Giáo án Ngữ văn 8 tiết 113: Kiểm tra văn học

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 113: Kiểm tra văn học

Tuần30/ Tiết 113

 KIỂM TRA VĂN HỌC

1 Mục tiêu :

Học sinh vận dụng kiến thức chủ yếu ở mảng văn học qua các bài Nhớ rừng& Quê hương, Chiếu dời đô, Hịchtướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Bàn luận về phép học, “Sông núi nước Nam” và “Nước Đại Việt ta”.

 để làm tốt bài làm.

Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Rèn kĩ năng, ý thức làm bài kiểm tra.

2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh

a/ Bài cũ. (không)

b/ Bài mới.

Nhắc nhở học sinh một số yêu cầu khi làm bài kiểm tra. Phát đề.

a.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức : Trắc nghiệm &Tự luận

 

docx 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 113: Kiểm tra văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/10/2011 
Ngày dạy: 17/10/2011 
Tuần30/ Tiết 113	
 KIỂM TRA VĂN HỌC	
1 Mục tiêu :
Học sinh vận dụng kiến thức chủ yếu ở mảng văn học qua các bài Nhớ rừng& Quê hương, Chiếu dời đô, Hịchtướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Bàn luận về phép học, “Sông núi nước Nam” và “Nước Đại Việt ta”. 
 để làm tốt bài làm.
Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Rèn kĩ năng, ý thức làm bài kiểm tra.
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
a/ Bài cũ. (không)
b/ Bài mới.
Nhắc nhở học sinh một số yêu cầu khi làm bài kiểm tra. Phát đề.
a.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức : Trắc nghiệm &Tự luận
b. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
 Nhớ rừng& Quê hương
Số câu- Số điểm 
Tỉ lệ
những cảm hứng chung của hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê Hương” là gì?
1 câu- 0,25 đ
0,25%
1 câu- 0,25 đ
0,2 5%
Chiếu dời đô 
Số câu- Số điểm
Tỉ lệ
được sáng tác vào năm nào?Điền tên TG& thể loại
2 câu- 0,5đ
0,5%
Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể Chiếu?
1 câu- 0,25 đ 
0,25%
Viết đoạn văn nêu ly do Lý Công Uẩn dời đô? 1 câu- 4 đ
40% 
4câu- 47,5đ
47,5%
Hịch tướng sĩ 
Số câu- Số điểm
Tỉ lệ
được sáng tác khi nào? Điền tên TG& thể loại
2 câu- 0,5đ
0,5%
Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể Hịch?
1 câu- 0,25 đ
0,25%
 Ghi lai câu noi thể hiện tâm trang cua Trần Quốc Tuấn và cho biết đó là tâm trạng gi? 
1 câu- 2 đ
20%
4 câu
2,75 đ
27,5%
Bình Ngô đại cáo 
Số câu- Số điểm
Tỉ lệ
được công bố vào năm nào Điền tên TG& thể loại
2 câu- 0,5đ
0,5%
Dòng nào nói đúng nhất chức năng của thể Cáo?
1 câu- 0,25 đ
0,25%
3 câu
0,75 đ
0,75%
Bàn luận về phép học 
Số câu- Số điểm
Tỉ lệ
được trích dẫn từ đâu Điền tên TG& thể loại
2 câu- 0,5đ
0,5%
2 câu
0,5đ
0,5%
“Sông núi nước Nam” và “Nước Đại Việt ta”.
Số câu- Số điểm
Tỉ lệ
Sự phát triển của quan niệm về Tổ quốc qua 2 bài thơ
4 câu- 1 đ
10%
4 câu- 1 đ
10% 
 Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
9 câu- 2,25 đ
2,25%
7câu- 1,75 đ
1,75% 
 1 câu- 2 đ
20%
1 câu- 4 đ
40% 
 18 câu- 10 đ
100%
Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm. 
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
1. Một trong những cảm hứng chung của hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê Hương” là gì?
A. Nhớ tiếc quá khứ. B. Thương người và hoài cổ. 
C. Coi thường và khinh bỉ cuộc sống tầm thường hiện tại. D. Đau xót và bất lực.
2. “Chiếu dời đô” được sáng tác vào năm nào?
A. 1010. B. 958. C. 1789. D. 1858.
3. Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể Chiếu?
A. Giãi bày tình cảm của người viết. B. Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
C. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc. D. Ban bố mạnh lệnh của nhà vua.
4. Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể Hịch?
A. Ban bố mệnh lệnh của vua. B. Dùng để công bố kết qủa một sự việc.
C. Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ‏ý kiến hoặc đề nghị.
D. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
5. “Hịch tướng sĩ “ được sáng tác khi nào?
A. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257).
B. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).
C. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287).
D. Sau chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ hai.
6. Dòng nào nói đúng nhất chức năng của thể Cáo?
A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
B. Dùng để trình một chủ trương hay công bố kết qủa một việc lớn để mọi người cùng biết.
C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.
D. Dùng để tâu lên những ‏ý kiến, đề nghị của bề tôi.
7. “Bình Ngô đại cáo” được công bố vào năm nào?
A. Năm 1426. B. Năm 1429. C. Năm 1430. D. Năm 1428.
8. “Bàn luận về phép học” được trích dẫn từ đâu?
A. Bài Cáo của vua Quang Trung. C. Bài Tấu của Nguyễn Thiếp.
B. Bài Hịch của Nguyễn Thiếp. D. Bài Tấu của Nguyễn Trãi.
9. Sự phát triển của quan niệm về Tổ quốc được thể hiện như thế nào trong bài “Sông núi nước Nam” và “Nước Đại Việt ta”. Hãy đánh dấu vào ô trống trong bảng sau?
Nội dung quan niệm về Tổ quốc.
Sông núi nước Nam
Nước Đại Việt ta
1/ Bờ cõi núi sông.
2/ Có Vua.
3/ Có chủ quyền.
4/ Ghi nhận ở sách trời.
5/ Văn hiến.
10. Điền tên tác giả và thể loại vào ô trống trong bảng sau.
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
1
Chiếu dời đô.
2
Hịch tướng sĩ.
3
Nước Đại Việt ta (Trích).
4
Bàn luận về phép học (Trích).
Phần II:Tự luân ( 6điểm)
1/ Ghi lai câu noi thể hiện tâm trang cua Trần Quốc Tuấn và cho biết đó là tâm trạng gi? (2điểm).
2/ Viết đoạn văn nêu ly do Lý Công Uẩn dời đô? (4điểm).
Đáp án – Biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm )
Mỗi câu trả lời đúng được: 0,25 điểm (từ câu 1 -> 8) Câu 9 -10: 1 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
A
A
D
D
B
B
D
C
Câu 9: 
- Sông núi nước Nam: ‏ý 1,2,3,4.
- Nước Đại Việt ta: ‏ý 1,2,3,5
Câu 10: 1. Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn – Chiếu. 
 2. Hịch tướng sĩ– Trần Quốc Tuấn – Hịch. 
 3. Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi – Cáo.
 4. Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp – Tấu.
Phần II. Tự luận ( 6 điểm ).
1/ Tâm trạng của TQT đoạn: “ ta thường tới bủa quên ăn.Cam lòng.
-> tâm trang quên an mất ngủ vì căm tức giặc xâm lượt ma chúng di nghênh ngang con chưởi triều đình
* Yêu cầu chung: 
 HS nêu lên được mục đích của việc dời đô của Lí Công Uẩn trong văn bản “Chiếu dời đô”.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở đoạn: 0,5 điểm.
- Giới thiệu về Lí Công Uẩn và hoàn cảnh ra đời “Chiếu dời đô”.
- Khẳng định: phần đầu bài “chiếu”, Lí Công Uẩn giả thích nguyên nhân, mục đích của việc dời đô. Tác giả có một lối viết ngắn gọn, lí lẽ sắc sảo, các dẫn chứng nêu ra đầy sức thuyết phục.
2. phát triển đoạn: 3điểm.
- Mở đầu bài chiếu tác giả dẫn sử sách làm tiền đề: nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô.
+ Việc dời đô của các vua thời tam đại (bên Tàu) là do yêu cầu khách quan (“Tuân theo mệnh trời”), lại phù hợp với nguyện vọng của nhân dân (“Thuận theo ‏ý dân”).
+ Kết qủa của việc dời đô: làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
- Lí Công Uẩn phê phán hai triều đại: Đinh – Lê không tuân theo mệnh trời, không biết học theo cái đúng của người xưa và hậu qủa là triều đại ngắn ngủi, vạn vật không thích 
nghi, nhân dân thì khổ sở.
- Việc dời đô là cần thiết, là nhằm mục đích sâu xa, tốt đẹp: “đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”. Dời đô sẽ mang lại lợi ích tốt đẹp “vận nước lâu dài”, “phong tục phồn thịnh”.
3. Kết đoạn: 0,5 điểm.
Dời đô là để xây dựng và bảo vệ đất nước giàu đẹp, bền vững để muôn đời mai sau. Phần đầu “Chiếu dời đô” đã thể hiện tâm hồn và trí tuệ Đại Việt, bản lĩnh đổi mới và vươn lên của Đại Việt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai KT 45p van ban co MT DAN MOI.docx