Giáo án Ngữ văn 8 tiết 10 bài 3: Tập làm văn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 10 bài 3: Tập làm văn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

TIẾT 10 TẬP LÀM VĂN

XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.

 b) Về kĩ năng: Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.

 c) Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc học tập bộ môn.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 10 bài 3: Tập làm văn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:		Ngày dạy: .. Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8C
	TIẾT 10 TẬP LÀM VĂN
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
	b) Về kĩ năng: Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
	c) Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: 
	Sĩ số 8B: ..	
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là bố cục của văn bản? Cách bố trí sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản như thế nào?
	Đáp án:- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. (4 đ)
	- Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. (6 đ)
	* Vào bài (1’): Một văn bản thường gồm nhiều đoạn văn. Vậy cách xây dựng đoạn văn như thế nào? Tiết này ta cùng tìm hiểu.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN (10’)
	1. Ví dụ
	* Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
	GV: Gọi HS đọc văn bản SGK. T. 34.
	?TB: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
	HS: Gồm 2 ý, mỗi ý là một đoạn văn.
	?TB: Nêu các ý ở mỗi đoạn? Vì sao em xác định được các ý đó?
	HS: Đoạn 1 giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố. Đoạn 2 giới thiệu tác phẩm Tắt đèn. Ta biết được vì tất cả nội dung các câu trong mỗi đoạn đều hướng vào biểu đạt hoàn chỉnh ý chính đó của đoạn. 
	GV: Như vậy, về mặt nội dung mỗi đoạn văn đều tập trung biểu đạt hoàn chỉnh một ý.
	?KH: Em thường dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?
	HS: Dựa vào hình thức của đoạn văn: bắt đầu là chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
	?TB: Từ việc phân tích trên, em hiểu thế nào được gọi là đoạn văn?
	2. Bài học
	Ghi: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
	II. TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN (14’)
	1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
	a) Ví dụ
	* Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
	?TB: Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng (từ ngữ chủ đề) trong đoạn 1? Nói rõ vì sao em lại cho đó là từ ngữ chủ đề?
	HS: Từ ngữ duy trì đối tượng trong đoạn là Ngô Tất Tố vì nó được lặp lại nhiều lần bằng các đại từ để duy trì đối tượng chính của đoạn. Các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này.
	?TB: Tìm câu then chốt (câu chủ đề) của đoạn văn 2? 
	HS: Câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố. 
	?KH: Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn?
	HS: Vì câu này nêu nội dung khái quát của toàn đoạn. Các câu khác đều tập trung làm rõ cho ý khái quát này.
	?TB: Em có nhận xét gì về cấu tạo và vị trí của câu chủ đề trên?
	HS: Câu ngắn gọn có đủ hai thành phần chính, vị trí đứng đầu đoạn văn.
	GV: Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
	?KH: Qua phân tích, em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề?
	b) Bài học
	Ghi: Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
	2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
	a) Ví dụ
	* Ví dụ 1: Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
	?TB: Đoạn 1 của văn bản có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn?
	HS: Không có câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề duy trì đối tượng của đoạn.
	?KH: Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn như thế nào? Nội dung của đoạn văn được triển khai theo trình tự nào?
	HS: Quan hệ ý nghĩa giữa các câu là quan hệ độc lập, ngang bằng với nhau. Nội dung của đoạn văn được triển khai theo trình tự giới thiệu một tác giả: quê hương- gia đình- con người- sự nghiệp- tác phẩm=> đó là trình bày nội dung theo cách song hành.
	?TB: Câu chủ đề của đoạn văn thứ hai được đặt ở vị trí nào? Ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?
	HS: Câu chủ đề đặt ở vị trí đầu đoạn. Ý của đoạn được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề đứng trước, các câu còn lại mang ý cụ thể minh hoạ=> trình bày nội dung theo cách diễn dịch.
	* Ví dụ 2: Đoạn văn SGK. T. 35.
	?TB: Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?
	HS: Đoạn văn có câu chủ đề. Câu chủ đề nằm cuối đoạn: “Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào”.
	?KH: Nội dung của đoạn văn này được trình bày theo trình tự nào?
	HS: Theo trình tự đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý kết luận. Đó là cách trình bày quy nạp.
	?TB: Hãy nêu các cách trình bày nội dung đoạn văn?
	b) Bài học
	Ghi: Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành,
	GV: Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK. T. 36.
	III. LUYỆN TẬP (14’)
	1. Bài 1 (T. 36)
	?: Văn bản trong bài 1 có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?
	HS: Chia làm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn.
	2. Bài 2 (T. 36, 37)
	?: Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn ở bài 2?
	HS: Đoạn a theo cách diễn dịch. Đoạn b, c theo cách song hành.
	3. Bài 3 (T. 37)
	?: Với câu chủ đề “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch; sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp.
	GV: Cho HS viết đoạn văn theo cách diễn dịch tại lớp sau đó cho HS đọc, gọi HS nhận xét, GV sửa chữa, uốn nắn..	
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Cho biết trình tự trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp và song hành?
	HS: Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch là đi từ ý khái quát đến ý cụ thể; câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu mang ý cụ thể đứng sau câu chủ đề. Trình bày đoạn văn theo cách quy nạp là đi từ ý cụ thể đến ý kết luận, câu chủ đề đứng cuối đoạn. Trình bày đoạn văn theo cách song hành là các câu trong đoạn văn có mối quan hệ ngang bằng nhau.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm nốt bài tập 3 và 4 (T. 37).
	- Tiết tới chuẩn bị viết bài văn tự sự 2 tiết tại lớp, về nhà các em ôn toàn bộ kiến thức về văn tự sự đã học từ đầu năm, xem lại toàn bộ các đề văn trong SGK, chú ý đọc một số bài văn mẫu trong các tiếp Tập làm văn để học tập cách viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10 bai 3.doc