Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 16: Tập làm văn bài 4: liên kết các đoạn văn trong văn bản

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 16: Tập làm văn bài 4: liên kết các đoạn văn trong văn bản

Tuần : 4 Tiết : 16

Tập làm văn

Bài 4 : LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I. Mục tiêu cần đạt :

 1. Giúp HS hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện lên kết để tạo ra sự liên kết giữa các đoạn trong văn bản.

 2. Rèn luyện kĩ năng dùng phương tiện liên kết để tạo liên kết hình thức và liên kết nội dung giữa các đoạn trong văn bản.

 3. Giáo dục HS ý thức rèn luyện kĩ năng dùng phương tiện liên kết để liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm để viết được bài văn đúng và hay.

II. Chuẩn bị :

 1/ Giáo viên : Tham khảo tài liệu : SGV , TKBG Ngữ văn/ soạn giáo án.

 2/ Học sinh : Tìm hiểu trước bài học :

- Trả lời các câu hỏi trong mục I , II.

- Tìm hiểu trước tác dụng và các cách liên kết đoạn văn trong văn bản.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 16: Tập làm văn bài 4: liên kết các đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30 – 9 - 2007
Tuần : 4 Tiết : 16
Tập làm văn
Bài 4 : LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt :
	1. Giúp HS hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện lên kết để tạo ra sự liên kết giữa các đoạn trong văn bản.
	2. Rèn luyện kĩ năng dùng phương tiện liên kết để tạo liên kết hình thức và liên kết nội dung giữa các đoạn trong văn bản.
	3. Giáo dục HS ý thức rèn luyện kĩ năng dùng phương tiện liên kết để liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm để viết được bài văn đúng và hay.
II. Chuẩn bị :
	1/ Giáo viên : Tham khảo tài liệu : SGV , TKBG Ngữ văn/ soạn giáo án.
	2/ Học sinh : Tìm hiểu trước bài học :
Trả lời các câu hỏi trong mục I , II.
Tìm hiểu trước tác dụng và các cách liên kết đoạn văn trong văn bản.
III. Hoạt động dạy và học :
	1\ Oån định lớp (1’)
	2\ Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi :
Thế nào là đoạn văn ?
Từ ngữ chủ đề là gì ? Câu chủ đề là gì ?
Có bao nhiêu cách trình bày nội dung trong một đoạn văn ?
Đáp án :
Đoạn văn là phần văn bản được qui ước tình từ chữ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng . Đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh và thường do nhiều câu tạo thành.
* Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ đươc lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. 
 * Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát cho cả đoạn văn, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ cả hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. 
Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn : diễn dịch, qui nạp, Song hành, ...
	3\ Bài mới :
* Giới thiệu bài: Như các em đã biết, một bài văn hay, có giá trị thông tin - thẫm mỹ cao thì từ ngữ, các câu, các đoạn trong văn bản đó phải liên kết chặt chẽ với nhau về cả hai mặt nội dung và hình thức. Vậy, liên kết đoạn văn trong văn bản có tác dụng gì ? Làm thế nào để các đoạn văn trong văn bản hợp thành một thể thống nhất, thể hiện rõ chủ đề của văn bản và ý tưởng của người viết ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò HS
Nội dung
Hđ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
GV gọi HS đọc đoạn văn.
?. Hai đoạn văn vừa đọc có mối liên hệ gì không? Vì sao?
GV gọi HS đọc 2 đv phần 2. I
? So sánh 2 đoạn văn ở mục 1 với 2 đoạn văn ở mục 2?
? Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
? Với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?
GV:Các từ ngữ “Trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết 2 đoạn văn với nhau.
? Trong văn bản việc liên kết đoạn văn có tác dụng gì?
Hđ 1: HS đọc 2 đoạn văn phần 1/I SGK.
-Hai đoạn văn này không có sự gắn bó gì với nhau. Vì:
+Đoạn 1 tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường.
+Đoan 2 nêu cảm giác của nhân vật “Tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đây.
 Hai đoạn này tuy cùng viét về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. Theo logíc thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường. Bỡi vậy người đọc sẽ cảm thấy hụt hẫng khi đọc đoạn văn sau.
-HS đọc 2 đv mục 2. I
-Các đoạn văn ở phấn 2. I khác với đoạn văn phần 1. I ở chỗ có thêm cụm từ “Trước đó mấy hôm” ở đầu đoạn 2.
-Bổ sung ý nghĩa về thời gian, bộc lộ cảm xúc cho đoạn văn thứ 2.
-Từ “đó”ù tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước. Chính sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn với nhau, làm cho hai đoạn văn liền mạch.
- Việc liên kết đoạn văn trong văn bản có tác dụng làm cho các phần, các đoạn liền mạch, liền ý, làm cho chủ đề của văn bản được thống nhất, tạo nên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:
-Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu mục II
? Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tpvh. Đó là những khâu nào?
? Hai đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng từ ngữ nào?
? Để liên kết các đoạn văn có liên hệ liệt kê, ta thường dùng từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê.
* Cho HS đọc mục II.1b
-H: Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên? 
-H: Tìm từ ngữ liên kết 2 đoạn văn đó? 
-H: Để liên kết hai đv có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy tìm thêm các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập?
-H: Từ đó trong đoạn văn 2 ở vd 1. I thuộc từ loại gì? “Trước đo”ù là khi nào? 
-H: Hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa gì?
-H: Để liên kết các đoạn văn như trên có thể dùng phương tiện nào?
*Cho HS đọc II.1.d
-H: Quan hệ ý nghĩa giữa hai đv trên là gì?
-H: Từ ngữ liên kết trong hai đv?
-H: Để liên kết các đoạn văn có quan hệ tổng kết khái quát ta thường dùng phương tiện nào? 
-H: Vậy để liên kết các đoạn văn cần sử dụng các phương tiện nào?
*Gọi HS đọc 2. II
-H: Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn? Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
GV: Vậy ngoài các phươnh tiện liên kết dùng để liên kết đoạn như từ ngữ chúng ta còn có thể dùng câu để liên kết.
Hđ 2: HS đọc đoạn văn mục II. 1
-Hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tpvh:
+Bắt đầu là tìm hiểu
+Sau khâu tìm hiểu
(Tìm hiểu và cảm thụ)
- Các từ ngữ liên kết trong hai đv: Sau khâu tìm hiểu là câu cảm thụ
-Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra
*Đọc II. 1. b trả lời
-Quan hệ đối lập tương phản
-Từ ngữ liên kết: nhưng
-Các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà
-Thuộc từ loại chỉ từ “Trước đó” là trước lúc nhân vật “Tôi” lần đầu tiên cắp sách đến trường.
-Quan hệ liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ.
- Đó, này, ấy, vậy, thế.
*Đọc II. 1. d
- Quan hệ ý nghĩa giữa hai đv: quan hệ tổng kết, khái quát
- Từ ngữ liên kết trong hai đv: nói tóm lại
-Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung.
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: QHT, đại từ,chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát.
* Đọc 2. II và trả lời
- Câu liên kết: Aùi dà lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Vì câu đó nối tiếp và phát triển ý ở câu: bố đóng sách cho mà đi học bên anh Thận trong đv trên.
* HS đọc ghi nhớ: SGK
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:
- Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn.
+ Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: QHT, đại từ,chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát.
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
Hđ 3: Hd Hs củng cố
* Gọi HS nêu lại những đơn vị kiến thức của bài -> Gv góp ý
HĐ 4: Hướng dẫn HS luyện tập
* Gọi HS đọc bt 1
H: Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn ?
* GV nêu yêu cầu bài tập 2
Hđ 3: Củng cố bài
* HS nhắc lại kiến thức của bài học.
Hđ 4: Luyện tập
* Đọc bt 1 -> phát hiện
a. Nói như vậy: Quan hệ tổng kết
b. Thế mà: Tương phản
c. cũng: nối tiếp, liệt kê
 Tuy nhiên: tương phản
* Xác định yêu cầu -> điền từ (câu)
II Luyện tập:
1. a. Nói như vậy: Quan hệ tổng kết
b. Thế mà: Tương phản
c. cũng: nối tiếp, liệt kê
 Tuy nhiên: tương phản
2. a. Từ đó 
b. Nói tón lại
c. Tuy nhiên 
d. Thật khó trả lời
	4. Dặn dò hS chuẩn bị tiết học tiếp theo:
	- Học thuộc ghi nhớ SGK.
	- Làm tiếp bài tập 3 vào vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài “Tóm tắt văn bản tự sự”
	IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
	..	.
	.
	.
	.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(12).doc