h ./ “ cơ mà” : thái độ thuyết phục
3./ Đặt câu :
_ Nó là hoc sinh giỏi mà.
_ Đừng trêu chọc nữa , nó khóc đấy.
_ Tôi phải giải được bài tóan ấy chứ lị !
_ Em chỉ nói vậy để anh biết thôi !
_ Thôi, đành ăn cho xong vậy.
4 ./ Đặt câu 
_ Thưa thầy, em xin phép hỏi một câu được không ạ?
_ Đằng ấy đã học bài xong rồi chứ?
_ Mẹ sắp đi làm phải không ạ ?
D ./ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
 _ Xem lại bài, học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập còn lại,
 _ Sọan bài tiếp theo “Chương trình địa phương trang 90 .
 TUẦN 7 TIẾT 28 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự .
II./ TIẾN TRÌNH 
A ./ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
B./ KIỂM BÀI CŨ :
_ Kiểm việc chuẩn bị bài của hs
C ./ BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
 Họat động của trò
Gv yêu cầu hs tìm hiểu các dữ kiện ở mục Isgk 
? Những yếu tố cần thiết để xây dựng đọan văn tự sự là gì 
? Vai trò của các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong đọan văn tự sự
? Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước ? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì 
Gv gợi dẫn hs trao đổi , thảo luận
? Cho sự việc và nhân vật sau đây : Sau khi bán chó , lão Hạc sang báo để ông giáo biết . Hãy đóng vai ông giáo và viết 1 đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo để ông giáo biết 
?Tìm trong “lão Hạc” của na.Cao đọan văn kể lại giây phút trên .Sau đó so sánh với đoạn văn minh vừa viết để rút ra nhận xét :
_ Đoạn văn của N.cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào ?
_ Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp N.Cao thể hiện điều gì ?
_ Đoạn văn của em viết đã thể hiện sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa ?
I ./ TÌM HIỂU QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ
 1./ a./ Sự việc : gồm 1 hoặc nhiều các hành vi, hành động .đã xảy ra , cần kể lại 1 cách rõ ràng , mạch lạc để những người khác cùng được biết .
 b./ Nhân vật chính : là chủ thể của h/động hoặc là một trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra .
 2./ a. Các yếu tố miêu tả , biểu cảm có vai trò làm cho sự việc trở nên dễ hiểu , hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần guiox , sinh động .
 b./ Các yếu tố miêu tả , biểu cảm có thể nhiều hay ít ; đậm hay nhạt nhưng nó chỉ có vai trò bổ trộch sự việc và nhân vật chính .
 3./ Gồm 5 bước :
Bước 1 : Lựa chọn sự việc chính 
 a./ Sự việc có đối tượng là đồ vật.
 b./ Sự việc có đối tượng là con người.
 c./ Sự việc mà con người là chủ thể tiếp nhận.
Bước 2 : Lựa chọn ngôi kể 
 a./ Người kể ở ngôi thứ nhất , số ít , xưng là tôi , mình, em, anh, chịhoặc xưng tên .
 b./ Người kể ở ngôi thứ nhất, số nhiều , xưng là chúng tôi, chúng ta , chúng mình, bọn mình , chúng em , các anh , các chị ..
 c./ Người kể ở ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều ) gián tiếp , thường là t/giả giấu mình đi để cho nhân vật chính ( do t/giả hư cấu, nhân hóa . ) phát ngôn .
 Ví dụ :
 _ Chú Kíp –lê kể chuyện ( Kíp –lê :1 lọai than đá)
 _ Cái bàn tự truyện .
 _Sơn Tinh, Thủy Tinh (nhân dân ta kể chuyện ).
Bước 3 : Xác định thứ tự kể .
 a./ Khởi đầu : lời mở đầu có thể là cảm tưởng , nhận xét, hành động ..
 Ví dụ :
 _ Em ngồi thẩn thờ trước cái lọ hoa đẹp vừa bị vỡ tan Chỉ vì 1 chút vội vàng mà em đã phải trả giá bằng sự nuối tiếc , ân hận .
 _ Thế là cái lọ hoa đẹp mà bố em rất thích đã bị vỡ tan . Chắc la bố em sẽ buồn lắm ! 
 _ Huỵch 1 cái , em bị vấp ngã không sao gượng lại được .Cái lọ hoa đẹp ở trên tay em bị văng ra và vỡ tan 
 b ./ Diến biến : Kể lại sự việc 1 cách chi tiết , có xen kẽ miêu tả và biểu cảm . 
 Ví dụ : 
 _ Vỡ thành từng mảnh lớn có thể gắn lại bằng keo hoặc vỡ vụn .
 _ Ngắm nghía, mân mê những mảnh vỡ có hoa vân đẹp .
 -Thu dọn , nhặt nhạnh các mảnh vỡ .
 _ Các sự việc có liên quan : bố mẹ, anh, chị , em . về và chứng kiến . 
 c ./ Kết thúc :
 _ Suy nghĩ , cảm xúc của bản thân hoặc thái độ , tình cảm của người thân , bạn bè sau khi sự việc đã xảy ra .
 _ Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận .
Bước 4 : Xác định liều lượng các yếu tố miêu tả, biểu cảm sẽ dùng để viết đoạn văn tự sự .
 a./ Miêu tả : h/ dáng , màu sắc, chất liệu , vẻ đẹp  của cái lọ hoa .
 b./ Biểu cảm : suy nghĩ, tình cảm, sự trân trọng , ngưỡng mộ , sự nuối tiếc và ân hận .
Bước 5 : Viết thành đoạn văn 
 a./ Xác định cấu trúc đọan : diễn dịch , quy nạp, song hành ?
 b./ Viết câu mở đoạn và các câu khai triển theo cấu trúc đã chọn .
 c ./ Lắp ráp câu mở đoạn với các câu khai triển .
 d ./ Kiểm tra tính liên kết , mạch lạc của đoạn văn đã viết xong . 
II ./ LUYỆN TẬP 
 1./ Đoạn văn trong tr. ngắn Lão Hạc của Nam Cao
 Hôm sau, lão hạc sang nhà tôi chơi .Vừa thấy tôi, lão bảo ngay :
 _ Cậu Vàng đi đời rồi , ông giáo ạ !
 _ Cụ bán rồi ?
 _ Bán rồi . Họ vừa bắt xong .
.Lão hu hu khóc  (sgk tr 41, 42 )
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trên
 + Miêu tả : cố làm ra vui vẻ , cười như mếu , đôi mắt ầng ậng nước , những vết nhăn xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra , cái đầu ngoeo về 1 bên , cái miệng móm mém mếu như con nít , hu hu khóc .
 + Biểu cảm : không xot xa năm quyển sách ..ái ngại cho lão Hạc , hỏi cho có chuyện .
 + Sự việc : Lão Hạc báo tin đã bán con Vàng.
 + Ngôi kể : tôi ( ngôi thứ nhất số ít )
2./ Viết đoạn văn 
Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hang xóm đang sống quanh tôi , trong đó có LÃo Hạc . Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẩn và trong cả sự chờ đợi vô vọng đứa con trai duy nhất đã ra đi .Bỗng lão Hạc đặng hắng bước vào .Tôi mỉm cười :
 _ Thiêng thật! Tôi đang nghĩ đến lão đấy !
Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái ghế gỗ ọp ẹp của nhà tôi , buồn bã nói :
__ Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! 
 Tôi ngạc nhiên hỏi lại ;
__ Lão yêu quí con Vàng lắm kia mà ?
 Thì vẫn yêu , nhưng vẫn phải bán ! Cái số kieespnos và cả tôi nữa thì có gì khác nhau đâu , hả ông giáo ?
 Tôi lẩm bẩm :
 _ Không thể nào tin được !
 _ Tôi bán thật rồi . Họ vừa bắt nó và mang nó đi .
 Lão Hạc bỏ lửng câu nói , cười mà miệng cứ méo xệch đi , nước mắt lưng tròng . Tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào và chỉ muốn ôm chầm lấy lão để khoc òa lên cho vơi bớt những day dứt , bức bối trong lòng . Tôi chợt nghĩ , cái việc tôi phải bán đi 5 quyển sách thật là vô nghĩa nếu so sánh nó với nỗi đau của lão Hạc . Tôi chỉ mất 5 đồ vật , còn lão mất đi 1 người bạn tình nghĩa biết chừng nào ! lão sẽ sống ra sao trong những ngày tháng cô đơn còn lại trong tâm trạng đầy những mặc cảm ân hận dằn vặt ? Tôi bỗng thấy thương lão quá , nhưng chẳng biết an ủi , đọng viên lão như thế nào , bèn hỏi 1 câu vu vơ cho có chuyện :
 _ Thế nó cho bắt à?
 Nghe tôi hỏi , lão Hạc bỗng giật thót , đôi mắt lão dường như thẩn thờ , gương mặt tái nhợt co rúm lại đầy vẻ đau đớn , nhẫn nhục .Lão rũ đầu xuống và ôm mặt khóc hu hu ..
 * Miêu tả : tôi đang nghĩ ngợi vu vơ .bỗng lão Hạc đằng hắngbước vào , ngồi xuống chiếc ghế ọp ẹp
, bỏ lửng câu nói , cười mà miệng méo xệch đi , nước mắt lưng tròng , lão Hac bỗng giật thót , đoi mắt thất thần , gương mặt tái nhợt , đầu rũ xuống ..
* Biểu cảm : tôi cũng cảm nghệ ngào , bức bối trong lòng , việc tôi phải bán đi 5 quyển sách thật là vô nghiã , tôi bỗng thấy thương lão quá .. 
 ø 
D ./ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
 _ Tìm đọc thêm 1 số đọan văn và tập phân tích những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 
_ Đọc thêm bài trang 84, 85 và phân tÝch 
_ Sọan bài mới : Lập dàn ý cho bài văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet25,26,27,28.doc