Giáo án Ngữ văn 8 tiết 124: Tổng kết phần văn (tt)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 124: Tổng kết phần văn (tt)

Tiết: 124 TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tt)

Tuần: 33

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

- Một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.

- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.

- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.

- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.

1.2 Kỹ năng:

- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.

1.3 Thái độ:

Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

2. Trọng tâm:

- Một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.

- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.

- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.

- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 124: Tổng kết phần văn (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 124	TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tt)
Tuần: 33	 
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.
Kỹ năng:
- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
Thái độ:
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
Trọng tâm:
- Một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: 
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: 
Hoạt động 2: Sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
5Hãy nêu sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại?
5 Hãy chứng minh các văn bản nghị luận Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học đều được viết có lí do, có tình, có chứng cứ nêu đều có sức thuyết phục cao? 
¢ 3 yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ , nhuần nhuyễn với nhau trong bài văn nghị luận , tạo nên giá trị thuyết phục , sức hấp dẫn riêng của kiểu văn bản này. Nhưng ở mỗi văn bản lại thể hiện theo cách riêng
5 Những nét giống và khác nhau cb về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các vb: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta?
5 Chúng ta đã học những văn bản nhật dụng nào trong chương trình Ngữ Văn 8?
5 Chủ đề của từng văn bản?
1. Sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại 
+ Nghị luận trung đại: 
- Văn sử triết bất phân. 
- Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấuvới kết cấu, bố cục riêng 
- In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần – chủ, tâm lí sùng cổ. 
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng. 
+ Nghị luận hiện đại:
- Không có những đặc điểm trên. 
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: tiểu thuyết luận đề, phóng sự – chính luận, tuyên ngôn. 
- Cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần với đời sống thực.
2. Các văn bản nghị luận Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đai Việt ta, Bàn luận về phép học đều được viết có lí do, có tình, có chứng cứ nêu đều có sức thuyết phục cao. 
a. Lí : 
- Luận điểm: ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ. à cái gốc, là xương sống của các bài văn nghị luận. 
b. Tình 
- Tình cảm, cảm xúc: Nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải, vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra (bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận; không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng) 
c. Chứng cứ :
- Dẫn chứng – sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
3. Những nét giống và khác nhau cb về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.
Phương diện
Giống nhau
Khác nhau
Chiếu dời đô
Hịch tướng sĩ
Nước Đại Việt ta
Nội dung, tư tưởng
- Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước 
- Tư tưởng dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
Ý Chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô.
Là tư tưởng bất khuất, quyết chiến, quyết thắng giặc, hào khí Đông A sôi sục.
Là ý chí sâu sắc, đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập.
Hình thức, thể loại
- Văn bản nghị luận chung đại. 
- Lí, tính kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục
Chiếu
Hịch
Cáo
4. Cụm văn bản nhật dụng.
TT
Văn bản
Tác giả
Chủ đề
Đặc điểm thể loại, nghệ thuật
1
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội
Tuyên truyền, phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường trái đất – ngôi nhà chung cảu mọi người.
Thuyết minh (giới thiệu, giải thích, phân tích, đề nghị)
2
Ôn dịch, thuốc lá
Theo Nguyễn Khắc Viện 
(Từ thuốc lá đến ma tuý - Bệnh nghiện)
Thuốc lá giống như ôn dịch và còn nguy hiểm hơn ôn dịch nên chống lại hút thuốc lá là vấn đề văn hoá, xã hội quan trọng, thời sự và thiết thực của loài người.
Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, sinh động, gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người.
3
Bài toán dân số
Theo Thái An (Báo Giáo dục và Thười đại, số 28/1995)
Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.
Từ câu chuyện cổ, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm.
4.4 Củng cố và luyện tập.
GV cho học sinh nêu nội dung của một số văn bản.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:	
Chuẩn bị: “Trả bài kiểm tra Văn”
5. Rút kinh ngiệm:	
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docTONG KET VAN HOC TIET 124.doc