Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 14: Văn bản Lão Hạc (Tiếp) - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 14: Văn bản Lão Hạc (Tiếp) - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu cần đạt.

1/ Kiến thức.

 Nhận diện được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

 Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.

2/ Kĩ năng.

Trình bày được về nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động.

3/ Thái độ.

Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (Thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): Thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.

Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.

Giáo dục lòng yêu thương con người

 

doc 7 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 14: Văn bản Lão Hạc (Tiếp) - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 4, tiết 14, văn bản: Lão hạc – (tiếp )
 	 (Nam Cao)
NS: 06/09/2009
NG: 10/09/2009
I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
	Nhận diện được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
	Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình. 
2/ Kĩ năng.
Trình bày được về nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động.
3/ Thái độ. 
Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (Thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): Thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.
Giáo dục lòng yêu thương con người
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ, Tranh về tác giả.
HS : Tìm hiểu về Nam cao và các tác phẩm của ông.
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số	8a:	8b:
2/ Kiểm tra
(?) Tâm trạng của lão Hạc ntn khi quyết định bán cậu Vàng ?
Lão suy đi tính lại nhiều lần khi quyết định bán cậu Vàng vì lão coi việc này rất hệ trọng bởi cậu vàng là người bạn thân thiết cả lão, hơn nữa còn là kỉ vật của người con trai mà lão rất mực thương yêu.
Lão vô cùng đau đớn sau khi bán cậu vàng lão cứ ăn năn day dứt vì già bằng này tuổi đầu rồi mà nỡ lừa một con chóLão đau khổ tuỵêt vọng hối hận xót xa thương tiếc
Lão Hạc sống rất tình nghĩa thuỷ chung đặc biệt là tình yêu thương con sâu sắc. 
3/ Bài mới.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động.
- Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức cũ để định hướng nội dung kiến thức sẽ tiếp thu trong tiết học này.
- Cách tiến hành
Gv dùng lời nói để dẫn vào bài mới.
LH nhờ ông giáo viết văn tự gửi hộ mảnh vườn cho con mình và gửi lại ông giáo 30 đồng bạc để lỡ có chết thì lấy tiền làm ma cho mìnhtất cả là để chuẩn bị cho cái chết của lão sau này.
HĐ 2. HDHS Đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Mô tả được cái chết của lão Hạc và nhận diện được về nhân vật tôi.
- Cách tiến hành:
(?) Cuộc sống của lão Hạc sau khi gửi ông Giáo mảnh vườn và số tiền mà lão có ntn?
 Luôn mấy hôm, lão Hạc chỉ ăn khoai, khoai cũng hết. Từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc.
GV: Thế là hoàn cảnh cùng cực đã đẩy lão Hạc tới chỗ phải lựa chọn, một sự lựa chọn đầy nghiệt ngã, bi đát
(?) Nguyên nhân cái chết của lão Hạc ?
 Nguyên nhân : tình cảnh nghèo khổ , đói rách và quá túng quẫn
(?) Cái chết của lão Hạc được Nam Cao miêu tả ntn?
Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, 2 mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến 2 giờ đồng hồ rồi mới chết.
(?) Để đặc tả cái chết của lão Hạc, tác giả đã sử dụng liên tiếp các từ tượng hình và tượng thanh như: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo.
Điều này có tác dụng gì ?
- Tạo hình ảnh cụ thể, sinh động về cái chết dữ dội, thê thảm của lão Hạc.
- Làm cho người đọc cảm giác như cùng chứng kiến cái chết của lão Hạc.
(?) Tại sao lão Hạc không chọn một cái chết khác êm dịu, lặng lẽ, âm thầm mà lại chọn cái chết như vậy ?
Đối chiếu với cái chết thứ nhất của cậu Vàng, nhìn thoáng bên ngoài, ta cảm thấy cái chết của lão Hạc như có những nét tương tự. "Cậu Vàng" bị lão Hạc đánh lừa, cho ăn cơm, rồi nó bị hai người đè xuống, trói lại. Lão Hạc cũng bị 2 người đàn ông lực lưỡng đè lên người. Biết là mình sẽ chết, cậu Vàng kêu ư ử, còn lão Hạc thì tru tréo, vật vã, phải chăng khi chọn cho mình cái chết dữ dội, thảm thương này, người nông dân ấy như có ý tự trừng phạt mình để chia sẻ nỗi đau với con vật thân yêu như ruột thịt. Điều này càng chứng tỏ lão Hạc có lòng tự trọng rất cao, ứng xử trung thực vô ngần và cũng chứng tỏ ngòi bút nhà văn Nam Cao sắc lạnh, tỉnh táo vô cùng.
Gv: Cái chết của lão Hạc mang đầy tính bi kịch: bi kịch của sự nghèo đói; bi kịch của tình phụ tử; bi kịch của phẩm giá làm người. 
(?) Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì ?
- Cái chết của LH có ý nghĩa sâu sắc nó góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của LH, cũng là số phận của người dân lao động nghèo trong XHVN trước CMT8 nghèo khổ bế tắc cùng đường giàu tình thương và giàu lòng tự trọng
- Mặt khác cái chết của LH có ý nghĩa phê phán sâu XHTD nửa pk cái XH tối tăm đẩy người dân vào bước đường cùng
Gv : Trước khi tìm đến cái chết sợ sẽ gây phiền hà cho hàng xóm nên lão Hạc đã thu xếp, nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết .
(?) Có ý kiến cho rằng lão Hạc làm thế là gàn dở, lại có ý kiến cho rằng LH làm thế là đúng. ý kiến của em ntn ?
 Có thể lão Hạc làm như thế là đúng. Lão hiểu tình cảnh của mình lúc này, lão sợ tiếp tục sống sẽ ăn vào số tiền ba mươi đồng mà lão dành dụm được. Cái chết của lão xuất phát từ phẩm chất cao thượng của lão. 
(?) Qua việc làm đó giúp em hiểu thêm (phẩm chất) gì ở lão Hạc ? 
Gv: Đây vừa là phẩm chất vừa là nguyên nhân sâu sa trong cái chết của LH
(?) Nói tóm lại, qua tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu vàng và qua diễn biến cái chết của lão, em nhận thấy lão Hạc là một người ntn?
- Lão Hạc là một người dân nghèo khổ, bất hạnh.
- Lão Hạc là một lão nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu.
- Lão Hạc là một nông dân sống trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu con.
Gv: Đúng vậy! Lão Hạc là một ông lão nông dân không được học hành, không có chữ nghĩa. Nhưng cái chết dữ dội của lão là bằng chứng cảm động về cái tình phụ tử nguyên sơ, mộc mạc, nhưng thiêng liêng biết chừng nào.
(?) So với cách kể của Ngô Tất Tố trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”, cách kể chuyện của Nam Cao trong truyện ngắn này có gì khác ? Vai trò của nhân vật ông Giáo ntn?
Khác với Tắt đèn (kể chuyện ở ngôi thứ 3, tác giả giấu mặt), trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất
Vai trò: vừa như người chứng kiến, vừa tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, bộc lộ tâm trạng của bản thân
(?) Thái độ của ông giáo được thể hiện ntn qua cuộc trò chuyện với lão Hạc?
Ông giáo tỏ ra thông cảm, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc – người láng giềng già, tốt bụng, tìm nhiều cách an ủi, giúp đỡ lão Hạc.
(?) Qua đó, giúp em biết được điều gì về ông giáo?
(?) Em hiểu thêm gì về câu nói của ông giáo “ Chao ôi.ta thương” ?
Gv: Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó thì nhân vật tôi cảm thấy: Cuộc đời quả thật  đáng buồn nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, Tôi lại nghĩ: “Không! cuộc đời chưa hẳn  nghĩa khác”
T/luận nhóm 4 (3’).
(?) Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật tôi ntn ?
Đại diện các nhóm báo cáo
Gv nhận xét, chốt
 Buồn vì ông đã thất vọng trước sự thay đổi cách sống không chịu đựng được đói ăn vụng, túng làm càn của một người trong sạch đầy tự trọng đến như lão Hạc. Ông giáo buồn vì như thế là bản năng đã chiến thắng nhân tính mất rồi.
 Nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác là ở chỗ, những người tốt như lão Hạc, tự trọng như thế đáng thương, đáng thông cảm như thế cuối cùng vẫn hoàn toàn bế tắc, hoàn toàn vô vọng vẫn tìm đến cái chết như là cứu cánh duy nhất, như là sự giải thoát tự nguyện và bất đắc dĩ. Mà càng đáng buồn hơn vì có phải ai cũng hiểu được nguyên nhân cái chết rõ ràng như Binh Tư.
(?) Những ý nghĩ đó nói thêm với chúng ta điều gì về nhân vật ông giáo?
HĐ3. HDHS rút ra kết luận bài học.
- Mục tiêu: 
Liệt kê được các đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản LH.
- Cách tiến hành:
(?) Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở điểm nào ? Vì sao ?
Chi tiết lão Hạc xin bả cho của Binh Tư vì nó có ý nghĩa đánh lừa - chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược.
(?) Việc xây dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng ntn ?
Làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc.
(?) Cách xây dựng n/v có gì đặc sắc ? Việc truyện được kể bằng lời của n/v
 '' tôi '' có hiệu quả NT gì ?
- Bút pháp khắc họa nhân vật rất thành công . Các chi tiết miêu tả bộ dạng , cử chỉ của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng , đoạn miêu tả sự vật vã , đau đớn dữ dội của lão Hạc lúc chết . Thật sinh động , ấn tượng , giàu tính tạo hình .
- Diễn biến câu chuyện được kể bằng n/v '' tôi '' - ông giáo . Nhờ cách kể này, câu chuyện trở nên gần gũi , chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc , cùng sống , chứng kiến cùng nhân vật .
- Kết hợp giữa kể với tả , với hồi tưởng bộc lộ trữ tình , kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình .
(?) Qua văn bản, giúp ta hiểu thêm điều gì về số phận con người trong XH cũ ?
Hs đọc ghi nhớ
(?) Cần nắm được những đơn vị kiến thức nào trong ghi nhớ ?
1’
20’
15’
5’
I/ Đọc, thảo luận chú thích.
II/ Tìm hiểu văn bản.
1/ Nhân vật lão Hạc.
a/ Tâm trạng của LH khi bán cậu Vàng.
b/ Cái chết của lão Hạc.
- Bằng việc sử dụng hành loạt các từ tượng hình và tượng thanh, tác giả đã tái hiện một cách cụ thể, sinh động về cái chết của lão Hạc - cái chết dữ dội, thê thảm
 - Lão Hạc là người cha hết lòng vì con , sống chu đáo, nghĩa tình, giàu lòng tự trọng .
2/ Nhân vật ông giáo
 - Ông giáo là một tri thức nghèo, cũng là một người giàu tình thương, lòng tự trọng, thương xót, cảm thông cho hoàn cảnh của LH
 - Là người hiểu đời hiểu người, có lòng vị tha cao cả;
Trọng nhân cách;
Không mất lòng tin vào con người.
III/ Ghi nhớ
NT
ND
4/ Củng cố.
(?) Nhận định nào nói đúng nhất ‏‎ý nghĩa cái chết của lão Hạc ?
A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc , giản dị nhưng cao qúy vô cùng .
B. Gián tiếp tố cáo XHTD phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng .
C. Thể hiện lòng tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của người nông dân .
D. Cả ba ‏‎ý trên đều đúng .
	(?) Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" và qua truyện ngắn "Lão Hạc" em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
Họ là những người nghèo khổ bị đầy vào những hoàn cảnh bần cùng bi đát, ức hiếp, đè nén đàn áp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bàn tay của giai cấp thống trị bấy giờ. Hoàn cảnh của họ thê thảm đến mức họ phải bán con, bán chó, thậm chí còn phải tự kết liễu cuộc đời mình vì quá túng bấn cùng cực. Nhưng dù cho hoàn cảnh có bi đát đến đâu thì họ vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp của những người nông dân lương thiện, hiền lành, giàu yêu thương, giàu lòng tự trọng và luôn tiềm tàng trong mình sự phản kháng mãnh mẽ đối với những thế lực đàn áp  Có thể nói đây là những điển hình đẹp về những người nông dân trước Cách mạng Tháng 8 /1945.
	Gv hệ thống kiến thức.
5/ HDHT
Học bài và trả lời câu hỏi 6 SGK Tr 48.
Chuẩn bị: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
(?) Tìm những từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản lão Hạc ?
 –––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14.doc