Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113 đến 116 - Trường PTDT Bán trú THCS Nà Nhạn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113 đến 116 - Trường PTDT Bán trú THCS Nà Nhạn

Tiết 114: Lựa chọn trật tự từ trong câu

A.Mục tiêu bài học

 Qua bài học,học sinh nắm được

1. Kiến thức: - Trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể là :

 - Khả năng thay đổi trật tự từ; Hiệu quả diễn đạt của các trật tự từ khác nhau.

 2. Kĩ năng: - Cách sắp xếp trật tự từ trong câu .

 - Tác dụng của những trật tự từ khác nhau.

 3.Thái độ : - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp, viết vbản.

B. chuẩn bị :

 1. Giáo viên : Bảng phụ, tham khảo tài liệu.

 2. Học sinh : Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học

 * Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5')

? Em hiểu như thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? lấy ví dụ ?

 * Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới( 1' )

 Khi nói, viết muốn đạt hiệu quả cao, phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tiễn và diễn tả tư tưởng tình cảm của bản thân thì người viết cần biết lựa chọn và xắp xếp trật tự từ trong câu.Vậy việc sắp xếp và lựa chọn trật từ trong câu ntn? Ta tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113 đến 116 - Trường PTDT Bán trú THCS Nà Nhạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Kiểm tra : /3/2012 
 Tiết 113: Kiểm Tra văn . 
 ( Kiểm tra theo đề chung của phòng GD)
Lớp 8ª2: Mã đề 1 : 14/28
 Mã đề 2: 14/28
Lớp 8ª3: Mã đề 1 : 14/28
 Mã đề 2 : 14/28
Soạn ngày : 22/ 3/ 2012
Dạy ngày : 3 / 2012 
Tiết 114: Lựa chọn trật tự từ trong câu
A.Mục tiêu bài học 
 Qua bài học,học sinh nắm được 
1. Kiến thức: - Trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể là :
 - Khả năng thay đổi trật tự từ; Hiệu quả diễn đạt của các trật tự từ khác nhau.
 2. Kĩ năng: - Cách sắp xếp trật tự từ trong câu .
 - Tác dụng của những trật tự từ khác nhau.
 3.Thái độ : - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp, viết vbản.
B. chuẩn bị :
 1. Giáo viên : Bảng phụ, tham khảo tài liệu.
 2. Học sinh : Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
 * Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5')
? Em hiểu như thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? lấy ví dụ ?
 * Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới( 1' )
 Khi nói, viết muốn đạt hiệu quả cao, phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tiễn và diễn tả tư tưởng tình cảm của bản thân thì người viết cần biết lựa chọn và xắp xếp trật tự từ trong câu.Vậy việc sắp xếp và lựa chọn trật từ trong câu ntn? Ta tìm hiểu bài học hôm nay.
* Hoạt động 3 : Bài mới 
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GV đưa phần ngữ liệu đã chuẩn bị sẵn lên bảng.
? Có thể thay đổi trật tự từ trong câu gạch chân theo những cách nào mà không thay đổi nghĩa cơ bản của câu.?
? Vậy để diễn đạt nội dung tương tự câu in đậm trong đoạn văn, có thể có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ ?
? Vì sao tác giả chọn trật tự từ như vậy trong đoạn trích ? 
? Phân tích tác dụng của trật tự từ trong 6 câu trên ? 
? Hiệu quả diễn đạt các cách xắp xếp trật tự từ trong câu có giống nhau không ? 
? Từ đây em rút ra kinh ngiệm gì trong việc đặt câu ?
Gọi hs đọc BT 1 SGK
? Trật tự từ trong những câu in đậm trong mỗi đoạn trích thể hiện điều gì?
? So sánh tác dụng những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm?
? Từ những điều đã phân tích ở các mục I , II, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
Gọi hs đọc và xác định yêu cầu bài tập 1.
? Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bọ phận câu những câu in đậm?
- H/s đọc ngữ liệu
-Suy nghĩ , trả lời.
-Nhận xét bổ xung
- Lí giải
- H/s giải thích
Đọc ghi nhớ
- Đọc bài tập
- 2 hs làm 
-Nhận xét , bổ sung
-Suy nghĩ trả lời
H/s đọc ghi nhớ
- H/s khái quát 
- H/s đọc
- Đọc và nêu yêu cầu btập.
- Làm bài độc lập.
-Chữa bài
I/ Nhận xét chung.
1. Bài tập:
VD : Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sãi cũ.
*Những cách sắp xếp mới :
( 1 ) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sãi cũ.
 ( 2 ) Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sãi cũ, gõ đầu roi xuống đất.
 ( 3 ) Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sãi cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
 ( 4 ) Bằng gọng khàn khàn của một người hút nhiều sãi cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.
 (5 ) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sãi cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
( 6 ) gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sãi cũ, cai lệ thét.
-> Với một câu cho trước, nếu thay đổi trật tự từ, ta có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu. 
- Việc lặp lạị từ roi ngay ở đầu câu tạo sự liên kết với câu trước.
- Việc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết với câu sau.
- Việc mở đầu bàng cụm từ  gõ đầu roi xuống đất có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của tên cai lệ
->Cách viết của tác giả nhấn mạnh vị thế xã hội của cai lệ, nhấn mạnh thái độ hung hãn của cai lệ, tạo liên kết câu.
Câu
Nhấn mạnh sự hung hãn
Lkc với câu đứng trước
Lkc với 
câu đứng sau
 1
-
+
+
 2
-
+
-
 3
-
-
-
 4
-
-
+
 5
-
-
+
 6
+
-
+
- Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ trong 6 câu không hoàn toàn giống nhau, có hiệu quả riêng.
-> Cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
2. Ghi nhớ: SGK
II/ Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
1. Bài tập :
1a- Thể hiện trước sau của các hoạt động( Cụm từ in đậm 1).
- Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động( Cụ từ in đậm thứ 2).
1b. – Thể hiện bậc cao thấp của các nhân vật ( hoặc phản ánh thứ tự xuất hiện của các nhân vật)
- Trật tự tương ứng với trật tự của cụm từ đướng trước : Cai lệ mang roi song còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.
2. Cách viết của nhà văn Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn.
3. Tác dụng:
- Thể hiện thứ tự của sự vật, hiện tượng.
- Thể hiện vị thế xh của các nhân vật.
- Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm sự việc, hành động.
- Tạo sự liên kết câu, nhịp điệu cho câu văn.
2. Ghi nhớ : SGK
III/ Luyện tập
Bài tập 1:
a. Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b. Đặt cụm từ đẹp vô cùng trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhấn mạnh cái đẹp của non sông đất nước mới được giải phóng.
- Cụm từ hò ô tiếng hát: Đảo hò ô lên trước để bắt vần với sông Lô( vần lưng), tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước, đồng thời cũng đảm bảo cho câu thư bắt vần với câu trước( vần chân)- ngạt, hát -> Trật tự từ đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ.
c. Câu văn của NCHoan: Lặp lại các từ và cụm từ mật thám, đội con gái ở hai câu đầu 2 vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.
D.Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (1 phút ) 
 - Học ghi nhớ, hoàn thành các bài tập còn lại.
 - Đọc và chuẩn bị bài : Lựa chọn trật tự từ (tiếp )
Soạn ngày : 22/3/2012
Ngày giảng: /3/2012 
 Tiết 115: Trả bài viết số 6 	
A. Mục tiêu bài học 
Qua baì học, học sinh nắm được 
1. Kiến thức . - Ôn tập củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu,... và đặc biệt về luận điểm và cách trình bay luận điểm.
 2. Kỹ năng : - học sinh có khả năng tự kiểm tra bài viết của mình, nhừ đó có kinh ngiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau.
 3. Thái độ : - Học sinh biết sửa những lỗi thường gặp phải : như tạo lập một đoạn văn, diễn đạt dùng từ...
B. Chuẩn bị 
1.Thầy : Chấm bài và trả trước cho học sinh 2 ngày
2.Trò : Nhận bài tự sửa lỗi, nhận xét bài làm của mình trên cơ sở nhận xét của giáo viên
Ôn lại các kiến thức thuộc các phần trên.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học 
* Hoạt động 1 : kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
* Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới
Để giúp các em có cái nhìn chính xác về nội dung một số kiến thức đã học về phần tập làm văn và biết sửa những lỗi về nội dung và diễn đạt trong các bài kiểm tra vừa qua. Trong giờ trả bài cô giáo cùng các em phát hiện và sửa lỗi những kiến thức đã nêu
* Hoạt động 3 : Bài mới
Nội dung cần đạt
*.Đề bài:
Bạn em chỉ thích trò chơi điện tử mà tỏ ra thờ ơ không quan tâm tới thiên nhiên, em hãy chứng minh cho bạn thấy: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết, niềm vui vô tận.
I . Yêu cầu . 
- Thể loại :
- phương pháp : 
II. Dàn ý.
1. Mở bài:
 - Dẫn dắt, nêu vấn đề: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết niềm vui và chúng ta cần gần gũi thiên nhiên.
2.Thân bài:
 + Luận điểm 1: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ:
 - Nếu đứng trong một căn phòng nhỏ, và dầy khói thuốc lá và ở ngoài kia là thiên nhiên hùng vĩ, có núi, có sông thì bạn sẽ chọn nơi nào?
 - Con người nếu như không có thiên nhiên thì con người chỉ như một cái máy, chắc chắn không ai có thể thoát khỏi hội chứng của sự căng thẳng. Thiên nhiên chính là liều thuốc bổ đối với sức khoẻ của con người.
+ Luận điểm 2: Thiên nhiên đem đến cho ta sự hiểu biết niềm vui
- Tham quan thiên nhiên ta sẽ tích luỹ được các kiến thức về sinh học, vật lý hay hoá học.
- Thiên nhiên là nơi ta thực hành những kiến thức mà ta tích luỹ được qua sách vở.
- Gần gũi với thiên nhiên là thêm yêu đời, yêu cuộc sống, tạo nên cảm hứng sáng tác văn học.
(Dẫn chứng một số nv gần gũi với thiên nhiên trong vh: Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca, ...)
* Cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến với thiên nhiên. Bằng cách: Cùng gia đình có những ngày nghỉ cuối tuần đến với thiên nhiên; sưu tần các mẫu trong thiên nhiên; vẽ tranh phong cảnh; chăm sóc cây xanh ...
 3.Kết bài: Khái quát lại vai trò của thiên nhiên với đời sống con người. Lời kêu gọi mọi người hãy gần gũi với thiên nhiên. (1,5đ)
 IV. Nhận xét - Trả bài . 
1. Nhận xét . 
*. Ưu điểm;
 Đa số các em có ý thức học bài và làm bài kiểm tra, nắm được yêu cầu của đề bài, bước đầu đã biết tổ chức hệ thống các luận điểm và viết đoạn văn trình bài luận điểm.
*. Nhược điểm
- Xác định yêu cầu của đề bài không chính xác.
- Lúng túng trong việc tổ chức hệ thống luận điểm cũng như viết đoạn văn trình bày luận điểm.
- Kiến thức về tác phẩm văn học còn yếu, kĩ năng trích dẫn và phân tích dẫn chứng còn yếu.
- Bố cục bài viết chưa rõ ràng
- Không biết sử dụng từ ngữ đặc trưng của văn nghị luận.
- Diễn đạt yếu, viết câu sai chính tả, ngữ pháp.
2. Trả bài . 
IV. Chữa lỗi 
1. Lỗi chính tả .
( Sửa trực tiếp trên bài hs )
2. Lỗi diễn đạt, dùng từ đặt câu 
V . Đọc bài mẫu ,tổng hợp điểm . 
1. Đọc bài mẫu : , Yên,Vân,lan : 8a2. lò Nga, Chung : 8a3
2. Tổng hợp điểm : G: Khá : TB: Yếu : 
 8a2: 
 8a3: 
D. Hoạt động 4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối . 
 - Tiếp tục ôn các nội dung đã kiểm tra. 
- Tự luyện viết đoạn văn.
Ngày soạn: 22/3/2012
Ngày dạy: /3/ 2012
Tiết 116: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả văn nghị luận 
A. Mục tiêu bài học 
Qua bài học ,học sinh nắm được 
1. Kiến thức 
 - Hiểu sâu hơn về văn nghị luận thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận .
- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận. 
2. Kĩ năng 
-Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận .
3. Thái độ 
Có thái độ nghiêm túc khi học bài 
B. Chuẩn bị 
1.Thầy: nghiên cứu, soạn bài 
2.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới 
C. Tổ chức hoạt động dạy học 
 *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (không)
 *Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
Văn nghị luận ngoài yếu tố biểu cảm chúng ta cũng có thể kết hợp với yếu tố miêu tả và tự sự, việc kết hợp ấy cụ thể như thế nào cô cùng các em tìm hiểu trong bài ngày hôm nay 
 * Hoạt động 3: Bài mới (43 phút) 
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận 
GV cho HS đọc bài tập sgk.
đọc bài tập 
1. Bài tập 1 
?
Cho biết nội dung của hai đoạn trích trên ?
trả lời 
- Đoạn a: Kể về các thủ đoạn bắt lính tình nguyện 
- Đoạn b: Luận điệu tuyên truyền của thực dân pháp và thực chất cảnh khổ sở của lính tình nguyện 
?
Theo em mục đích của việc kể và tả ấy là gì ?
traođổi bàn (1phút) 
trả lời 
-> Mục đích là để vạch trần sự tàn bạo và giả dối của thực dân trong chế độ lính tình nguyện -> chỉ cho người đọc thấy rõ phải trái, đúng sai -> là những đoạn văn nghị luận 
Gv : như vậy tự sự và miêu tả chỉ là yếu tố của 2 đoạn trích 
?
Tìm những câu cụ thể có yếu tố kể và tả trong 2 đoạn trích? 
?
Nếu bỏ các yếu tố kể và tả đi em có nhận xét gì?
 (cho học sinh đọc đoạn văn bỏ các yếu tố kể và tả đi) 
nhận xét
- Nếu bỏ yếu tố kể ở đoạn a đi thì không thấy được sự “ nhũng lạm” trong chế độ lính tình nguyện 
- Nếu bỏ yếu tố tả đoạn b đi không thấy được tình cảnh khổ cực của lính tinh nguyện -> không phơi bày được sự thật trong chế độ lính tình nguyện. 
?
Từ việc tìm hiểu trên hãy rút ra vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
Gv : trong văn nghị luận các yếu tố đó được gọi là luận cứ 
Khái quát ghi
- Tự sự, miêu tả làm cho bài văn nghị luận có sức hấp dẫn hơn (trình bày luận cứ được rõ ràng cụ thể hơn)
đọc ghi nhớ 
2. Ghi nhớ . ý 1
* Bài tập 2
?
Tìm những yếu tố miêu tả và tự sự trong văn bản trên ?
? Cho biết mụcđích của việc kể và tả đó ?
đọc bài tập
Học sinh tìm 
Các yếu tố tự sợ và miêu tả về chàng Trăng 
Các yếu tố tự sự và miêu tả về nàng Han
Mục đích rút ra từ việc kể và tả đó 
- Kể: mẹ thụ thai kỳ lạ, sau đó bỏ lên rừng, chàng không nói cười sau đó
- Tả: không nói, không cười, đêm đêm soi xuống dòng Pong- gơ – nhi những dòng thác bạc 
- Kể: Nang Han thông minh đi đánh giặc, thắng giặc, sau đó hoá tiên lên trời 
- Tả: cô gái thông minh dũng cảm, gần đấy có những vũng bùn, vũng ao chi chít 
- >Sự giống nhau giữa các truyện anh hùng đẹp của dân tộc Việt Nam 
->Yếu tố tự sự miêu tả dùng làm luận cứ làm rõ luận điểm .
?
Các yếu tố được sử dụng trong bài văn này có gì khác so với văn bản gốc của 2 truyện 
nhận xét 
- Không kể, tả chi tiết mà chỉ chọn lọc chi tiết hình ảnh tiêu biểu 
?
Vì sao vậy 
trả lời 
- Những chi tiết ấy gần giũ với truyện Thánh Gióng -> làm sáng tỏ luận điểm
?
Vậy qua đây đánh giá như thế nào về yêu cầu khi đưa 2 yếu tốvào văn nghị luận 
trả lời 
- Chỉ đưa chi tiết và hình ảnh tiêu biểu đủ làm sáng tỏ luận điểm, không phá vỡ mạch nghị luận 
?
 Qua bài cụ thể hãy rút ra những yêu cầu khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận 
trả lời. 
đọc ghi nhớ ý 2
2. Ghi nhớ 2
Gv chốt - chuyển 
đọc toàn bộ phần ghi nhớ 
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1 
Gv - Tổ chức thảo luận 
Nhóm 1, 2, 3 tìm yếu tố kể nêu tác dụng 
Nhóm 4, 5, 6 
? tìm yếu tố tả nêu tác dụng ?
-Gv chữa: đưa ra bảng kiến thức chuẩn
đọcbài tập, nêu yêu cầu 
-thảo luận nhóm 3’ 
viết bảng nhóm 
* yếu tố tự sự, miêu tả, tác dụng .
Yếu tố tự sự
Yếu tố miêu tả
Tác dụng
-Sắp trung thu. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình khi bị bắt vô cớ. chỉ một sâu những vật lỉnh kỉnhPhải ra đi với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải làm thơ
-Trời xứ Bắc hẳn trong, hẳn trăng tròn và sáng.trong suốt bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ lồng bóng cây. Đêm nay raọ rực bao nỗi niềm, cầm lòng không được người tù phải thốt lên
Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực
- 2 yếu tố rất dồi dào phong phú 
Muốn khắc hoạ cụ thể hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ vọng nguyệt” và tâm trạng của người tù được thể hiện trong bài thơ 
D.Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối. (1phút)
 - Nắm được các yếu tố miêu tả và yêu cầu 
 - Làm bài tập còn lại 
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận .

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 31 tu tiet 113 116.doc