I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức:
Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung đề bài.
2/ Kĩ năng:
Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
3/ Thái độ
Đánh giá được chất lượng bài làm của bản thân mình, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm sửa chữa để làm tốt hơn nữa những bài làm sau.
II/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra đầu giờ ( Không kiểm tra giành cho giờ trả bài)
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ngày soạn: 02/ 04/ 2011 Ngày giảng: 05/ 04/ 2011 Tiết 117: Trả bài tập làm văn số 6 I/ Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung đề bài. 2/ Kĩ năng: Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình. 3/ Thái độ Đánh giá được chất lượng bài làm của bản thân mình, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm sửa chữa để làm tốt hơn nữa những bài làm sau. II/ Các bước lên lớp 1/ ổn định. 2/ Kiểm tra đầu giờ ( Không kiểm tra giành cho giờ trả bài) 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động: ( 1’) Tiết học trước các em viết bài văn số 6 về văn nghị luận, bài học này chúng ta cùng nhau nhìn lại kết quả vận dụng những kiến thức đã học vào bài viết của mình để nhìn nhận những điểm đã làm được và những tồn tại cần khắc phục Hoạt động dạy và học T/g Nội dung Học sinh đọc lại đề bài. H.Đề văn thuộc thể loại nào - văn nghị luận H.Đề bài yêu cầu các em thực hiện vấn đề gì? - Vai trò của học và hành. H. Sử dụng phương thức lập luận nào cho bài viết này? - Giải thích và chứng minh H. Dẫn chứng cần lấy ở đâu? - Sách vở và thực tế H.Với đề bài này mở bài các em cần thực hiện những vấn đề nào? H. Phần thân bài cần giải quyết những vấn đề nào? H. Kết bài cần nêu những ý gì? GV: các em nhìn chung đều thực hiện tốt yêu cầu của đề: nội dung, phạm vi nghị luận và phương pháp lập luận. - Nhiều em trình bày mạch lạc, rõ ràng lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú. Trình bày sạch sẽ và đúng chính tả. Một số bài viết chưa nắm chắc được yêu cầu của đề, dẫn đến bài viết lan man, dẫn chứng chưa xác thực.Sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng vì thế dẫn đến bài viết không có sức thuyết phục. I. Đề bài: Hồ Chí Minh có dạy: “ Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành thì hành không trôi chảy” Em hiểu lời dạy trên như thế nào? II. Dàn bài 1. Mở bài Nêu vấn đề nghị luận. Phát biểu suy nghĩ khái quát về mối quan hệ giữa học và hành. 2.Thân bài. - Giải thích thế nào là học, hành + Học là học tập, học hỏi những tri thức từ sách vở và thầy cô, cuộc sống. + Hành là thực hành những kiến thức đã tiếp thu từ việc học. - Mối quan hệ giữa học và hành nếu học mà không hành thì học chỉ là lí thuyết suông, sách vở giáo điều, không thực tế ( d/c), còn hành mà không học thì khó thực hiện thậm chú làm sai gây hậu quả nghiêm trọng. ( d/c) - Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau. 3. Kết bài Khẳng định ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của việc kết hợp giữa học và hành. III. Nhận xét * Ưu điểm. * Hạn chế IV. Chữa lỗi Lỗi và học sinh mắc lỗi Lỗi cụ thể Chữa lỗi Lỗi chính tả - Thái - Oai, ngọc - Sơn, Đại - Dinh Ko, nắm trắc, bắt trước, vận rụng, áp rụng Không, nắm chắc, bắt chước, vận dụng, áp dụng Lỗi diễn đạt - Đai, Khiết ( 8b), oai, Sơn, Mấy( 8c), Chiến, Lâm( 8a) - Học phải đi đôi với hành thì sau này mới trở thành người có ích cho đất nước sau này. - Một khi chúng ta đã tiếp thu được những tri thức để sau này sẽ áp dụng vào cuộc sống. - Muốn hiểu biết thì con người phải cố gắng học tập cho dù cực khổ đến mấy. - người muốn hành thì phải học cho giỏi. - Ví dụ như một bạn học sinh chỉ tiếp thu kiến thức mà không thực hành. - Các cụ vẫn thường dạy bảo chỉ cần học thôi không cần vận dụng vào thực tế. - Chúng ta là con dân Việt Nam, là học sinh phải học để xứng đáng với câu nói của Bác. - Học phải đi đôi với hành để có kiến thức sâu rộng và chắc - Một khi chúng ta đã có kiến thức sâu rộng thì trong cuộc sống chúng ta rất dễ thành công. - Muốn có kiến thức sâu rộng thì chúng ta phải phấn đấu học tập không ngừng cho dù cuộc sống có gặp nhiều khó khăn. - Muốn thực hành tốt thì phải căn cứ vào những kiến thức đã được học. - Trong học tập một bạn học sinh chỉ tiếp thu kiến thức mà không thực hành thì kết quả liệu có tốt được không? - Trong thực tế cuộc sống chúng ta đã thấy, nếu học mà không hành thì học sẽ không đạt kết quả cao và ngược lại vì thế mà Bác của đã nói - Chúng ta ngồi đây là học sinh phải học tập và thực hành tốt để những kiến thức GV đọc cho học sinh nghe một số bài viết khá V. Trả bài và công bố điểm - Điểm giỏi - Điểm khá - Điểm TB - Điểm yếu 4. Củng cố ( 1’) Gv hệ thống lại bài và nhận xét ý thức giờ trả bài. 5. Hướng dẫn học tập ( 1’) - Học sinh về nhà tiếp tục ôn tập lại thể loại văn nghị luận. - Chuẩn bị bài:Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ( Đọc và trả lời các câu hỏi sgk)
Tài liệu đính kèm: