Giáo án Ngữ văn 8 tiết 17 bài 5: Tiếng Việt: Từ ngữ địa phương và biêt ngữ xã hội

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 17 bài 5: Tiếng Việt: Từ ngữ địa phương và biêt ngữ xã hội

TIẾT 17 TIẾNG VIỆT

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIÊT NGỮ XÃ HỘI

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1. Về kiến thức: Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.

 2. Về kĩ năng: Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.

 3. Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị của GV và HS

 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

III. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: 8D:

A. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Đặt 2 câu có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh?

 Đáp án:- Từ tượng hình là từ mô phỏng hình ảnh, trạng thái, dáng vẻ của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. (5 điểm)

 - Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối. (2.5 điểm)

 - Gió thổi mạnh, cây trong vườn nghiêng ngả. (2.5 điểm)

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 17 bài 5: Tiếng Việt: Từ ngữ địa phương và biêt ngữ xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 NGỮ VĂN BÀI 5
Kết quả cầu cần đạt
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội. Có ý thức sử dụng từ ngữ đại phương, biết ngữ xã hỗi phú hợp với tình huống giao tiếp, tránh lạm dụng các lớp từ ngữ này.
- Nắm được mục đích, cách thức và có kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
- Thấy được ưu nhược điểm trong bài viết số 1, rút kinh nghiệm viết tốt bài sau.
Ngày soạn:		Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8D
TIẾT 17 TIẾNG VIỆT
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIÊT NGỮ XÃ HỘI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	1. Về kiến thức: Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
	2. Về kĩ năng: Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
	3. Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
III. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: 	 8D: 	
A. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Đặt 2 câu có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh?
	Đáp án:- Từ tượng hình là từ mô phỏng hình ảnh, trạng thái, dáng vẻ của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. (5 điểm)
	- Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối. (2.5 điểm)
	- Gió thổi mạnh, cây trong vườn nghiêng ngả. (2.5 điểm)
* Vào bài (1’): Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được dùng phổ biến trên toàn quốc nhưng bên cạnh đó cũng có khi chúng ta dùng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội. Tiết học này ta cùng đi tìm hiểu về chúng.
B. Dạy nội dung bài mới:
	I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG (8’)
	1. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK. T. 56. Yêu cầu HS chú ý các từ in đậm.
	?KH: Bắp và bẹ đều có nghĩa là ngô. Cho biết phạm vi sử dụng của những từ này?
	HS: Bắp: từ người miền Trung hoặc Nam Bộ dùng. Bẹ: từ người miền núi ở một số tỉnh phía bắc dùng. Ngô: dùng trong cả nước.
	?TB: Vậy, trong 3 từ đó, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?
	HS: Từ ngô là từ toàn dân. Hai từ còn lại từ địa phương.
	GV: Từ ngô là từ toàn dân vì nó được sử dụng trong toàn quốc. Từ toàn dân là lớp từ ngữ văn hóa, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi (trong tác phẩm văn học, trong giấy tờ hành chính,) trong cả nước. Hai từ bắp bẹ chỉ được sử dụng hạn chế trong một hoặc một số địa phương nhất định nên được gọi là từ địa phương.
	?TB: Qua ví dụ, hãy nhận xét về từ ngữ địa phương?
	2. Bài học
	* Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
	?TB: Lấy ví dụ về từ ngữ địa phương?
	HS: Củ mì: củ sắn; trái thơm: quả dứa.
	II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI (8’)
	1. Ví dụ
	* Ví dụ a
	GV: Gọi HS đọc ví dụ a. SGK. T. 57.
	?KH: Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?
	HS: Trước Cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp trung lưu con gọi mẹ bằng mợ, gọi cha bằng cậu.
	?TB: Nhận xét nghĩa của từ mợ và từ mẹ trong đoạn văn? Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?
	HS: Đó là hai từ đồng nghĩa. Tác giả dùng từ mẹ (từ toàn dân) trong lời kể mà đối tượng là độc giả, còn mợ là từ dùng để cậu bé Hồng đáp lại bà cô (hai người cùng tầng lớp xã hội).
* Ví dụ b
	GV: Gọi HS đọc ví dụ b. SGK. T. 57.
	?KH: Các từ “ngỗng”, “trúng tủ” có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
	HS: Ngỗng: điểm 2. Trúng tủ: trúng những gì mình đã đoán trước và đã học kĩ, nắm vững để đi thi. Học sinh, sinh viên hay dùng những từ này khi nói về điểm số, đề kiểm tra.
	?TB: Các từ “mợ”, “ngỗng, trúng tủ” được dùng với đặc điểm trên gọi là biệt ngữ xã hội. Vậy em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội?
	2. Bài học
	* Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
	GV: Hiện nay một số nơi ở nước ta vẫn gọi bố mẹ là cậu mợ. Trong trường hợp này, cách gọi đó không phải là biệt ngữ xã hội mà chính là cách gọi có tính chất địa phương. 
III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI (9’)	
1. Ví dụ
	?KH: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì? Tại sao không nên lạm dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
	HS: Chú ý sử dụng phù hợp với tình huống giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp). Nếu lạm dụng sẽ gây khó hiểu, hoặc thiếu tế nhị.
	GV: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ nên dùng trong khẩu ngữ khi đối tượng giao tiếp là người địa phương, cùng tầng lớp với mình trong giao tiếp thường nhật. Vượt ra khỏi phạm vi đó thì việc sử dụng hai lớp từ này là không phù hợp, là lạm dụng. Khi đối tượng giao tiếp là người khác địa phương, khác tầng lớp xã hội với mình, đặc biệt là ở ngôn ngữ viết, trong các trường hợp giao tiếp chính thức (ở hội nghị, trong trường học, công văn, giấy tờ, sách vở, báo chí,) thì nên sử dụng từ ngữ toàn dân.
	GV: Gọi HS đọc phần 2 mục III. T. 58 và đọc các chú thích ví dụ.
	?TB: Chỉ ra các từ địa phương và biệt ngữ xã hội có trong 2 ví dụ đó?
	HS: Từ địa phương: bầy tui, ví, nớ hiện chừ, ra ri. Biệt ngữ xã hội: cá, dằm thượng, mõi.
	?KH: Tại sao trong các đoạn văn, thơ đó, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
	HS: Trong đoạn thơ các từ ngữ của miền Trung có tác dụng tạo dựng không khí quê hương thân tình, sự đồng cảm của những người chiến sĩ. Đoạn văn của Nguyên Hồng là câu nói của một nhân vật trong tầng lớp lưu manh nói với đồng bọn. Dùng các biệt ngữ xã hội như cá, dằm thượng, mõi có tác dụng khắc hoạ ngôn ngữ, tính cách của nhân vật.
	?TB: Từ đó, hãy rút ra kết luận cho việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
	2. Bài học
	- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
	- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
	GV: Gọi HS đọc các ghi nhớ của tiết học.
	III. LUYỆN TẬP (12’)
	1. Bài 1 (T. 58)
	?: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng?
	Từ ngữ toàn dân	Từ ngữ địa phương
	- vỡ	- bể
	- cha	- bố, ba, tía, bọ, thầy
	- mẹ	- má, u, bu, bầm
	- nhặt	- lượm
	- thuyền	- ghe
	- nón	- mũ
	- xấu hổ	- mắc cỡ
	- ngã	- té
	2. Bài 2 (T.59)
	?: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp HS hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết? Giải thích nghĩa các từ đó?
	- trứng ngỗng, phao, quay cóp,
	- vào cầu: chỉ một vụ buôn bán thu được lãi lớn.
	- Sập cầu: chỉ một vụ buôn bán bị thua lỗ nặng nề có khi phá sản.
	- đại ca: chỉ kẻ cầm đầu giới giang hồ hoặc lưu manh.
	3. Bài 3 (T. 59)
	?: Trong những trường hợp giao tiếp ở bài 3, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng?
	- Nên dùng trong trường hợp a. Còn lại không nên dùng.
C. Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Đặt 2 câu có sử dụng từ ngữ địa phương, một câu sử dụng biệt ngữ xã hội? 
	- Bác mần chi đó?
	- Nam vừa bị ngỗng bài kiểm tra Toán.
D. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
	- Học thuộc ghi nhớ SGK, làm bài tập 4, 5 (T.59).
	- Tiết tới soạn Tóm tắt văn bản tự sự. Yêu cầu về nhà:
	+ Đọc kĩ các văn bản Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Tôi đi học, Trong lòng mẹ.
	+ Đọc, tìm hiểu kĩ và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong tiết Tóm tắt văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17 bai 5.doc