Giáo án Ngữ văn 8 tiết 18 bài 5: Tập làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 18 bài 5: Tập làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự

TIẾT 18 TẬP LÀM VĂN

TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1. Về kiến thức: Nắm được mục đích và cách tóm tắt văn bản tự sự.

 2. Về kĩ năng: Biết tóm tắt văn bản tự sự.

 3. Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc đối với bộ môn.

II. Chuẩn bị của GV và HS

 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

III. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: . Sĩ số 8D: .

A. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Thế nào là liên kết các đoạn văn trong văn bản? Nêu tên những phương tiện liên kết đoạn văn?

 Đáp án:- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng. (4 điểm)

 - Có thể sử dụng các phương tiện liên kết sau: (1 điểm)

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 18 bài 5: Tập làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:		Ngày dạy: .. Dạy lớp 8C
	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8D
TIẾT 18 TẬP LÀM VĂN
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	1. Về kiến thức: Nắm được mục đích và cách tóm tắt văn bản tự sự.
	2. Về kĩ năng: Biết tóm tắt văn bản tự sự.
	3. Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc đối với bộ môn.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
III. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: .	Sĩ số 8D: .	
A. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là liên kết các đoạn văn trong văn bản? Nêu tên những phương tiện liên kết đoạn văn?
	Đáp án:- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng. (4 điểm)
	- Có thể sử dụng các phương tiện liên kết sau: (1 điểm)
	+ Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát, (4 điểm)
	+ Dùng câu nối để liên kết. (1 điểm)
	* Vào bài (1’): Khi đọc một cuốn truyện, xem một bộ phim, ta có thể kể lại vắn tắt nội dung của chúng cho người khác nghe. Đó chính là ta đã thực hiện tóm tắt văn bản tự sự.
B. Dạy nội dung bài mới:
	I. THẾ NÀO LÀ TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ? (10’)
	1. Ví dụ
	GV: Trong cuộc sống hằng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
?KH: Thử kể lại thật ngắn gọn nội dung chính văn bản Trong lòng mẹ cho cả lớp cùng nghe?
 HS: Gần đến ngày giỗ đầu thầy bé Hồng, mẹ bé ở Thanh Hóa vẫn chưa về, bé Hồng nghe nói ở trong đó mẹ bé đi bán bóng đèn và vàng hương kiếm sống. Một hôm cô bé Hồng gọi bé đến hỏi có muốn vào Thanh Hóa với mẹ không, nhìn thấy bộ mặt rất kịch của người cô, Hồng từ chối. Rồi người cô kể có người gặp mẹ Hồng thấy mặt mày xanh bủng ăn vận rách rưới. Hồng nghẹn ngào khóc thương mẹ và căm ghét những hủ tục đã đầy đọa mẹ. Đến ngày giỗ thầy bé Hồng, mẹ bé đã về. Hồng òa khóc vì quá bất ngờ và hạnh phúc. Mẹ lau nước mắt cho Hồng. Hồng thấy mẹ vẫn tươi tắn như xưa bao nhiêu cảm giác sung sướng ào ạt trở về khi được sống trong lòng mẹ.
?TB: Nhận xét văn bản bạn vừa kể với văn bản “Trong lòng mẹ” ở SGK?
HS: Giống: cả 2 văn bản đều có cùng một nội dung: những cay đắng tủi cực cùng tình thương yêu cháy bỏng của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh. Khác: văn bản kể bằng lời văn của bạn và ngắn gọn hơn văn bản gốc.
 GV: Văn bản bạn kể rất ngắn gọn, trung thành với nội dung chính của văn bản “Trong lòng mẹ”. Như vậy, bạn đã thực hiện việc tóm tắt văn bản tự sự.
?TB: Suy nghĩ lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong mục 2 phần I?
HS: Câu trả lời đúng là ý b: Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
GV: Nội dung chính bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó. Làm được như ý b chính là đã tóm tắt được văn bản tự sự.
?KH: Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
2. Bài học
* Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
II. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ (19’)
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
a) Ví dụ
GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK. T. 60.
?TB: Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó?
HS: Kể lại nội dung văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Dựa vào sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng được nêu trong văn bản tóm tắt giúp nhận ra.
?TB: Nêu nhận xét của em về văn bản tóm tắt trên?
HS: Đã trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng).
?KG: Văn bản tóm tắt có gì khác so với văn bản gốc về độ dài, lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc?
HS: Văn bản tóm tắt có sự lược bớt (chỉ lựa chọn các nhân vật quan trọng và những sự việc tiêu biểu) nên ngắn hơn rất nhiều. Lời văn cô đúc là lời của người viết tóm tắt..
?TB: Qua phân tích ví dụ, hãy cho biết yều cầu đối với văn bản tóm tắt?
 b) Bài học
* Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
GV: Chất lượng của một văn bản tóm tắt thường thể hiện ở các tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt.
- Đảm bảo tính khách quan: trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm bớt vào các chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm, không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của người tóm tắt.
- Đảm bảo tính hoàn chỉnh: phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc).
- Đảm bảo tính cân đối: số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần,một cách phù hợp.
2. Các bước tóm tắt văn bản
a) Ví dụ
?TB: Nếu phải tóm tắt một văn bản tự sự việc đầu tiên em sẽ làm gì?
HS: Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm để nắm chắc nội dung văn bản.
?KH: Tiếp theo em tiến hành bước nào, tiến hành ra sao?
HS: Xác định nội dung chính cần tóm tắt: sự việc tiêu biểu; nhân vật quan trọng.
?TB: Xác định nội dung chính xong phải thực hiện việc gì?
HS: Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí.
?KH: Cuối cùng là khâu nào? 
HS: Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình
?TB: Vậy, để tóm tắt được một văn bản tự sự ta phải tiến hành những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
b) Bài học
* Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lí, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
GV: Khi tóm tắt cần nêu đầy đủ các nội dung chính, nhân vật quan trọng; bỏ hết các câu chữ thừa, các nhân vật, sự việc và chi tiết phụ của truyện.
GV: Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK. T. 61.
C. Củng cố, luyện tập (10’):
?: Nếu phải tóm tắt truyện Thánh Gióng em sẽ tiến hành tuần tự như thế nào?
- Đọc kĩ toàn bộ truyện Thánh Gióng để nắm chắc nội dung, chủ đề văn bản.
 - Xác định nội dung chính cần tóm tắt: sự việc tiêu biểu: Thánh Gióng ra đời, xin đi đánh giặc cứu nước, lớn nhanh như thổi, ra trận đánh tan giặc Ân, cưỡi ngựa bay về trời; nhân vật quan trọng: Thánh Gióng, bà mẹ, sứ giả. 
- Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí (trình tự thời gian): từ khi Gióng ra đời đến lúc đánh tan giặc, bay về trời.
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
Còn thời gian GV cho HS tóm tắt vào vở. Gọi HS đọc bài. GV nhận xét, uốn nắn.
D. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
	- Học thuộc ghi nhớ SGK.
	- Tiết tới soạn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ văn bản Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Tôi đi học, Trong lòng mẹ.
	+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18 bai 5.doc