Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 11 đến 20 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 11 đến 20 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

Viết bài tập làm văn số 1

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua tiết kiểm tra để :

Giúp giáo viên kiểm tra việc nắm lý thuyết về văn bản và thể loại của học sinh, kiểm tra kỹ năng vận dụng lý thuyết của học sinh vào viết một văn bản cụ thể.

Phân loại học sinh, điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản tự sự.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Ổn định tổ chức.

Ghi đề bài.

Theo dõi học sinh làm bài.

Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

I. ĐỀ RA:

 Em hãy kể lại những kỹ niệm đáng nhớ nhất trong ngày đầu tiên đi học của mình.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 11 đến 20 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 11- 12
 Ngày 6/ 9 /2008
Viết bài tập làm văn số 1	
A. Mục tiêu bài dạy: Qua tiết kiểm tra để : 
Giúp giáo viên kiểm tra việc nắm lý thuyết về văn bản và thể loại của học sinh, kiểm tra kỹ năng vận dụng lý thuyết của học sinh vào viết một văn bản cụ thể.
Phân loại học sinh, điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản tự sự.
B. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Ghi đề bài. 
Theo dõi học sinh làm bài.
Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
Đề ra:
 Em hãy kể lại những kỹ niệm đáng nhớ nhất trong ngày đầu tiên đi học của mình.
Đáp án, biểu điểm:
Yêu cầu về hình thức:
Đúng thể loại: Văn tự sự.
Đúng trọng tâm: Kỷ niệm đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học của bản thân.
Văn bản có bố cục 3 phần.
Chữ viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, trình bày mạch lạc 
 Yêu cầu về nội dung:
Mở bài: Giới thiệu kỷ niệm đáng nhớ trong ngày đầu đi học (1 điểm).
Thân bài: Kể kỷ niệm đáng nhớ theo một trình tự nhất định (8 điểm).
Kết bài: Suy nghĩ, cảm nhận của em về những kỹ niệm đó (1 điểm).
IV. Biểu điểm chấm :
Điểm 9-10 :
 Đạt đầy đủ yêu cầu về nội dung,hình thức trình bày đẹp rõ ràng.Hành 
 văn diễn đạt mạch lạc,giaù hình ảnh
Điểm 7-8 : 
 Đạt đầy đủ yêu cầu về nội dung,trình bày đẹp rõ ràng ,hành văn diễn 
 đạt trôi chảy ,song còn sai sót một số lỗi chính tả
Điểm 5-6 : 
 Hiểu đề song diễn đạt chưa mạch lạc ,còn sai sót nhiều từ và lỗi chính tả 
Điểm 3-4 :
 Chưa đạt yêu cầu về nội dung,hình thức trình bày cẩu thả ,chữ xấu .
 Hành văn diễn đạt lủng củng,ý nghèo, sai sót về dùng từ,diễn đạt
Điểm 1-2 : 
 Xa đề ,chưa nắm được kiểu văn tự sự 
V. Dặn dò : 
 -- Soạn bài mới: Lão Hạc.
 -- GV hướng dẫn cụ thể
 + Đọc kĩ văn bản, tóm tắt được những nội dung chính của văn bản
 + Nắm được những nét chính về tác giả và văn bản
 + Nắm được cấu trúc của văn bản.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
 Tiết 13
 Ngày 10 /9 /2008
Lão Hạc 
	( Nam Cao)	
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Nắm được những nét chính về tác giả , về văn bản .
Nắm được cấu trúc của văn bản.
Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đánh thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao dành cho những người lao động nghèo.
b.tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Chân dung tác giả Nam Cao.
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ?
Dạy bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
 (I) Đọc – Chú thích 
 Hướng dẫn đọc. Giọng của các nhân vật, nhịp điệu của các lời văn.
GV đọc mẫu một đoạn
Gọi học sinh đọc phần chữ to.
- Kiểm tra một số chú thích :9, 17, 18, 19, 29, 34, 43. 
 GV nêu câu hỏi.
Học sinh trình bày cá nhân. 
H. Em hãy nêu những nét chính về tác giả?
H. Nêu những nét chính về tác phẩm? 
- Gv cung cấp kiến thức thêm cho học sinh. 
Đọc.
 - Giọng của các nhân vật, nhịp điệu của các lời văn.
2. Chú thích
 a. Tác giả:
 - Nam Cao (1915 -1951)
 - Quê ở Hà Nam.
 - Là nhà văn hiện thực xuất sắc của VHHT 30- 54.
 - Thường viết về người nông dân nghèo đói và người tri thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
 - Được giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 1996.
b. Tác phẩm “Lão Hạc”
Là tác phẩm xuất sắc viết về người nông dân nghèo được đăng báo vào1943
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
 (II) Đọc – hiểu cấu trúc văn bản
 H. Em hãy tóm tắt các sự việc chính được kể trong văn bản? ( Phần chữ nhỏ )
 H. Trong chuỗi sự việc đó có mặt những nhân vật nào? Ai là nhân vật trung tâm?
 H. Xác định ngôi kể của văn bản và 
 H. PTBĐ của văn bản?
Nhân vật trung tâm: Lão Hạc.
Kể theo ngôi 1.
- PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
(IV) Hướng dẫn học bài ở nhà
Tóm tắt nội dung câu chuyện.
Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu , nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản tiết sau học tiếp
 ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 14
 Ngày 10 / 9 /2008
Lão Hạc 
	( Nam Cao)	
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đánh thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.
Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao dành cho những người lao động nghèo.
Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: Cách khắc hoạ nhân vật, cách dẫn truyện 
b.tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa, sách tham khảo. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Chân dung tác giả Nam Cao.
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc?
Tóm tắt nội dung chính của truyện?
Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung văn bản.
 (I) Đọc – hiểu nội dung văn bản
 1. Tâm trạng của Lão Hạc khi phải bán chó 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
 H. Tại sao một con chó lại được Lão Hạc gọi là cậu Vàng?
 H. Tại sao Lão Hạc phải bán chó?
 H. Việc bán cậu Vàng đã lưu lại trong tâm trí lão Hạc như thế nào? Bộ dang của Lão Hạc như thế nào khi nhớ lại việc bán chó?
 H. Động từ “ép” trong câu “Những vết nhăn . . . chảy ra” có sức gợi tả như thế nào? 
 H. Từ đó em hình dung Lão Hạc là người như thế nào? Tình cảm của lão Hạc đối với con trai như thế nào?
Lão nghèo, sống cô độc nên nuôi chó làm bạn và gọi thân mật là cậu Vàng.
Cuộc sống khó khăn không nuôi nổi mình và cậu Vàng.
“ Nó có biết gì đâu  này à”.
Lão cười như mếu, đôi mắt ừng ực nước. mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt không chảy ra, đầu nghẹo về một bên, miệng mếu như con nít, hu hu khóc.
Gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, đau khổ đến cạn cả nước mắt.
- Nghèo khổ, ốm yếu, thương yêu loài vật
 - Tấm lòng yêu thương con sâu sắc của một người bố nhân hậu, giàu lòng tự trọng
 2. Cái chết của Lão Hạc.
 H. Lão Hạc chết trong tư thế như thế nào? Lão chuẩn bị những gì trước khi chết?
 H. Nhận xét về cách đặc tả cái chết của Lão Hạc ? T/d?
 H. Cái chết của Lão Hạc còn thể hiện được những phẩm chất gì?
 H. Cái chết của Lão Hạc cho em biết thêm điều gì về bi kịch của người nông dân? bi kịch đó tác động như thế nào đến người đọc? 
 H. Khi nghe Binh Tư nói về Lão Hạc, ông giáo cảm thấy cuộc đời đáng buồn, nhưng khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc ông giáo lại nghĩ “ Không, cuộc đời chưa hẵn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”, Em hiểu ý nghĩ đó như thế nào? 
 H. Những ý nghĩ đó nói thêm với chúng ta điều gì về nhân cách con người của ông giáo?
Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi 
Gửi tiền và vườn cho ông giáo, xin bả chó để tự tử.
Nhận xét: Sử dụng những từ tượng thanh, tượng hình làm cho người đọc chứng kiến các chết thê thảm của lão.
- Có ý thức cao về lẽ sống trọng danh dự
Bi kịch của sự nghèo đói, phẩm giá làm người, tình phụ tử.
Tình cảm thương xót đối với cảnh ngộ đó nhưng có lòng tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ.
Đáng buồn vì nghĩ cái nghèo đã biến Lão Hạc trở thành kẻ trộm cắp làm ông giáo thất vọng, đáng buồn vì thấy Lão Hạc không còn lối thoát, nhưng cuộc đời chưa hẵn đáng buồn vì nhân phẩm của người lương thiện như Lão Hạc không bị mất đi đ ông giáo còn tin tưởng và hy vọng ở con người.
 - Là người trọng nhân cách, không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp của con người.
Hoạt động 2: Tổng kết.
 III. Tổng kết.
 H. Qua văn bản em có hiểu biết gì về số phận và phẩm chất của người nông dân lao động trong xã hội cũ?
 H. Nhân vật ông giáo trong văn bản là hình ảnh của nhà văn Nam Cao. Từ nhân vật này em hiểu gì về tác giả Nam Cao?
 H. Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao trong văn bản Lão Hạc .
 - GV tổng kết nội dung bài học
 - Học sinh đọc nội dung ghi nhớ ở sách giáo khoa
Số phận đau thương, cùng khổ nhưng nhân cách cao quý.
Là nhà văn của những người lao động nghèo nhưng lương thiện, giàu lòng thương người nghèo, có lòng tin mãnh liệt vào những phẩm chất tốt đẹp của người lao động .
Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm; xây dựng nhân vật vừa chi tiết cụ thể vừa sinh động; Cách kể chuyện tự nhiên và chân thực.
* Ghi nhớ: SGK
(II) Hướng dẫn học bài ở nhà
- Nắm vững nội dung văn bản
L àm bài tập: Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ? 
Soạn bài mới: Từ tượng thanh – từ tượng hình.
GV hướng dẫn soạn cụ thể
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết 15
 Ngày 18 / 9 /2008
Từ tượng thanh – từ tượng hình
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Hiểu thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình.
Có ý thức sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp. 
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
 Bảng phụ
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ minh hoạ?
Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình:
I) Đặc điểm, công dụng
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa.
? Liệt kê các từ in đậm ở đoạn văn đó?
? Trong các từ đó từ nào gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? Từ nào mô tả âm thanh của con người, của tự nhiên?
? Những từ ngữ trên có tác dụng gì trong văn miêu tả, văn tự sự?
Giáo viên chốt nội dung 1: Đặc điểm và công dụng từ tượng thanh, từ tượng hình
Tìm hiểu ví dụ :
Móm mém, hu hu, ư ử, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
Từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
Từ gợi âm thanh: Hu hu, ư ử.
Gợi hình ảnh, âm thanh, có giá trị biểu cảm cao.
2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
(II) Luyện tập
Học sinh hoạt động cá nhân .
Gọi học sinh trả lời, cả lớp nhận xét, giáo viên đánh giá kết quả.
Bài 1:
Từ tượng thanh: Soàn soạt, bịc, bốp.
Từ tượng hình: Rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
Bài 3: 
Cười hình ảnh hả: Tiếng cười to, tỏ ra khoái chí.
Cười hì hì: Biểu lộ sự thích thú có vẻ hiền lành.
Cười hô hố: Tiếng cười to và thô lỗ gây cảm giác khó chịu cho người khác.
Cười hơ hớ: Tiếng cười thoải mái, vui vẻ không cần che đậy giữ gìn.
Bài 4:
Tổ chức trò chơi cho các tổ.
Thi đặt câu với các từ đã cho.
(III) Hướng dẫn học bài ở nhà
- Gv hướng dẫn.
Làm bài 2, 5 ở nhà.
Soạn bài mới: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 16
 Ngày 20 / 9 /2008
Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên ... y, vậy, thế 
Đoạn 2 tổng kết lại nội dung đoạn 1.
Từ ngữ liên kết: Bây giờ, nói tóm lại.
Đứng đầu đoạn.
Ví dụ: Tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại
 2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
? Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn ?
? Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
Giáo viên chốt nội dung ở sách giáo khoa .
Câu nối: U lại nói tiếp.
Kể tiếp nội dung câu chuyện.
 Hoạt động 3: Ghi nhớ, củng cố nội dung bài học
(III) Ghi nhớ
Giáo viên tổng kết nội dung toàn bài.
Học sinh đọc ghi nhớ ở sách giáo khoa 
Sách giáo khoa 
 Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập
(IV) Luyện tập
Chia nhóm giao bài tập.
Nhóm 1: Bài a.
Nhóm 2: Bài b.
Nhóm 3: Bài c.
Nêu kết quả các nhóm, giáo viên đánh giá. 
Bài 1:
Nói như vậy.
Nói tóm lại.
Cũng, tuy nhiên.
Học sinh làm việc độc lập.
Giáo viên gọi nêu kết quả.
Cả lớp nhận xét đánh giá.
Bài 2:
Từ đó.
Nói tóm lại.
Tuy nhiên.
Thật khó trả lời.
(V) Hướng dẫn học bài ở nhà
- Gv hướng dẫn
Làm bài 3 ở nhà.
Nắm nội dung bài học.
Soạn bài mới.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 17
 Ngày 25 / 9 /2008
từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Mục tiêu bài dạy: Qua bài học học sinh cần nắm:
Thế nào là từ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên.
Phiếu học tập.
Hoạt động dạy và học:
Kiểm tra bài cũ: 
Đặc điểm và công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình?
Tìm các từ tượng thanh, tượng hình trong văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao).
Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm từ địa phương
(I) Từ ngữ địa phương
 1. Tìm hiểu ví dụ :
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa.
Giáo viên giải thích khái niệm: Từ toàn dân (từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi )
? Bắp, bẹ đều có nghĩa là ngô. Trong 3 từ bắp, bẹ, ngô thì từ nào được sử dụng phổ biến hơn cả? Từ nào chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
? Từ được sử dụng ở 1 (1 số địa phương ) gọi là từ địa phương. Em hãy tìm một số từ địa phương mà em biết?
Giáo viên chốt nội dung.
Học sinh đọc ghi nhớ 1.
Bắp, bẹ chỉ được sử dụng ở một số địa phương nhất định.
Ngô: Sử dụng rộng rãi toàn dân.
 Mô, rứa, vàng, cươi, tru, mấn (Đâu, thế, vung, sân, trâu, váy) 
2. Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2: Hình thanh khái niệm biệt ngữ xã hội 
(II) Biệt ngữ xã hội
 1. Tìm hiểu ví dụ: 
Học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa. 
? Đoạn văn a là lời của ai? Tại sao khi nói về mẹ tác giả sử dụng bằng từ mợ?
? Các từ: Ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì?
? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
? Những từ trên gọi là biệt ngữ xã hội. Từ đó em hãy cho biết: Biệt ngữ xã hội là gì?
Văn bản a:
Lời của nhân vật tôi – bé Hồng.
Từ gọi dành cho tầng lớp thượng lưu.
Văn bản b:
Ngỗng: điểm 2.
Trúng tủ: đề ra trúng nội dung chọn để học.
Học sinh, sinh viên thường dùng.
- Giáo viên chốt nội dung 2. 2. Ghi nhớ: (Sách giáo khoa).
 Hoạt động 3: Cách sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngã xã hội.
(III) Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngã xã hội.
? Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội ta cần chú ý điều gì?
? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Giáo viên tìm một số ví dụ có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hôi yêu cầu học sinh tìm ra các từ đó?
? Tại sao trong thơ văn một số tác giả vẫn thường dùng 1 số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Giáo viên chốt nội dung, học sinh đọc ghi nhớ. 
Chú ý đến tình huống giao tiếp.
Tránh khó hiểu cho người đọc, người nghe.
Tô đậm tính chất địa phương của nhân vật và tăng giá trị biểu cảm.
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa. 
 Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
(IV) Luyện tập
 Tổ chức thi giữa các tổ, tìm từ địa phương theo mẫu.
Các tổ trình bày kết quả ở phiếu học tập.
Bài 1:
GV kết luận.
Bài 3: Chỉ có trường hợp a nên sử dụng từ địa phương.
Đại diện các nhóm trình bày.
Giáo viên đánh giá.
Bài 4: Ví dụ :
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
(V) Hướng dẫn học bài ở nhà
Làm bài tập ở nhà: Bài 2, bài 5.
Đọc thêm ở sách giáo khoa. 
Soạn bài mới.
............................................................................................
Tiết: 18
 Ngày 2 / 10 /2008
Tóm tắt văn bản tự sự
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh nắm:
Mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Bảng phụ.
Giáo án.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
Tác dụng của liên kết các đoạn văn trong văn bản?
Có thể sử dụng các phương tiện nào để các đoạn văn trong văn bản có tính liên kết?
Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Giáo viên nêu gợi dẫn ( Phần1giáo khoa )
? Từ đó, theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Hãy chọn đáp án đúng :
Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản.
Ghi lại ngắn gọn, trung thành những nội dung chính.
Kể một cách sáng tạo nội dung văn bản.
Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản. 
Các nhóm thảo luận, nêu kết quả và phân tích.
Giáo viên chốt nội dung 1. 
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày 1 cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản tự sự.
(II) Cách tóm tắt văn bản tự sự
 1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
Học sinh đọc nội dung tóm tắt.
? Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em biết?
? Văn bản tóm tắt đó có nêu được nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh không ?
? Em hãy so sánh văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và nội dung tóm tắt đó về: Độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc ?
? Từ tìm hiểu các nội dung trên em hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt là gì?
Giáo viên chốt nội dung 2.
Tóm tắt văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Dựa vào nhân vật, sự việc và các chi tiết tiêu biểu.
Có nêu được.
Văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều, lời văn của người tóm tắt, số lượng nhân vật và sự việc ít hơn.
ị Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản cần tóm tắt. 
 2. Các bước tóm tắt văn bản.
? Muốn tóm tắt một văn bản em phải làm những việc gì?
? Có cần thiết phải theo thứ tự đó không? Vì sao?
? Khi tóm tắt văn bản tự sự em đã làm được theo trình tự đó chưa?
Giáo viên chốt nội dung 3.
+ Muốn tóm tắt 1 văn bản cần:
Đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề.
Xác định nội dung chính cần tóm tắt .
Sắp xếp các nội dung chính theo thứ tự hợp lý.
Viết thành văn bản tóm tắt.
+ Cần theo trình tự trên.
- Học sinh tự liên hệ
(III) Ghi nhớ
Học sinh đọc phần ghi nhớ, giáo viên tổng kết nội dung bài học.
(IV) Luyện tập
Giáo viên ra bài học sinh làm ở nhà.
Em hãy tóm tắt lại nội dung chuyện Lão Hạc (Nam Cao).
(V) Hướng dẫn học bài ở nhà
Làm bài tập ở nhà.
Chuẩn bị nội dung luyện tập
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 19
 Ngày 4 /10 /2008
Luyện tập Tóm tắt văn bản tự sự
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Củng cố kiến thức về văn bản tự sự: khái niệm, cách thức tóm tắt.
Luyện tập kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Bảng phụ.
Phiếu học tập.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 
Dạy bài mới: Giới thiệu nội dung.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản tự sự.
(I) Bài tập 1.
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc nội dung.
? Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong truyện Lão Hạc chưa?
? Nhận xét của em về cách sắp xếp các sự việc?
? Em nhãy sắp xếp lại để có trình tự hợp lý?
? Hãy tóm tắt truyện Lão Hạc một cách ngắn gọn ( Khoảng 10 dòng ).
Gọi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên đánh giá.
Liệt kê khá đầy đủ sự việc, nhân vật chính của văn bản.
Sắp xếp lộn xộn, thiếu mạch lạc.
Theo thứ tự: bđa đdđcđgđeđiđhđk.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
(II) Bài tập 2
Nêu những sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ?
Em hãy tóm tắt lại nội dung của văn bản đó (Khoảng 10 dòng ).
Học sinh trình bày ở phiếu học tập.
Trình bày theo đại diện tổ.
Giáo viên sửa chữa, đánh giá.
Nhân vật quan trọng: Chị Dậu.
Sự việc chính: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại tên cai lệ để bảo vệ chồng.
 (III) Bài tập 3.
 - Hướng dẫn làm ở nhà
- ý kiến nêu trên là đúng vì đó là những tác phẩm tự sự nhưng ít sự việc, giàu chất thơ ( Có nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm) nên khó tóm tắt.
(IV) Hướng dẫn học bài ở nhà
Làm bài tập 3* ( SGK T62).
Tóm tắt văn bản “ Cô bé bán diêm” (An –dec-xen).
Đọc phần đọc thêm.
Soạn bài mới.
...................................................................
Tiết: 20
 Ngày 5 / 10 /2008
trả bài tập làm văn số 1
Mục tiêu bài dạy: Qua tiết học để:
Củng cố lý thuyết về văn tự sự và các bước tạo lập văn bản cho học sinh.
Rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự.
Giáo viên đánh giá được trình độ của học sinh.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Bài kiểm tra.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Giới thiệu bài:
Học sinh nhắc lại: Quá trình tạo lập văn bản. Bố cục của văn bản tự sự và nhiệm vụ từng phần. 
Dạy bài mới: Giới thiệu nội dung.
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu đề ra.
(II) Đề ra
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Học sinh đọc lại đề.
? Em hãy xác định yêu cầu của để ra về thể loại, nội dung, bố cục.
1. Đề ra: Em hãy kể lại những kỹ niệm đáng nhớ nhất trong ngày đầu tiên đi học của mình.
2. Yêu cầu:
Thể loại tự sự.
Nội dung: Kể kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày đầu tiên đi học.
Bố cục: 3 phần
Hoạt động 2: Lập dàn bài
(II) Dàn bài.
? Mở bài cần giới thiệu nội dung nào?
? Những nội dung nào được trình bày ở thân bài, kết bài?
Mở bài: Giới thiệu kỷ niệm đáng nhớ trong buổi đi học đầu tiên.
Thân bài: Kể diễn biến.
Kết bài: Kết thúc câu chuyện, cảm nghĩ của em.
 Hoạt động 3: Nhận xét bài làm của học sinh.
 (III) Nhận xét.
Ưu điểm: 
Xác định đúng yêu cầu, trọng tâm đề ra, đúng thể loại tự sự.
Diễn đạt trôi chảy, biết kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.
Trình bày theo bố cục văn bản.
- Những bạn làm khá: Mai Linh,Hằng, Quyết, Hùng, Giang, Hải.... 
b.Tồn tại: Một số bài làm còn:
Sai lỗi chính tả, dùng từ lặp, trình bày thiếu mạch lạc.
Chưa sáng tạo, còn dựa vào văn bản đã học.
Nội dung trình bày còn nghèo.
Những bài làm yếu: Tạo, Chiến, Mĩ, Hùng...
c. Đọc bài mẫu để học sinh tham khảo.
Hoạt động 4: Chữa lỗi
(III) Chữa lỗi
Học sinh giúp nhau phát hiện lỗi và sửa chữa.
Hoạt động 5 Tổng kết nội dung bài dạy.
Gv lấy điểm.
Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAnNguvan8(Tiet11-Tiet20).doc