I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Tiếng cười chế giễu thói “ Trưởng giả học làm sang”.
- Tài năng của Mô- li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.
2. Kĩ năng
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
3.Thái độ
Có ý thức học tập và rèn luyện để trở thành con người toàn diện.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
Bài 29 Tiết 119 : ông giuốc- đanh mặc lễ phục ( Trích: Trưởng giả học làm sang ) I.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Tiếng cười chế giễu thói “ Trưởng giả học làm sang”. - Tài năng của Mô- li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động. 2. Kĩ năng - Đọc phân vai kịch bản văn học. - Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch. 3.Thái độ Có ý thức học tập và rèn luyện để trở thành con người toàn diện. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng giao tiếp 2. Kĩ năng xác định giá trị 3. Kĩ năng lắng nghe tích cực 4. Kĩ năng hợp tác III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: các vấn đề liên quan đến tác giả và tác phẩm 2. Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi sgk IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ) V. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ :(Không kiểm tra) 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động( 1’): Trưởng giả học làm sang là vở hài kịch 5 hồi chế giễu Giuốc -đanh, lão nhà giàu ngu dốt nhưng lại tấp tểnh học đòi làm quí tộc sang trọng. Đoạn trích cảnh 5- cảnh cuối hồi 2: ông Giuốc-đanh mặc thử lễ phục trong phòng khách của mình. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung HĐ1. Đọc- hiểu văn bản * Mục tiêu - Đọc sáng tạo văn bản - Tiếng cười chế giễu thói “ Trưởng giả học làm sang”. - Tài năng của Mô- li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động. GV HD học sinh đọc phân vai - Giọng đọc các vai cần phù hợp với công việc và tính cách của họ. + Giọng Giuốc-đanh ông chủ giàu có nhưng ngu ngơ + Giọng phó may và thợ phụ giọng khéo léo, nịnh hót HS đọc -> GV nhận xét kết quả đọc H.Nêu hiểu biết của em về tác giả? H. Bài văn này được viết theo thể loại nào? em hiểu thế nào là hài kịch? (kịch vui, kịch cười), hài kịch kết thúc nhất thiết phải phải có hậu ,vui vẻ Vở kịch hôm nay học : đây là vở vũ khúc hài kịch vì trong vở có xen những màn ca múa . H. Trong bài theo em chú thích nào cần chú ý ? hãy giải thích nghĩa của các chú thích đó? H.Căn cứ vào các chỉ dẫn cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh ? H. Xem xét số lượng nhân vật tham gia mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động? - Tuy ở hai cảnh, vẫn chỉ có lời đối thoại của Giuốc- đanh với hai nhân vật phó may và thợ phụ, nhưng nhìn chung toàn sân khấu , có cả sự theo dõi của các nhân vật khác, có âm nhạc phụ hoạ, thì cảnh hai sôi động, vui vẻ, náo nhiệt hơn. 41’ I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Đọc 2. Thảo luận chú thích a.Chú thích * - Tác giả: Mô-li-e(1622- 1673) là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp - Tác phẩm + Thể loại Hài kịch : là một thể loại kịch trong đó tính cách và hành động và tình huống được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài. b.Các chú thích khác - Trưởng giả: nhà giàu ,tư sản giàu có nhờ buôn bán ,làm ăn -Lễ phục :bộ quần áo may theo kiểu quy định.. II. Bố cục: 2 cảnh a/ Ông Giuốc- đanhvà phó may b/Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ 4. Củng cố GV hệ thống lại bài 5. Hướng dẫn học tập - HS về nhà chuẩn bị tiếp các câu hỏi SGK - Tiết sau học tiếp phần còn lại của bài
Tài liệu đính kèm: