Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Nhận biết được thế nào là trợ từ, thán từ .

2/ Kĩ năng:

Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.

3/ Thái độ

 Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức và có ý thức sử dụng trợ từ, thán từ khi cần thiết.

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên: Bảng phụ

 2/ Học sinh: Tìm các trợ từ, thán từ mà em biết.

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, , nêu vấn đề, qui nạp, gợi mở

IV/ Các bước lên lớp

 1/ Ổn định. Sĩ số: 8a: 8b:

 2/ Kiểm tra đầu giờ

(?)? Từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì? Việc sử dụng chúng ntn?

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25/09/2009
NTH: 28/09/2009
––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 6––––––––––––––––––
 Tiết 23, Trợ từ, thán từ
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận biết được thế nào là trợ từ, thán từ . 
2/ Kĩ năng:
Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
3/ Thái độ
	Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức và có ý thức sử dụng trợ từ, thán từ khi cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: Bảng phụ
 2/ Học sinh: Tìm các trợ từ, thán từ mà em biết.
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, , nêu vấn đề, qui nạp, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định. Sĩ số: 8a:	8b: 
 2/ Kiểm tra đầu giờ
(?)? Từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì? Việc sử dụng chúng ntn?
 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức thực tế để định hướng học sinh vào tiết học.
- Cách tiến hành: 
Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học .
Từ ngữ TV vốn rất phong phú . Ngoài vốn từ toàn dân , mỗi địa phương , mỗi tầng lớp lại có một số lượng từ ngữ mang đặc điểm riêng , phù hợp với từng vùng miền nhất định. Vậy sử dụng vốn từ ngữ ấy ntn để đem lại hiệu qủa cao . Chúng ta cùng tìm hiểu bài
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu:
Nhận biết được thế nào là trợ từ, thán từ 
- Cách tiến hành:
Gv sử dụng bảng phụ
Hs đọc
(?)Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
- Giống nhau : Cả ba câu trên có sự giống nhau ở chỗ: cùng nói về một sự việc khách quan: "Nó ăn" với số lượng "hai bát cơm"
- Khác nhau: Nhưng khác nhau ở thái độ của người nói. Sở dĩ có sự khác nhau này là do ở câu thứ 2 và câu thứ 3 có thêm từ "những" và từ "có" để biểu thị thái độ của người nói.
(?) Các từ "những", "có" đi kèm với những từ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
Bài tập: Hãy đặt 3 câu có dùng trợ từ: chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng trợ từ đó .
Hs trả lời
Hs khác nhận xét
Gv chốt
- Nói dối là tự làm hại chính mình.
- Tôi đã gọi đích danh nó ra.
- Bạn không tin ngay cả tôi nữa à?
=> Các trợ từ đó nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến là: mình, nó, tôi.
GV: Tóm lại, những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở những từ ngữ đó thì gọi là trợ từ.
(?) Vậy, trợ từ là gì ?
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. (VD: những, có, chính, đích, ngay)
Hs đọc và khái quát ghi nhớ
(?) Các từ '' này ; a ; vâng '' trong các bài tập biểu thị điều gì ?
GV: Các em cần chú ý: Từ "a" còn được dùng trong trường hợp biểu thị sự vui mừng, sung sướng -> chúng chỉ khác ở ngữ điệu.
(?) Chọn đáp án đúng về cách dùng từ : '' này ; a; vâng '' bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng :
a. Các từ ngữ ấy có thể .............
b. Các từ ngữ ấy không thể .......
c. Các từ ấy không thể làm một ..
d. Các từ ấy có thể ...................
Chọn a và d.
(?) Những từ nào đứng ở đầu câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc ?
Trời ơi, than ôi, a , ơ 
(?) Theo em những từ đó có thể chia làm mấy loại chính ?
Gồm 2 loại chính:
- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,.
- Gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ .
GV: Như vậy, tất cả những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp thì gọi là thán từ.
(?) Vậy theo em, thế nào là thán từ?
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
(?) Đăt 3 câu dùng 3 than từ : '' ôi ; ái ; ừ'' ?
- '' Ôi ! buổi chiều thật đẹp .
- ái ! tôi đau qúa .
- ừ ! cái cặp ấy đẹp đấy .
Hs đọc và khái quát ghi nhớ .
HĐ3. HDHS làm bài tập
- Mục tiêu: Xác định được yêu cầu bài tập và tìm các trợ từ, thán từ trong các bài tập đó.
- Cách tiến hành:
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hs hoạt động cá nhân
Hs lên bảng làm
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét, chốt.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hs hoạt động theo từng nhóm; mỗi nhóm một ý
Hs lên bảng làm
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét, chốt.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hs hoạt động cá nhân
Hs lên bảng làm
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét, chốt.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét, chốt.
1’
10’
10’
20’
I/ Trợ từ.
1/ Tìm hiểu bài tập
Tìm hiểu trợ từ qua bài tập
Từ "những" và từ "có" biểu thị thái độ của người nói.
- Từ "những" đi kèm với từ ngữ sau nó, có hàm ý hơi nhiều; 
- Từ "có" đi kèm với từ ngữ sau nó, có hàm ý hơi ít.
2/ Ghi nhớ
Khái niệm và tác dụng trợ từ.
II/ Thán từ.
1/ Tìm hiểu bài tập
Tìm hiểu trợ từ
- '' Này '' : tiếng thốt ra gây sự chú ‏‎ý của người đối thoại .
- '' A '' : tiếng thốt ra biểu thị thái độ tức giận .
- '' Vâng '' : dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép .
2/ Ghi nhớ.
Khái niệm và các loại thán từ.
III/ Luyện tập.
Bài tập 1.(SGK Tr 70)
- Trợ từ là các từ ở những câu: a, c, e, h.
- Các từ còn lại không phải là trợ từ: b, d, g, h
Bài tập 2.(SGK Tr 71)
a. Trợ từ "lấy" trong câu văn của Nguyên Hồng kết hợp với từ "không" để phủ định, biểu thị thái độ nhấn mạnh mức độ tối thiểu, không yêu cầu gì hơn.
b. Trợ từ "nguyên" trong câu văn của Nam Cao dùng để nhấn mạnh: chỉ riêng về mặt nào đó, không làm theo cái gì khác.
Trợ từ "đến" biểu thị thái độ nhấn mạnh mức độ tối đa, thể hiện tính chất bất thường của một hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của một việc nào đó.
c. Trợ từ "cả" trong câu văn của Nam Cao dùng để nhấn mạnh về mức độ cao trong việc văn uống của con vàng.
d. Trợ từ "cứ" trong câu thơ của Tản Đà dùng để nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại của một sự vật hiện tượng.
Bài tập 3 (SGK Tr 71).
Thán từ
a. Này, à
b. ấy
c. Vâng
d. Chao ôi
e. Hỡi ơi
Bài tập 5 (SGK Tr 72).
Đặt câu với thán từ.
- Ôi ! bông hoa đẹp qúa .
- Vâng ! Em biết ạ .
- ái ! Đau qúa .
4/ Củng cố
- Trong những từ in đậm ở các câu sau , từ nào là thán từ ?
A. Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?
B. Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ .
C. Không , ông giáo ạ ! 
D. Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường .
- Gv hệ thống kiến thức bài.
5/ HDHT
Học bài và làm bài tập 4.
Chuẩn bị: Tình thái từ.
 Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
(?) Thế nào là miêu tả và biểu cảm ?
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23.doc