A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:-Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật’tôi” ở lần tựu trường đầu tiên.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật; kĩ năng cảm nhận chất trữ tình trong văn xuôi của Thanh Tịnh.
3. Giáo dục học sinh biết nâng niu, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ
2. Học sinh: Đọc tác phẩm, tìm hiểu chung về tác phẩm như câu hỏi ở sgk.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : (5p) Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
Trong buổi dầu tiên đi học đó “tôi” có tâm trạng như thế nào? Và sự quan tâm của những người lớn đối với con em và học sinh của mình ra sao? Tiết học này sẽ giúp các em rõ
Ngày soạn:27/8 Tiết 2: Văn bản: TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh) ========o0o========= A Mục tiêu:* Giúp học sinh: 1. Kiến thức:-Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật’tôi” ở lần tựu trường đầu tiên. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật; kĩ năng cảm nhận chất trữ tình trong văn xuôi của Thanh Tịnh. 3. Giáo dục học sinh biết nâng niu, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ. B Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ 2. Học sinh: Đọc tác phẩm, tìm hiểu chung về tác phẩm như câu hỏi ở sgk. C Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P) II. Bài cũ : (5p) Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm III Bài mới: Hoạt động 1:(3p) Khởi động Trong buổi dầu tiên đi học đó “tôi” có tâm trạng như thế nào? Và sự quan tâm của những người lớn đối với con em và học sinh của mình ra sao? Tiết học này sẽ giúp các em rõ Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức hoạt động 2:(7p) Tìm hiểu văn bản GV: Nhân vật “tôi” trong ngày đầu đi học có cảm giác và tâm trạng như thế nào? Cảm giác và tâm trạng đó của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?(Thời gian, thời điểm nào? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của nhân vật?) HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời.lớp nhận xét. Gv bổ sung GV: em có nhận xét gì về quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong truyện? Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng của nhân vật có gì đặc sắc? Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh tiêu biểu? (Hs dựa vào văn bản và chỉ ra). GV nhận xét, bổ sung Em thấy tâm trạng của mình trong ngày đầu đi học có gì giống với tâm trạng của “tôi”? ( HS tự liên hệ) GV chốt lại:Kỉ niệm về ngày đầu đi học thật đẹp , thật đáng trân trọng và lưu giữ. -Gọi hs đọc một bài thơ hoặc hát về ngày đầu đi học GV chuyển tiếp ý và hỏi .Ngoài “tôi”, truyện còn nhắc đến ai? Thái độ của họ như thế nào?( so sánh với bài cổng trường mở ra đã học ở lớp 7) Hoạt động 3:Tổng kết GV cho hs đọc ghi nhớ ở sgk, sau đó chốt lại những điểm quan trọng về nội dung và nghệ thuật như đã phân tích Hoạt động 4: Luyện tập GV tổ chức cho hs làm bài tập trong sgk, Gv nhận xét, sửa chữa III. Tìm hiểu văn bản: 2. Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu đi học. a. Trên con đường cùng mẹ tới trường - Cảm nhận về con đường: “ Con đường đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này thấy lạ, cảnh vật đều thay đổi” -“Tôi” thấy mình trang trọng, đứng đắn. - Cẩn thận, nâng niu mấy quyể vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức b. Giữa không khí ngày khai trường - sân trường đặc cả người, ngôi trường to rộng, không khí trang nghiêm-> “ tôi” lo sợ vẩn vơ. - bỡ ngỡ đứng nép bên người thân - Nghe tiếng trống trường vang lên thấy chơ vơ, vụng về lúng túng -nghe gọi tên, tim như ngừng đập - dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở. c. Ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên - vừa xa lạ vừa gần gũi với cảnh vật. - không cảm thấy xa lạ với người ngồi bên cạnh. - vừa ngỡ ngàng vừa tự tin bước vào giờ học đầu tiên. -> cảm giác bở ngở và tâm trạng hồi hộp. * Nghệ thuật: - bố cụ theo dòng hồi tưởng . - kết hợp kể, tả với bộc lộ cảm xúc->giàu chất trữ tình, chất thơ - sử dụng hình ảnh so sánh có hiệu quả 3. Những người xung quanh. - phụ huynh: tràn ngập niềm vui, hồi hộp, trân trọng -ông đốc: từ tốn, bao dung, nhân hậu. - Thầy giáo trẻ tươi cười, yêu thương học sinh, -> Trách nhiệm của gia đình và nhà trường với thế hệ trẻ IV. Tổng kết:Ghi nhớ sgk V. Luyện tập: D. Củng cố, dặn dò:(6p) * Củng cố: Khái quát lại những giá trị về nội dung và nghệ thuật * Dặn dò: soạn bài “ Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ”.
Tài liệu đính kèm: