Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 133: Tổng kết phần văn - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 133: Tổng kết phần văn - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu. Giúp học sinh :

- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học, nắm được giá trị tư tưởng, thẩm mĩ đặc sắc, những nét chung , nét riêng về phương diện thể loại.

- Rèn kĩ năng đọc thuộc lòng, tổng hợp, phân tích, chứng minh, hệ thống hóa.

- GD học sinh tinh thần say mê, hứng thú trong khi học.

B Chuẩn bị.

 I Giáo viên : Bảng phụ, nghiên cứu nội dung bài giảng.

 II Học sinh : Lập bảng hệ thống các văn bản nghị luận đã học.

C Tiến trình lên lớp.

 1' I Ổn định tổ chức.

 II Bài cũ. Không thực hiện.

 III Bài mới.

 Giới thiệu bài : Tiếp tục đi vào ôn tập cụm văn bản nghị luận.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1401Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 133: Tổng kết phần văn - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 13/5/07
Tiết 133 TỔNG KẾT PHẦN VĂN.
A Mục tiêu. Giúp học sinh :
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học, nắm được giá trị tư tưởng, thẩm mĩ đặc sắc, những nét chung , nét riêng về phương diện thể loại..
- Rèn kĩ năng đọc thuộc lòng, tổng hợp, phân tích, chứng minh, hệ thống hóa.
- GD học sinh tinh thần say mê, hứng thú trong khi học.
B Chuẩn bị.
 I Giáo viên : Bảng phụ, nghiên cứu nội dung bài giảng.
 II Học sinh : Lập bảng hệ thống các văn bản nghị luận đã học.
C Tiến trình lên lớp.
 1' I Ổn định tổ chức.
 II Bài cũ. Không thực hiện.
 III Bài mới.
 Giới thiệu bài : Tiếp tục đi vào ôn tập cụm văn bản nghị luận.
TG
Hoạt động GV và HS
Nội dung bài học.
30'
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Sau đó GV đưa bảng phụ, yêu cầu lần lượt từng HS lên điền vào.
Sau đó HS nhận xét , GV bổ sung .
I Hệ thống những văn bản nghị luận đã học.
TT
Tên văn bản - Tác giả
Nội dung
Nghệ thuật
1
Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Đại Việt.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hòa giữa lí và tình
2
Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược.
Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan.
3
Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi 
Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, như một bản tuyên ngôn độc lập.
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, hàm xúc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc.
4
Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập.
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng, khẳng định phương pháp và quan điểm học tập đúng đắn.
5
Thuế máu - Nguyễn Ái Quốc
Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh tàn khốc.
Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại.
6
Đi bộ ngao du - Ru-xô
Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt . Tác giả là con người giản dị, quí trọng tự do và rất yêu thiên nhiên.
Lí lẽ và dẫn chứng rút từ kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động.
9'
Văn nghị luận là gì ? 
Những văn bản nào là văn bản nghị luận trung đại, nghị luận hiện đại ?
Những điểm khác nhau giữa văn bản nghị luận trung đại và hiện đại ?
GV đưa dẫn chứng để chứng minh những sự khác biệt đó ?
HS trao đổi, thảo luận vàvtrả lời.
II Những điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
 a. Văn nghị luận : Là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng nhữngluận cứ, luận chứng làm sáng tỏ luận điểm ấy một cách thuyết phục.
 b. Những điểm khác nhau giữa văn bản nghị luận trung đại và hiện đại.
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại.
- Văn triết sử bất phân.
- Khuôn vào những thể loại riêng như hịch, cáo..kết cấu, bố cục riêng.
- In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần chủ.
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình
- Không có những đặc điểm trên.
- Sử dụng những thể loại văn xuôi hiện đại : tiểu thuyết, phóng sự...
- Cách viết giản dị, gần với đời sống thực
 5' IV Củng cố - Dặn dò.
 1 Củng cố : GV yêu cầu HS hệ thống lại những vănbản nghị luận đã học.
 2 Dặn dò : - Học bài.
 - Chuẩn bị : Tổng kết phần văn ( Lập bảng hệ thống như trên đối với các văn bản nước ngoài, nhật dụng.)
*Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT133.doc