Giáo án Ngữ văn 8 tiết 123: Chương trình địa phương: An Giang và vấn đề rác thải

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 123: Chương trình địa phương: An Giang và vấn đề rác thải

 An Giang và vấn đề rác thải

A/ Mức độ cần đạt:

- Hiểu biết thêm về chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học qua việc tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương .

- Biết cách tìm hiểu và có hướng giải quyết vấn đề của cuộc sống ở đại phương .

- Có ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống của bản thân và của địa phương .

1.Kiến thức :Vấn đề môi trường và ở địa phương .

 2. Kĩ năng : - Quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin .

 - Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể .

3 Thái độ : Tự định hướng cách sống cho bản thân.

B. Chuẩn bị : gv : giáo án, sgk; hs: sgk, chuẩn bị bài theo yêu cầu gv.

C. Phương pháp: vấn đáp, diễn dịch, quy nạp, diễn giảng, tích hợp, thảo luận

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.

 1.Kiểm tra bài cũ : Nêu những nét chính về tác phẩm “Ông Guốc Đanh mặc lễ phục”. Em hãy giải thích vì sao Guốc Đanh là một nhân vật hài bất hủ ?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 123: Chương trình địa phương: An Giang và vấn đề rác thải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
31
Tiết 
123
 Ngày /4/2012; lớp 8a3, ngày / 4/1012; lớp 8a5 
 An Giang và vấn đề rác thải
A/ Mức độ cần đạt: 
- Hiểu biết thêm về chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học qua việc tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương .
- Biết cách tìm hiểu và có hướng giải quyết vấn đề của cuộc sống ở đại phương .
- Có ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống của bản thân và của địa phương .
1.Kiến thức :Vấn đề môi trường và ở địa phương .
 2. Kĩ năng : - Quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin .
 - Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể .
3 Thái độ : Tự định hướng cách sống cho bản thân.
B. Chuẩn bị : gv : giáo án, sgk; hs: sgk, chuẩn bị bài theo yêu cầu gv. 
C. Phương pháp: vấn đáp, diễn dịch, quy nạp, diễn giảng, tích hợp, thảo luận 
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 
	1.Kiểm tra bài cũ : Neâu nhöõng neùt chính veà taùc phaåm “OÂng Guoác Ñanh maëc leã phuïc”. Em haõy giaûi thích vì sao Guoác Ñanh laø moät nhaân vaät haøi baát huû ?
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : giới thiệu bài. 
Hoạt động 2 : tìm hiểu “An giang và vấn đề rác thải”.
? Qua tìm hiểu, em biết gì tình hình rác thải ở AG ?
? Tác hại của rác ?
? Nguyên nhân của vấn nạn rác thải ?Tổ chức xử lí rác thải hiện nay ?
? Cần phải làm gì để khắc phục tình trạng xả rác bừa bãi hiện nay ?
? Em rút ra bài học gì cho bản thân mình ?
à không xả rác tùy tiện , vận động các bạn bỏ rác đúng nơi quy định và biết cách chống lại các hành vi xả rác bừa bãi vừa mất thẩm mĩ, vừa có hại cho môi trường.
Hoạt động 3 : luyện tập
Hs thảo luận theo câu hỏi gợi ý :
? Trường em có hiện tượng xả rác bừa bãi không ? Đó là loại gì ? các bạn hs bỏ rác như thế nào ? nơi tập trung rác thải của trường ở đâu ?
? Cách thu gom và xử lí hiện nay của trường ra sao ?
? Em biết gì về các công nghệ xử lí rác thải tiên tiến hiện nay trên thế giới ? ( làm phân bón, tái tạo nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.) 
A/ An giang và vấn đề rác thải.
I/ Hiện trạng rác thải An Giang :
1/ Tình hình rác thải
 Bình quân mỗi ngày, thành phố thu gom từ 130-140 tấn rác.. Công suất tiếp nhận rác tại đây chỉ 120 tấn/ngày, thiết kế với hai hồ lắng sinh học, tuy nhiên do khối lượng rác quá lớn nên nước thải từ bãi rác sinh ra không thể tự hoại được, ngày càng gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động.
Dự kiến từ nguồn vốn trung ương và tỉnh sẽ đầu tư khoảng 84 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2012-2013, xây dựng công trình “Hạ tầng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn An Giang” tại xã Bình Hòa (Châu Thành) với diện tích 22,46 héc-ta. Mục tiêu nhằm xử lý chất thải rắn và rác thải sinh hoạt gắn liền với bảo vệ môi trường và văn minh đô thị, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường và sức khỏe người dân.
2/ Tác hại của rác.
-Rác vô cơ : Gây mất thẩm mỹ, gây thương tích, hạn chế diện tích, sức sống thực vật.
-Rác hữu cơ : sinh ra vi khuẩn có hại, gây bệnh truyền nhiễm..
-Rác độc hại : gây ngộ độc, tử vong...
3/ Nguyên nhân:
 -Do công tác tuyên truyền, vận động giáo dục yếu kém.
-Xử lí những hành vi vi phạm chưa nghiêm.
-Hệ thống thu gom và và xử lí quá tải.
...
II/ Tổ chức xử lí rác thải hiện nay :
- Thu được khoảng 60% và chưa phân loại được rác.
-Xử lý rác chủ yếu là chôn lấp.
III/ Khắc phục tình trạng xả rác bừa bãi hiện nay.
-Tuyên truyền, vận động, giáo dục.
Xử lý hành vi vi phạm.
Giáo dục BVMT, thói quen hành vi trong học sinh.
Tận dụng rác thải.
Tái sinh rác thải.
Định hướng tương lai.
B.Luyện tập:
1.Tình hình rác thải và xử lí hiện nay nơi trường em
2. Tìm hiểu các công nghệ xử lí rác thải tiên tiến hiện nay trên thế giới 
 Các tư liệu có thể bổ sung phục vụ cho những yêu cầu mà học sinh thực hiên :
	 Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp, hiện nay phổ biến là việc thực hiện 3R (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế) đang được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới trong đó có thủ đô Hà Nội (Việt Nam) vài năm gần đây.
Nhưng vẫn có nhiều vấn đề phải nhắc đến, ở Việt Nam cách thức áp dụng hình thức 3R là mỗi công nhân vệ sinh môi trường đến từng hộ gia đình phát 3 túi nilon đựng rác hữc cơ, vô cơ; do đó việc áp dụng vẫn chưa đại trà, tốn nhiều công sức công nhân, việc phát túi nilon tới hộ gia đình khi túi nilon hỏng bản thân nó lại là rác thải cho môi trường! Trong khi đó, công việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm tới từng người dân trong xã hội ngày nay, do vậy tiến trình giảm thiểu giảm thải ô nhiễm môi trường chưa rộng khắp.
Xử lí rác thải
Việc cải tiến phương tiện thu rác có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý rác tại nguồn, tại từng hộ gia đình, từng cá nhân trong khi môi trường đang có ô nhiễm nghiêm trọng nhất là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp
- Rác hữu cơ trong thùng rác màu xanh lá cây có thể đem chế biến thành phân bón, ủ kín phân huỷ nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên
- Rác vô cơ, rác khó phân huỷ trong thùng rác màu đỏ có thể thu hồi lại để tái chế, hay xử lý tuỳ theo từng loại rác
- Rác độc hại trong thùng rác màu vàng có thể xử lý riêng bằng các phương pháp phù hợp
- Nước thải thu được trong thùng màu xám không đổ xuống ao hồ sông ngòi, mà lắng lọc dùng xử lý hoá chất để thu hồi lại
Việc sử dụng thùng rác 3R- W có ưu điểm hơn so với sử dụng túi nilon riêng biệt cả về kinh tế và phương pháp xử lý.
( Tài liệu của Bách Khoa toàn thư mở )Bao giờ có khu xử lý rác thải
Cập nhật ngày: 14/03/2012 08:43:10
Một vấn đề nan giải đối với TP. Long Xuyên là việc xử lý rác thải. Hiện tại, địa phương chỉ có bãi tập kết ở Bình Đức chứa tổng lượng rác thải cả thành phố khoảng 140 tấn/ngày, dẫn đến tình trạng quá tải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 
 Ông Đặng Anh Dũng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị An Giang cho biết: Bình quân mỗi ngày, thành phố thu gom từ 130-140 tấn rác. Gần 100 công nhân vệ sinh đi thu gom ở các tuyến đường chính nội ô và lực lượng kéo rác ở các hẻm sâu, ngóc ngách trên toàn thành phố. Tất cả rác được tập kết chở đến bãi rác Bình Đức có tổng diện tích 5,7 héc-ta, tồn tại từ năm 1983 đến nay. Trong đó, bãi rác cũ 2,2 héc-ta đã đóng cửa từ năm 2000, nay thành đồng cỏ. Còn bãi rác mới kế bên 3,5 héc-ta mở rộng từ năm 2000 đang tiếp tục sử dụng. Để hạn chế gây ô nhiễm môi trường, công ty có những biện pháp tạm thời để hạn chế sự phát sinh ô nhiễm môi trường không khí và mặt nước, như: Đốt rác vào mùa khô, còn tới mùa mưa hàng tuần công ty phun chế phẩm sinh học EM để khử mùi hôi và kích thích rác phân hủy nhanh, phun thuốc diệt ruồi để tránh phát tán ô nhiễm. Xung quanh có đê bao kiên cố ngăn nước lũ tràn vào và nước thải thoát ra ngoài. Chỗ rác phân hủy lâu năm được sàng lọc sử dụng làm phân bón cây. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế, chỉ hạn chế một phần nhỏ ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt.
. Báo động ô nhiễm
Hiện tại, môi trường ở bãi rác Bình Đức đã ô nhiềm trầm trọng, bên trong bãi rác ngùn ngụt mùi thối, ruồi nhặng bay vù vù từng đàn đậu đen ngòm dưới đống rác. Một vài chỗ rác đang đốt bốc khói mù mịt. Trời mưa nước chảy đen ngòm, còn trời nắng mùi nồng nặc. Là bãi chứa rác lộ thiên nên nơi đây chưa có hệ thống hay công trình xử lý nào hợp vệ sinh. Công suất tiếp nhận rác tại đây chỉ 120 tấn/ngày, thiết kế với hai hồ lắng sinh học, tuy nhiên do khối lượng rác quá lớn nên nước thải từ bãi rác sinh ra không thể tự hoại được, ngày càng gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Gần 40 hộ dân sống cặp đường vào bãi rác phải “chịu đựng”, “sống chung” với mùi của rác và ruồi nhặng từ mấy chục năm nay. Chính vì lẽ đó, hầu hết nhà ở đây lắp toàn cửa kiếng để ngăn bớt mùi. Bà H. cho biết: Cứ từ trưa là xe chở rác bắt đầu về cho tới tối. Mỗi lần xe chạy ngang, mùi hôi thối nồng nặc chịu hổng nổi, không biết phải chịu cảnh này tới bao giờ. Còn bà X. nhà gần bãi rác nói: “Sống chung với mùi hôi thối, ruồi nhặng dày đặc riết rồi đi đâu cũng nghe “vương vấn” cái mùi. Thức ăn, đồ uống phải đậy kỹ dữ lắm chứ nếu bỏ quên chút là ruồi bu đen ngòm. Nhà cửa ở đây hổng lẽ bán đi chỗ khác ở. Hồi năm ngoái nghe nói đóng cửa bãi rác, mừng quá mừng, nhưng tới nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì”. 
. Khu xử lý rác, bao giờ?
Tỉnh đang có kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại bãi rác Bình Đức bằng một dự án đóng cửa bãi rác theo đúng Luật Bảo vệ môi trường. Theo lãnh đạo UBND tỉnh, việc đóng cửa bãi rác này là việc làm bắt buộc để cải thiện điều kiện sống cho con người trong khu vực và trả lại khu đất “vàng” để đầu tư những công trình mang lợi ích cao hơn. Ý nghĩa hơn, xử lý triệt để lượng rác cũ đã chôn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và rút tên bãi rác ra khỏi danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường (trong Quyết định số 64/QĐ/2003 của Chính phủ), ngăn ngừa những tác động xấu gây ảnh hưởng trực tiếp lâu dài đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh khu vực bãi rác.
 Theo đó, dự kiến từ nguồn vốn trung ương và tỉnh sẽ đầu tư gần 29,4 tỷ đồng xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại bãi rác trên diện tích 5,7 héc-ta, xây dựng các hạng mục công trình: Nhà xử lý rác, nhà kho, nhà bao che lò đốt rác, cải tạo hồ sinh học hiện có, trạm cấp điện-nước và xử lý nước; đầu tư các xe máy phục vụ, hệ thống thiết bị phân loại rác, thiết bị trọn bộ lò đốt rác 4 tấn/giờ. Tổng lượng rác cũ phải xử lý 150 ngàn tấn, công suất xử lý 170 tấn/ngày. Thời gian thực hiện dự án đến năm 2014. Tiếp đó, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng công trình: , giao Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị An Giang làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng giao thông An Giang tư vấn lập dự án và thiết kế cơ sở. Địa điểm xây dựng tại xã Bình Hòa (Châu Thành) với diện tích 22,46 héc-ta. Tổng mức đầu tư khoảng 84 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2012-2013. Mục tiêu nhằm xử lý chất thải rắn và rác thải sinh hoạt gắn liền với bảo vệ môi trường và văn minh đô thị, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường và sức khỏe người dân.
 Tương lai năm 2013, tỉnh sẽ có nơi xử lý rác, chấm dứt “sứ mệnh” và tên bãi rác Bình Đức chỉ còn trong “lịch sử”.
Hoạt động 4 :Hướng dẫn tự học :
Chuẩn bị bài mới : Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc): Soạn và chuẩn bị các bài tập trong SGK/127,128

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 123 CTDP an giang va van de rac thai.doc