Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến tiết 24 - Tuần 6

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến tiết 24 - Tuần 6

Tiết 21

 CÔ BÉ BÁN DIÊM

 (An-Đec-Xen)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS hiểu được:

 1.Kiến thức : Lòng thương cảm sâu sắc của An-Đéc-Xen với cô bé bán diêm bất hạnh trong đêm giao thừa được kể lại bằng nghệ thuật cổ tích cảm động thấm thía.

 - Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài “trợ từ, thán từ”; với phần tập làm văn ở bài miêu tả biểu cảm trong văn tự sự.

 2. Kĩ năng: tóm tắt và phân tích bố cục VB tự sự, phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp tương phản, đối lập.

 3.Thái độ:Tình thương yêu con người

II- CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: -Nghiên cứu SGK,SGV, tài liệu tham khảo, soạn bài.

 -Tập truyện An Đéc Xen và chân dung của ông.

 2. H S: Đọc thêm một số truyện của An Đéc Xen, đọc toàn bộ truyện cô bé bán diêm; soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.OÅn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

 GV treo bảng phụ ghi câu hỏi: Lão Hạc chết vì:

 a- Quá thương con. b- Quá đau khổ và bế tắc.

 c- Quá tự trọng. d Qua đau khổ vì đã đánh lừa một con chó mà lão yêu quý.

- Em chọn nguyên nhân nào? và giải thích sự lựa chọn của em?

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến tiết 24 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6 
 	Ngày soạn: 19/9/2011
	Ngày dạy:
Tiết 21
 Cô bé bán diêM 
 (An-Đec-Xen)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được:
	1.Kiến thức : Lòng thương cảm sâu sắc của An-Đéc-Xen với cô bé bán diêm bất hạnh trong đêm giao thừa được kể lại bằng nghệ thuật cổ tích cảm động thấm thía.
	- Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài “trợ từ, thán từ”; với phần tập làm văn ở bài miêu tả biểu cảm trong văn tự sự.
	2. Kĩ năng: tóm tắt và phân tích bố cục VB tự sự, phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp tương phản, đối lập.
 3.Thái độ:Tình thương yêu con người
II- Chuẩn bị:
	1.Giáo viên: -Nghiên cứu SGK,SGV, tài liệu tham khảo, soạn bài.
 -Tập truyện An Đéc Xen và chân dung của ông.
 2. H S: Đọc thêm một số truyện của An Đéc Xen, đọc toàn bộ truyện cô bé bán diêm; soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp
1.OÅn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
 GV treo bảng phụ ghi câu hỏi: Lão Hạc chết vì:
 a- Quá thương con.	b- Quá đau khổ và bế tắc.
 c- Quá tự trọng. d Qua đau khổ vì đã đánh lừa một con chó mà lão yêu quý. 
- Em chọn nguyên nhân nào? và giải thích sự lựa chọn của em?
3.Noọi dung baứi mụựi
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức
- Gọi học sinh đọc chú thích SGK.
- Trình bày hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm cô bé bán diêm?
- Giới thiệu thêm về tác giả và đất nước Đan mạch.
- Yêu cầu đọc chậm, rõ, cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm.
- GV đọc mẫu đoạn 1, gọi HS đọc tiếp nối đến hết VB .
xem SGK.
- Em đã học cách tóm tắt VB tự sự, hãy kể tóm tắt VB cô bé bán diêm?
- Văn bản có bố cục mấy phần? ý mỗi phần?
- Cô bé bán diêm có hoàn cảnh như thế nào?
- Trong đêm giao thừa ấy cô bé đã làm gì và ở đâu?
- Hình ảnh cô bé bán diêm được tác giả khắc họa bằng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy phân tích?
- Em hãy tìm những hình ảnh tương phản khác trong bài?
- Em có nhận xét gì và em nghĩ gì về cô bé bán diêm?
* Luyện tập:
- Em hãy kể tóm tắt truyên cô bé bán diêm?
- Phân tích biện pháp nghệ thuật đã dùng trong đoạn 1 của tác giả?
I.Đọc-Hiểu chú thích
1.Tác giả-tác phẩm
- Đọc SGK, cả lớp theo dõi.
- Hai HS trình bày ý kiến.
- Lắng nghe GV giới thiệu.
2.Đọc
- Nghe hướng dẫn.
- Đọc theo sự phân công.
3.Từ khó
II.Đọc-Hiểu văn bản
1.Tóm tắt VB
- Theo dõi SGK.
- Đại diện tổ trình bày.
2.Bố cục
 3 phần:
P1- Từ đầu đến “Cứng đờ ra”:
 Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
P2- Tiếp theo  “về chầu thượng đế”:
 Những lần quẹt diêm.
P3. Phần còn lại:
 Cái chết của cô bé bán diêm.
3.Phân tích
a.Hình ảnh cô bé bán diên trong đêm giao thừa
- Cô bé mồ côi mẹ, nghèo khổ.
- Đêm giao thừa. Đầu trần, chân đất dò dẫm trong đêm tối giữa trời đông giá rét.
- Em đi bán diêm nhưng chẳng ai hỏi mua.
-Em đi bán diêm, đầu trần, chân đất, không bán được diêm > Tương phản, đối lập -> nhằm làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của em bé.
- Em bé bụng đói > nổi bật nỗi khổ về tinh thần của em bé.
=> Hoàn cảnh thật đáng thương. Đây có thể hình ảnh thực đã xẩy ra ở đất nước Đan Mạch thời An Đéc Xen. Nhưng cũng có thể là tình huống nhà văn sáng tạo nên để khắc họa âu chuyện. Chưa cần biết câu chuyện diễn biến ra sao, chỉ một cảnh đầu tiên đã gợi ra rất nhiều điều thương tâm, đồng cảm trong lòng người đọc.
IV.Hướng dẫn tự học
-Tìm đọc tập truyện của An- dec-xen
-Đọc hết văn bản.soạn hoàn chỉnh
 Tiết 22: Cô bé bán diêm ( tiết 2)
 (An Đéc Xen)
 I. mục tiêu cần đạt Giúp HS:
	1.Kiến thức: Hiểu và thông cảm cuộc sống nghèo đói và bất hạnh của một em bé gái nhà nghèo, mồ côi mẹ phải đi bán diêm để sống.
	2.Kỉ năng:Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của An Đéc Xen là sự đan xen trong mạch kể thực tế và mộng tưởng rất tài tình.
 3.Thái độ: Chia sẽ và thông cảm
II- Chuẩn bị:
	1.Giáo viên:- Nghiên cứu kĩ SGK,SGV, tài liệu tham khảo, soạn bài.
	 - Bảng phụ
 2.HS:Đọc lại VB, soạn câu hỏi trong SGK
III Tiến trình lên lớp
 1.OÅn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ.
	HS 1: Kể tóm tắt VB cô bé bán diêm?
	HS 2: Nêu một số hiểu biết của em về nhà văn An Đéc Xen?
 3.Bài mới GV nhắc lại tóm tắt nội dung tiết 1, giới thiệu nội dung tiết 2.
 Hoạt động của GV vaứ HS.
 Kiến thức 
- Gọi hs đọc đoạn 2.
- Câu chuyện được tiếp tục nhờ chi tiết nào cứ lặp đi lặp lại?
- Vì sao em bé phải quẹt diêm?
- Lần lượt từng lần quẹt diêm, tác giả đã để cho em bé mơ thấy những cảnh gì?
- Theo em các mộng tưởng của em bé được tác giả sắp xếp như thể có hợp lí không? Trong cấc mộng tưởng ấy điều nào gắn với thực tế, điều nào chỉ là mộng tưởng thuần túy? Phân tích?
( trong các mộng tưởng kì diệu ấy thì ảo ảnh về lò sưởi, bữa ăn thịnh soạn, cây thông nô en là gắn với thực tế, còn ảo ảnh về người bà và hai bà cháu cầm tay nhau bay vụt lên thì chỉ là ảo tưởng. Tất cả các ảo ảnh đó là những khao khát mơ ước của em bé bơ vơ, của những em bé thiếu một mái ấm gia đình, thiếu tình thương giữa con người với con người.
- Gọi HS đọc đoạn 3. 
- Cái chết của cô bé bán diêm được tác giả miêu tả như thế nào?
-Miêu tả như vậy có ý nghĩa gì?
- Tình cảm của nhà văn với cô bé bán diêm như thế nào?
- Tại sao nói “cô bé bán diêm” là một bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, với em bế nói riêng?
- Hình ảnh, chi tiết nào trong truyện làm em cảm động nhất? Vì sao?
* Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
b.Hình ảnh em bé quẹt diêm trong đêm giao thừa
- Đó là 5 lần em bé quẹt diêm.
- Để được sưởi ấm phần nào. Để được đắm chìm trong thể giới ảo ảnh do em tưởng tượng ra, để câu chuyện đan xen giữa thực và ảo-> hệt như truyện cổ tích.
- Lần 1: Hiện ra lò sưởi tỏa hơi ấm dịu dàng.
- Lần 2: Bữa ăn sang trọng, thức ăn ngon lành tỏa hương thơm ngào ngạt.
- Lần 3: Cây thông nô en.
- Lần 4: Hình ảnh người bà đã mất lại xuất hiện.
- Lần 5: Em đi theo bà.
=> Các mộng tưởng của em được tác giả sắp xếp như vậy là rất hợp lí: Em đang bị rét thì mơ thấy lò sưởi, đang bị đói mơ thấy bữa ăn, đêm giao thừa mơ cây thông nô en, khi đã ý thức được em đang sống trong đêm giao thừa thì tất nhiên em nhớ đến những ngày hạnh phúc khi bà em còn sống và thế là hình ảnh bà em xuất hiện.
c.cái chết của em bé
=> Đây là một cái chết bi thảm, một cảnh tượng thương tâm nhưng được tác giả dùng hình thức nghệ thuật làm giảm nhẹ đi: “Trời đẹp của mình”.
- Nhà văn gửi gắm tình thương yêu sâu sắc của mình đối với những em bé bất hạnh.
- Chính niềm thương yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em bé bán diêm thật kì diệu. Ngòi bút nhân ái và lãng mạn của nhà văn đã làm cho câu chuyện cảm động đau thương vẫn nhẹ nhàng giàu chất thơ.
III.Tổng kết
1.Nội dung:
2.Nghệ thuật:
*Ghi nhớ:(SGK)
IV.Luyện tập
Bài1:Tóm tắt khoảng 4-5 dòng tư tưởng nhân đạo và tài nằng nghệ thuật của nhf văn qua truyện ấy
Bài 2:Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Cô bé bán diêm
IV.Hướng dẫn tự học
-Nắm chắc nộ dung bài học
-Đọc lại văn bản
-Viết đoạn văn ngắn nêu lên cảm nghĩ của em đối với cô bé bán diêm
-Soạn bài “Đánh nhau với cối xay gi
Tiết 23 Trợ từ - thán từ
I. mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ.
	2. Kỉ năng:Tích hợp với văn ở các văn bản đã học.
	3. Thái độ: sử dụng các lớp từ trên đúng chỗ và có hiệu quả.
II.Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
	- Nghiên cứu SGK,SGV, tài liệu tham khảo, soạn bài.
	- Bảng phụ, phiếu học tập.
	2. Học sinh: Đọc trước bài mới
III. tiến trình lên lớp
1.OÅn định
2.Kiểm tra bài cũ
	HS 1: Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ?
	HS 2: Tìm 5 từ địa phương Hà Tĩnh và 5 từ toàn dân tương ứng?
3.Bài mới
 * GV giới thiệu bài.
Hoạt động của gv và hs
kiến thức
GV treo bảng phụ ghi ví dụ.
- Nó ăn hai bát cơm.
- Nó ăn những hai bát cơm.
- Nó ăn có hai bát cơm.
? Tìm điểm giống nhau giữa hai câu trên?
? Vậy có gì khác nhau giữa 3 câu đó?
? Vì sao em biết?
? Từ những, có đi kèm với từ ngữ nào?
GV: từ những, có được gọi là trợ từ.
? Vậy, trợ từ là những từ như thế nào?
? Tìm thêm các trợ từ và đặt câu với các trợ từ ấy?
GV treo bảng phụ ghi ví dụ, gọi HS đọc.
? Theo em, các từ này, a, vâng có ý nghĩa gì?
? Ngoài tác dụng dùng để đáp, từ vâng còn biểu thị thái độ gì của người nói?
? Các từ đó có thể đảm nhận chức vụ gì trong câu?
? Vị trí của các từ đó?
GV kết luận: những từ đó là thán từ.
? Vậy thán từ là gì?
? Có mấy loại thán từ?
? Hãy đặt câu có sử dụng thán từ?
GV nhận xét.
Bài tập 1:
? Xác định trợ từ trong các ví dụ đã cho?
Bài tập 2:
Giải thích nghĩa các trợ từ trong câu?
Bài tập 3: Tìm thán từ.
Bài tập 4: Xác định những cảm xúc mà thán từ bộc lộ?
I. Trợ từ:
- Quan sát bảng phụ.
- HS đọc.
- Cùng thông báo một sự việc: nó ăn hai bát cơm.
- Khác nhau về sắc thái biểu cảm.
+ Câu 1: chỉ thông báo.
+ Câu 2,3: có ý nhấn mạnh và bộc lộ thái độ.
Câu 2: những-> nhấn mạnh, tỏ ý hơi nhiều.
Câu 3: có -> nhấn mạnh, tỏ ý hơi ít.
- Hai bát cơm.
-> Ghi nhớ 1: SGK.
- HS.
II. Thán từ:
- Này: gọi.
- a: thái độ tức giận.
- Vâng: đáp.
- Lễ phép.
- Làm thành một câu độc lập.
- Làm thành phần biệt lập của câu.
- Đầu câu.
-> Ghi nhớ 2: SGK.
- HS.
III. Luyện tập:
a. Chính.
b. Ngay.
c. Là.
D. Những.
- Lấy: Nhấn mạnh ý nghĩa không có gì.
- Nguyên: Nhấn mạnh ý tiền thách cưới quá cao.
- Đến: Thể hiện thái độ hơi bất bình vì vấn đề rất vô lý.
- Cả: nhấn mạnh ý không bình thường, ăn rất khoẻ.
- Cứ: Thể hiện sự lặp đi lặp lại.
- Này, à, ấy, vâng, chao ôi, hỡi ôi.
a. Kìa: Sự đắc ý.
 Ha ha: Khoái chí.
 ái ái: Van xin.
b. Than ôi: Tỏ ý nuối tiếc.
IV.Hướng dẫn tự học
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Làm bài tập 4,5.
	- Tìm hiểu bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
 Tiết 24: 
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
I. mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
 1.Kiến thức: Hiểu được sự tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong 1 văn bản hoàn chỉnh.
 2. Kỹ năng: viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm.Tích hợp ngang.
 3.Thái độ:Tự giác
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: bảng phụ.
 2. Học sinh: Đọc kĩ bài mới.
III. tiến trình lên lớp
 1.OÅn định 
 2.Kiểm tra bài cũ
? Nhắc lại vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
 3.Bài mới
* Giới thiệu bài: 
Trong văn tự sự yếu tố miêu tả và biểu cảm đóng vai trò quan trọng . Vậy cần kết hợp các yếu tố đó như thế nào? Ta sẽ đi vào tìm hiểu.
* Các hoạt động:
Hoạt động 1: 
(Học sinh đọc ví dụ)
Hoạt động của gv và hs
kiến thức
GV treo bảng phụ ghi đoạn văn trong SGK. - HS đọc
? Xác định các yếu tố tự sự (việc lớn, việc nhỏ) trong đoạn văn? 
? Xác định các yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
? Xác định những yếu tố biểu cảm?
? Trong đoạn văn, các yếu tố này đứng tách biệt hay đan xen vào nhau?
? Em thử lược bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn, chép lại yếu tố tự sự thành 1 văn bản?
? Em có nhận xét gì về văn bản này?
? Qua đó, em thấy trong văn tự sự yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào?
? Nhưng nếu chỉ tồn tại yếu tố biểu cảm và miêu tả thì đoạn văn sẽ như thế nào?
? Hãy đọc phần đọc thêm sách giáo khoa?
? Qua phần đọc thêm em rút ra kết luận gì?
Bài tập 1.
? Bài tập 1 yêu cầu gì?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2.
? Kể lại giây phút đầu tiên khi gặp lại người thân?
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
- Sự việc lớn: Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động của bé Hồng với mẹ.
- Sự việc nhỏ: Mẹ vẫy tôi, tôi chạy theo mẹ, mẹ kéo lên xe, tôi oà khóc, mẹ khóc theo, tôi ngồi bên mẹ, ngã đầu vào cách tay mẹ, quan sát gương mẹ.
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, mẹ tôi không còm cõi, gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn...
- Hay tại sự sung sướng ... sung túc
- Tôi thấy ... thơm tho một cách lạ thường
- Phải bé lại ... êm dịu vô cùng.
- Đan xen vào nhau một cách hài hoà tạo nên một mạch văn nhất quán.
- Khô khan, không gây xúc động cho người đọc.
- Văn bản sinh động, hấp dẫn đưa người đọc đến những suy nghĩ, liên tưởng, rút ra bài học bổ ích.
- Vu vơ, khó hiểu
=> Ghi nhớ: SGK.
- Trong tạo lập văn bản, các yếu tố kể + tả + biểu cảm thường đan xen vào nhau.
II. Luyện tập:
- Tìm đoạn văn có sữ dụng yếu tố kể + tả + biểu cảm trong các văn bản: Lão Hạc, Tôi đi học ...
- Học sinh thực hiện
- Học sinh
IV.Hướng dẫn tự học
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Làm bài tập 2.
	- Soạn: Đánh nhau với cối xay gió.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 6.doc