Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 10: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 10: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu cần đạt.

1/ Kiến thức.

 Nhận diện được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn

2/ Kĩ năng.

Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.

3/ Thái độ.

Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.

II/ Đồ dùng dạy học.

- GV: Bảng phụ

- HS : Tìm hiểu các đoạn văn trong thực tế.

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở

IV/ Tổ chức giờ học.

1/ Tổ chức: Sĩ số 8a: 8b:

2/ Kiểm tra

(?) Bố cục văn bản là gì? Các phần trong văn bản có nhiệm vụ gì?

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 10: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 3, tiết 10, Xây dựng đoạn văn trong văn bản
NS: 28/08/2009
NG: 31/08/2009
I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
	Nhận diện được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn
2/ Kĩ năng.
Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
3/ Thái độ.
Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ
HS : Tìm hiểu các đoạn văn trong thực tế.
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số	8a:	8b:
2/ Kiểm tra
(?) Bố cục văn bản là gì? Các phần trong văn bản có nhiệm vụ gì?
3/ Bài mới.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động
- Mục tiêu:
Sử dụng kiến thức bài trước có liên quan để định hướng nội dung kiến thức sẽ tiếp thu trong bài tiếp theo.
- Cách tiến hành:
Giáo viên dùng lời văn :
Để đạt được mục đớch giao tiếp một cỏch hiệu quả hơn, chỳng ta cần vận dụng kiến thức của mỡnh về xõy dựng đoạn văn trong văn bản như thế nào? Bài học hụm nay sẽ giỳp chỳng ta hiểu điều ấy.
HĐ2. Hình thành kiến thức.
- Mục tiêu: Nhận diện được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn
- Cách tiến hành:
HS đọc bài tập
(?) Văn bản gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
(?) Dấu hiệu hình thức nào có thể giúp em nhận biết đoạn văn? 
Chữ đầu đoạn văn viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn chấm xuống dòng.
(?) Dấu hiệu nội dung nào có thể giúp em nhận biết đoạn văn? 
- Mỗi đoạn văn được triển khai một ý tương đối trọn vẹn: đoạn đầu nói về Ngô Tất Tố, đoạn hai nói về tác phẩm Tắt đèn.
(?) Qua tìm hiểu đoạn văn trên, em hãy khái quát những đặc điểm cơ bản của đoạn văn.
* Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn:
- Đặc điểm nội dung: mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối trọn vẹn.
- Đăc điểm hình thức:
 + Thường thì đoạn văn từ hai câu trở lên. Cũng có khi đoạn văn chỉ gồm một câu.
 + Đầu đoạn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng
(?) Từ những đặc điểm về hình thức và nội dung trên, hãy cho biết thế nào là đoạn văn?
(?) Tìm từ ngữ chủ đề cho mỗi đoạn văn trên?
- Các từ ngữ chủ đề:
 + Đ1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn).
 + Đ2: Tắt đèn (tác phẩm).
Hs đọc thầm đoạn 2
(?) ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì?
Đoạn văn đánh giá những thành công suất sắc của NTT trong việc tái hiện thực trạng nông thôn VN trước CMT8 và khảng định phẩm chất tốt đẹp của những người lao động chân chính.
? Câu nào trong đoạn văn chứa đựng ý khái quát ấy? Vì sao em biết ?
“Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”.
Vì: Câu này là câu then chốt của cả đoạn vì nó khái quát nội dung của cả đoạn: chủ ngữ nêu đối tượng (Tắt đèn), vị ngữ nêu hướng triển khai nội dung của đối tượng (là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố).
(?) Từ nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì ? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản ?
(?) Tìm hiểu câu chủ đề trong các đoạn văn trên. Nếu có hãy xác định vị trí của câu chủ đề ?
- Đoạn 1: không có câu chủ đề.
- Đoạn 2: câu chủ đề đặt ở vị trí mở đầu đoạn văn: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
(?) Nội dung của từng đoạn được trình bày theo trình tự nào?
Hs đọc
(?) Đoạn văn trên có câu chủ đề không ? nếu có thì ở vị trí nào ?
Câu chủ đề đặt ở vị trí cuối đoạn văn - Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.
(?) Nội dung của đoạn được trình bày theo trình tự nào ?
(?) Trình bày nội dung đoạn văn có mấy kiểu? Đó là những kiểu nào?
GV: Nhìn chung, đoạn văn thường được triển khai theo ba kiểu cấu trúc: diễn dịch, quy nạp, song hành. Đoạn văn theo kiểu song hành không có câu chủ đề nhưng vẫn phải đảm bảo có chủ đề; chủ đề được khái quát từ ý nghĩa của tất cả các câu trong đoạn.
HĐ3: HDHS rút ra kết luận bài học.
- Mục tiêu: Rút ra được thế nào là đoạn văn ? Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn ? Có những cách nào trình bày nội dung trong đoạn văn ?
- Cách tiến hành:
 (?) Thế nào là đoạn văn ? Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn ? Có những cách nào trình bày nội dung trong đoạn văn ?
Hs đọc ghi nhớ trong SGK
(?) Cần nắm được những đơn vị kiến thức nào trong ghi nhớ ?
HĐ4. HDHS làm bài tập
- Mục tiêu:
Xác định đúng các yêu cầu bài tập và giải các bài tập trong SGK.
Cách tiến hành:
(?) Văn bản trên có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn? 
Văn bản "Ai nhầm" được chia thành 2 ý. Mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.
(?) Các ý chính của hai đoạn văn trên là gì?
(?) Nêu ý nghĩa của truyện trên?
(?) Phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn?
Gv chia lớp làm 3 tổ (Mỗi tổ làm 1 ý)
Hs trả lời
Hs khác nhận xét
Gv chốt
2’
8’
6’
10’
2’
14’
I/ Thế nào là đoạn văn.
1/ Bài tập. (SGK Tr 34)
Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”
2/ Tìm hiểu.
* Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn:
- Đặc điểm nội dung: mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối trọn vẹn.
- Đăc điểm hình thức:
 + Thường thì đoạn văn từ hai câu trở lên. Cũng có khi đoạn văn chỉ gồm một câu.
 + Đầu đoạn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng
II/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn.
1/ Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
- Các từ ngữ chủ đề:
 + Đ1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn).
 + Đ2: Tắt đèn (tác phẩm).
- Câu chủ đề:
 + Về nd: Câu chủ đề thường mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn.
 + Về ht: lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ hai thành phần chính (CN và VN).
 + Về vị trí: có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
2/ Cách trình bày nội dung đoạn văn.
*/ Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”
- Đoạn 1: Được triển khai theo trình tự giới thiệu một tác giả : quê hương- gia đình- con người- nghề nghiệp - tác phẩm " trình bày theo cách song hành. 
- Đoạn 2: ý được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng - trình bày theo cách diễn dịch
*/ Đoạn văn SGK Tr 35.
Đoạn văn được trình bày theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung - trình bày theo cách quy nạp.
III/ Ghi nhớ (SGK Tr 36).
Đoạn văn là gì ?
Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
Các cách trình bày đoạn văn.
IV/ Luyện tập.
Bài tập 1 (SGK Tr 36).
Văn bản: Ai nhầm 
- ý1 (Đ1): Thầy đồ chép bài văn tế ông thân sinh mình để tế bà chủ nhà chết.
- ý2 (Đ2): Chủ nhà trách thầy viết nhầm, thầy cãi là do người chết nhầm.
- Truyện chế diễu ông thầy đồ lười dốt, làm liều lại hay lí sự- loại người “vụng chèo khéo chống” mà dân ta thường nói tới. 
Bài tập 2 (SGK Tr 36, 37).
Cách trình bày nội dung:
- Đoạn (a) được trình bày theo kiểu diễn dịch. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương) . Tình yêu thương của Trần Đăng Khoa được cụ thể hoá ở hai câu tiếp theo.
- Đoạn (b) trình bày theo kiểu song hành, không có câu chủ đề. Khái quát ý nghĩa của các câu ta được chủ đề của đoạn: Cảnh vật khi mưa sắp tạnh và sau cơn mưa.
- Đoạn (c) trình bày theo kiểu song hành, không có câu chủ đề. Khái quát ý nghĩa của các câu ta được chủ đề của đoạn là: Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyên Hồng.
4/ Củng cố
(?) Có những cách nào trình bày nội dung trong đoạn văn ?
Gv hệ thống kiến thức.
5/ HDHT
Học bài và hoàn thiện bài tập 3.
Xem lại các kiến thức về văn tự sự đã học
Chuẩn bị: Viết bài TLV số 1 – Văn tự sự
 ––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 10.doc