A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt từ tượng hình với từ tượng thanh
3. Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trang giao tiếp.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem thêm sách bài tập
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : Kiểm tra 10 phút :Thế nào là trường từ vựng? Tìm một số từ thuộc trường thính giác?
III Bài mới:
Hoạt động 1:(2p) Khởi động
Khả năng biểu đạt của tiếng Việt vốn rất phong phú. Đặc biệt là khả năng gợi hình, gợi âm thanh. Vậy thế nào là từ tượng hình, thế nào là từ tượng thanh, bài học hôm nay sẽ giúp các em rõ.
Ngày soạn:25/9/06 Tiết 15: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH = = = =o0o= = = A Mục tiêu:* Giúp học sinh: 1. Kiến thức:Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt từ tượng hình với từ tượng thanh 3. Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trang giao tiếp. B Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem thêm sách bài tập 2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý. C Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P) II. Bài cũ : Kiểm tra 10 phút :Thế nào là trường từ vựng? Tìm một số từ thuộc trường thính giác? III Bài mới: Hoạt động 1:(2p) Khởi động Khả năng biểu đạt của tiếng Việt vốn rất phong phú. Đặc biệt là khả năng gợi hình, gợi âm thanh. Vậy thế nào là từ tượng hình, thế nào là từ tượng thanh, bài học hôm nay sẽ giúp các em rõ. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 2:(8 p) Tìm hiểu đặc điểm công dụng của từ tượng hình, từ tưọng thanh. GV treo bảng phụ, gọi hs đọc ví dụ . Tìm những từ gợi tả hình ảnh, dáng điệu, hoạt đông, trạng thái, âm thanh ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ trên? HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét. GV cho hs lấy thêm một số đoạn văn ở sgk để minh hoạ tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. GV: Từ những ví dụ trên em hiểu thế nào là từ tượng hình? thế nào là từ tượng thanh? HS trả lời, GV chốt lại. Gọi 1 hs đọc ghi nhớ ớgk. Hoạt động 3(16p): T ổ chức luyện tập GV g ọi 1 hs đọc bài tập 1 Hs làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, gv nhận xét, bổ sung. Hs đọc yêu cầu bài tập 2. Hs làm việc theo nhóm. đại diện nhóm lên bảng trình bày. Lớp nhận xét, gv bổ sung. HS đứng tại chỗ trả lời. Hs làm bài tập 3, Lớp nhận xét GV bổ sung. Gv lần lượt gọi từng học sinh đặt câu Lớp nhận xét. Nội dung kiến thức I. Đặc điểm, công dụng 1. V í d ụ: 2 . Tìm hiểu: - Từ gợi tả hình ảnh, dáng điệu, hoạt động, trạng thái: móm mém, xồng xộc, rũ rượi, vật vã, xộc xệch. - Từ ngữ mô phỏng âm thanh: hu hu, ư ử. * Tác dụng: gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị gợi cảm cao. * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập: Bài tập 1: Các từ tượng hình, tượng thanh: xoàn xoạt, rón rén,, bịch, lẻo khẻo, chỏng quèo. Bài tập 2: -Đi lom khom, đi ngất ngưởng, đi khệnh khạng, đi nghiêng nghiêng, đi lừ đừ, đi vội vàng, đi khoan thai, đi chữ bát. Bài tập 3: ha hả: cười to, khoái chí. Hì hì: phát ra đằng mũi, thích thú, bất ngờ. Ơ hớ: thoải mái, vui vẻ, không cần giữ gìn. Bài tập 4: Ví dụ : Mưa rơi lộp bộp trên mái tôn D. Củng cố, dặn dò:(5p) * Củng cố: Thế nào là từ tượng hình? từ tượng thanh? Tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh? Gọi hs đọc lại phần ghi nhớ * Dặn dò: Học bài , làm bài tập ở sbt.. Soạn bài Liên kết đoạn trong văn bản.
Tài liệu đính kèm: